Đã bao giờ bạn nghe đến vải Linen / vải lanh hay sử dụng chất liệu này chưa. Có lịch sử lâu đời và những ưu điểm mà vải lanh đem lại chắc hẳn sẽ không làm thất vọng. Vậy để hiểu rõ hơn vải linen là gì? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo bài viết dưới đây.

Hinh anh vai lanh la gi

I. Vải Linen (Vải Lanh) là gì?

  • Tên vải: Lanh
  • Tên tiếng Anh: Linen
  • Thành phần vải: Kéo sợi từ thân cây lanh
  • Độ thoáng khí: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Châu Âu thời tiền sử
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh, ấm hoặc nóng
  • Thường được sử dụng trong: Ga trải giường, Vỏ gối, chăn, khăn tắm, vải bọc, váy, áo sơ mi, trang phục,hành lý, tạp dề, túi, khăn ăn, khăn trải bàn, tã giấy.

1. Khái niệm

Vải lanh là một loại vải có nguồn gốc từ cây lanh. Sợi lanh được lấy từ thân của cây lanh. Đây là loại vải có giá thành khá cao, được sử dụng nhiều trong may mặc và đồ gia dụng.

Vải có độ hút ẩm cao tuy không bằng cotton nhưng nó vẫn được sử dụng nhiều vào mùa nắng nóng bởi độ thoáng khí và chất liệu rất thích hợp để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

2. Nguồn gốc ra đời

  • Vải lanh được xem là loại vải được dệt lâu đời nhất trong lịch sử. Cách đây 36000 năm, người ta đã tìm thấy hàng dệt được làm từ sợi lanh tại Châu Âu. Và cách đây 10000 năm trước, trong một ngôi nhà tại Thuỵ Sỹ, người ta cũng đã tìm thấy vải lanh ở đây.
  • Ở Ai Cập, vải lanh nhanh chóng trở nên có giá trị và sử dụng rộng rãi nhờ vào những ưu điểm của chất liệu như: Thoáng mát, nhanh khô, màu sắc tao nhã và còn có khả năng chống nắng rất tốt. Ngoài ra đây cