Trong tất cả các loại vải thun, thì vải thun mè hay vải mè là một chất liệu thoáng mát, giúp người mặc luôn có một cảm giác thoải mái, và dễ chịu. Tuy nhiên, tại sao chúng lại có tên gọi như thế này? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số kiến thức sau, để biết rõ hơn về vải mè là gì nhé. Chúng có giống hay khác gì so với những loại vải thun thông thường hay không?

dac tinh va ung dung cua vai me vai thun me

I. Vải mè là gì?

  • Tên vải: Vải mè
  • Vải còn được gọi là: Vải thun mè, vải hạt mè
  • Thành phần vải: Polyester, cotton, spandex
  • Khả năng thoáng khí: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Thấp
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Tùy thuộc vào chất liệu spandex thêm vào
  • Dễ bị vón cục: Cao
  • Quốc gia sản xuất/xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Mát hoặc ấm
  • Thường được sử dụng trong: Quần áo thể thao, áo khoác, các loại khăn…

1. Vải mè là vải gì?

Vải mè hay còn được gọi là vải thun mè, là loại vải có các đặc điểm tương tự như vải thun lạnh. Tuy nhiên, trên bề mặt của chất liệu có nhiều lổ nhỏ như hạt mè. Chất liệu có thể được dệt từ 100% chất liệu polyester, hoặc pha trộn giữa polyester và cotton. Ngoài ra, để tăng độ co giãn, chất liệu còn được thêm thành phần spandex. Tỷ lệ spandex được cho vào còn phụ thuộc vào việc nhà sản xuất muốn tạo ra vải thun 2 chiều hay vải thun 4 chiều.

vai me la gi

2. Các loại vải mè

Hiện nay trên thị trường, vải thun mè được sản xuất với nhiều phiên bản khác nhau, mỗi chất liệu đều có các đặc điểm và cách phân biệt khác nhau.

  • Vải mè nhí: Vải thun mè nhí là chất liệu có các lỗ mè nhỏ li ti trên bề mặt, các lỗ nhỏ được sắp xếp thành 4 chiều. Ngoài ra, chất liệu còn được gọi là vải mè mưa, chất liệu mềm mượt, thoáng mát, là loại vải không nhăn và có độ bền khá cao.
  • Vải mè caro: Với tên gọi này, thì bề mặt vải sẽ được tạo các rãnh nhỏ thành hình caro. Đây cùng là loại vải có độ bền cao và rất thoáng mát.
  • Vải mè chéo: Vải thun mè chéo hay còn được gọi là vải thun mè lưới. Bề mặt vải có các lỗ được xếp thành từng rãnh chéo, tạo nên một tấm lưới hoàn chỉnh. Chất liệu thường được dùng để may quần áo thể thao.
  • Vải mè bóng: Đây là loại vải tương tự như lụa, các lỗ nhỏ trên bề mặt trông rất bắt mắt. Vì chất liệu có độ bóng nên được thích hợp để may quần áo cho phụ nữ. Ngoài ra, vải cũng được dùng để may quần áo thể thao.
  • Vải mè kim: Thay vì các lỗ nhỏ trên bề mặt vải tương tự như hạt mè, thì vải mè kim sẽ được tạo ra với từng lỗ nhỏ li ti như mũi của cây kim. Chất liệu thoáng mát, mềm mại nên được ứng dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau như: Đồng phục, áo nhóm và quần áo thể thao…
  • Vải mè Thái: Tất cả các tính chất và đặc điểm tương tự như vai thun mè bình thường, tuy nhiên, đây là chất liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Thái Lan. Bề mặt vải cũng rất mềm mại, co giãn tốt và khi may cũng tạo nên những bộ trang phục rất chuẩn về phom dáng. Theo sự đánh giá của người tiêu dùng thì loại vải này có chất lượng tốt hơn, ít bị phai màu, giảm được tình trạng đổ lông và có độ thoáng khí cao hơn. Bên cạnh đó. Vải có nhiều thành phần cotton, nên khả năng hút ẩm của chất liệu cũng tốt hơn.
  • Vải mè cá sấu: Vải thun mè cá sấu hay còn được gọi là vải cá sấu mắt chim. Đây là chất liệu có các rãnh trên bề mặt tạo thành hình ovan, tương tự như vải cá sấu. Bề mặt chất liệu khá trơn, bóng, có khả năng kháng khuẩn và chống nấm mốc.
  • Vải thun mè 2 chiều: Đây là loại vải được dệt thêm thành phần spandex, giúp tăng độ co giãn cho chất liệu. Với tỷ lệ thêm vào khoảng 3% đến 5%, thì chất liệu sẽ có khả năng co giãn theo 2 chiều. Vải thun mè 2 chiều có độ bền cao, không bị chảy xệ và có mức giá tương đối rẻ.
  • Vải thun mè 4 chiều: Thành phần spandex được cho vào vải cao hơn, thường sẽ từ 5% đến 7 %. Với tỷ lệ spandex được thêm vào này, chất liệu có thể kéo co giãn theo 4 chiều. Vải thun mè 4 chiều có co giãn cao hơn, tuy nhiên độ bền lại thấp vì dễ bị biến dạng. Bên cạnh đó, giá vải cũng cao hơn so với vải thun 2 chiều.

cac loai vai thun me

II. Đặc điểm vải thun mè

1. Tính chất hóa học của vải thun mè

Vì được sản xuất từ các nguyên liệu tổng hợp, nên chất liệu cũng có các tính chất hóa học tương tự như vải thun lạnh:

  • Dễ bị vón cục: Khi đốt vải, chúng ta sẽ thấy ngọn lửa cháy chậm, sau khi ngọn lửa tắt thì tro tàn sẽ bị vón thành cục. Và nếu như ngọn lửa không đủ mạnh thì lập tức miếng vải sẽ không cháy nữa.
  • Không tan trong nước
  • Chịu nhiệt độ cao kém: Khi bề mặt vải tiếp xúc với nhiệt độ cao, thì chúng dễ bị co rúm lại. Vì bản chất nguyên liệu là nhựa, nên khi nhiệt độ cao như lửa hay nước nóng, thì vải sẽ bị co lại và mất đi tính thẩm mỹ ban đầu.

2. Ưu điểm và nhược điểm của vải thun mè

a. Ưu điểm

  • Mềm mại: Mặc dù không được may từ các nguyên liệu tự nhiên, nhưng vải thun mè vẫn có bề mặt rất mềm mại. Một số phiên bản tạo cảm giác rất giống với vải lụa, vậy nên luôn giúp người sử dụng được thoải mái nhất.
  • Độ thoáng khí cao: Nếu như vải thun lạnh có độ thoáng khí trung bình, thì vải thun mè lại giúp người mặc có cảm giác mát mẻ hơn. Chính vì những lỗ nhỏ li ti như hạt mè trên bề mặt, mà giúp vải luôn thông thoáng, không bức bí, tạo được sự trao đổi không khí qua lại giữa bên trong và bên ngoài của chất liệu.
  • Vải không bị nhăn: Vải thun mè có một ưu điểm khá tốt chính là không hề bị nhăn. Cho dù bạn có sử dụng và bảo quản không đúng cách, thì chất liệu cũng không bị nhăn, hay bị mất phom dáng. Ưu điểm này giúp người sử dụng tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
  • Màu sắc đa dạng: Vải thun mè có một bộ sưu tập màu sắc rất phong phú, nên người dùng có thể chọn lựa thoải mái màu sắc mà mình ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện này người tiêu dùng thích sử dụng những gam màu như: Trắng, hồng, đen, xanh dương, xanh lá nhạt, vàng và đỏ. Ngoài ra, có những mẫu vải thun mè họa tiết rất thích hợp để sử dụng cho người lớn tuổi.
  • Vải nhanh khô: Có thể nói đây là một trong những loại vải tổng hợp nhanh khô. Vậy nên, chất liệu rất được ưa chuộng để may những loại trang phục sử dụng hàng ngày. Vào mùa mưa, chỉ cần có gió nhẹ, vải cũng sẽ được làm khô một cách nhanh chóng, vì vậy nếu như nhu cầu sử dụng loại trang phục nào cao, hãy sử dụng loại vải này để may nhé.
  • Hạn chế được mùi ẩm mốc: Không giống như các loại vải tự nhiên, vải tổng hợp dường như không bị không khí ẩm làm ảnh hưởng và tác động. Chất liệu sau một thời gian dài không sử dụng, cũng sẽ không sinh ra các mùi hôi khó chịu. Vậy nên, người sử dụng sẽ không bị những mùi hôi ẩm làm khó chịu.
  • Giá cả phải chăng: Vải mè có rẻ không? Thì câu trả lời chắc chắn là có. Thông thường, mức giá được bán ra với 1kg vải sẽ rời vào khoảng từ 60.000đ đến 75.000đ. Tuy nhiên, mức giá này sẽ thay đổi tùy thuộc vào màu sắc, nguồn gốc và loại vải. Nhưng nhìn chung, thì đây là loại vải có giá thành rẻ, dễ sử dụng.

uu diem va nhuoc diem cua vai thun me

b. Nhược điểm

  • Độ hút ẩm thấp: Mặc dù chất liệu có độ thoáng khí cao, nhưng khả năng hút ẩm rất thấp. Đây là một nhược điểm mà người tiêu dùng không mong muốn, vào mùa hè nóng nực mồ hôi đổ nhiều không thể thấm hút được làm cho vải bị bết vào da. Vậy nên, chất liệu rất ít được dùng để may các loại trang phục ôm sát.
  • Chịu nhiệt độ cao kém: Bản chất nguyên liệu cấu tạo nên vải là nhựa, nên chất liệu rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Vải thun hạt mè khi gặp nhiệt độ cao như nước nóng, mặt trời, sẽ bị biến đổi cấu trúc trên bề mặt, làm cho vải co rút và nhanh bị bạc màu.

III. Ứng dụng của vải thun mè

Với tính chất mềm mại và thoáng mát, chất liệu được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống. Một số ứng dụng phổ biến của chất liệu có thể được biết đến như:

1. Quần áo thể thao

Quần áo thể thao là loại trang phục được ưu tiên khi sử dụng chất liệu vải này. Đặc điểm của quần áo thể thao là phải nhẹ, ít thấm nước và tạo được cảm giác thoải mái thoáng mát cho người sử dụng. Mà những nhu cầu này thì vải thun mè chính là chất liệu có thể đáp ứng được tất cả. Chất liệu nhẹ nhàng giúp người chơi thể thao giảm được sự nặng nề.

ao the thao vai thun me

Ngoài ra, đây còn là loại vải ít thấm nước, nên khi mồ hôi thấm vào không làm cho quần áo bị tăng trọng lượng. Bề mặt vải có rất nhiều lỗ thoát khí, nên người mặc luôn có được cảm giác thoáng mát, đặc biệt là khi đang thực hiện các bài tập thể thao cần sự thoải mái, và trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

2. Áo đồng phục

May áo đồng phục thường sử dụng các loại vải có giá thành rẻ, để phù hợp với mọi điều kiện và hoàn cảnh của người tiêu dùng. Vậy nên, đây là một loại vải hoàn toàn phù hợp để may các loại áo đồng phục. Với vải thun mè, những loại áo sẽ được may bao gồm như áo thun, áo polo, áo thể thao,… Áo đồng phục vải thun mè được nhiều nơi lựa chọn để sử dụng như nhà hàng, quán cà phê, đồng phục công ty, đồng phục cho công nhân…

3. Áo khoác

Mặc dù chất liệu không có độ dày như denim hay jeans, nhưng đây hẳn là loại vải thích hợp để may các loại áo khoác. Các bạn nữ rất thích sử dụng áo khoác với chất liệu này, vì chúng không quá cồng kềnh và có thể được sử dụng thích hợp ở khắp mọi nơi.

ao khoac vai thun me

 

4. Khẩu trang

Vải thun mè có nhiều lỗ thoáng khí nên thường được dùng để may khẩu trang. Bên cạnh đó, với khả năng kháng khuẩn, nên chất liệu càng được ưa chuộng nhiều hơn khi là loại vải giúp bảo vệ làn da khỏi bụi bẩn và các chất độc hại. Giá khẩu trang vải mè chỉ ở mức trung bình, có thể sử dụng được trong một thời gian dài, nên đây là loại khẩu trang rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

khau trang vai thun me

5. Các vật dụng trong gia đình

Bên cạnh sử dụng để may quần áo, vải mè trong gia đình còn được dùng để may các loại khăn trải bàn, khăn che phủ, khăn lót bình hoa và một số ứng dụng khác.

IV. Cách bảo quản vải thun mè

Vải thun mè là một loại chất liệu có độ bền cao, tuy nhiên để đảm bảo độ dài tuổi thọ và chất lượng luôn được như ban đầu, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nhiệt độ nước giặt dưới 40 độ C: Tương tự như các loại vải tổng hợp khác, thì chất liệu này cũng được khuyên dùng chỉ nên giặt với nước lạnh hoặc ấm. Không nên sử dụng nước giặt có nhiệt độ quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm cho trang phục bị biến dạng, và làm mất đi đặc tính vật lý vốn có của nó.
  • Không phơi quá lâu ngoài trời có nhiệt độ cao: Vào những thời điểm giữa trưa, hoặc những lúc mặt trời tỏa nhiệt lớn nhất, bạn không nên phơi quần áo vải thun mè quá lâu. Ánh nắng gắt sẽ làm cho trang phục nhanh bị hỏng, phai màu và có hiện tượng co rút.
  • Không sử dụng chất tẩy quá mạnh: Với những loại vải sử dụng các chất nhuộm hóa học, thì chắc chắn khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa chúng sẽ nhanh bị bay màu. Vì vậy, vải thun mè không phải là trường hợp ngoại lệ, các bạn không nên sử dụng các chất tẩy quá mạnh, hoặc sử dụng nước giặt có tính tẩy cao.
  • Hạn chế sử dụng bàn ủi: Vì đây là loại vải không nhăn, nên không nhất thiết phải ủi thẳng trước khi sử dụng. Để giúp quần áo có thể hạn chế tiếp xúc với nhiệt, sau mỗi lần giặt, các bạn hãy rũ mạnh trước khi phơi. Cách làm này sẽ giúp cho bề mặt vải luôn thẳng, quần áo giữ được phom dáng chuẩn hơn. Nếu khi thực sự cần thiết sử dụng bàn ủi, chỉ nên chỉnh nhiệt độ thấp để đảm bảo cho bề mặt không bị bóng, và cháy xém.

Xem thêm:

Vải mè hay vải thun hạt mè là một chất liệu rất được mọi người ưa chuộng hiện nay. Với giá thành vừa phải, sử dụng được ở mọi nơi, và cách bảo quản đơn giản, vải mè càng trở nên thân thiện và đáp ứng được nhiều nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, đây là một loại vải không thể tự phân hủy được, vậy nên khi sử dụng mọi người hãy biết cách tái chế để lượng rác thải này không bị đẩy ra bên ngoài môi trường tự nhiên quá nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *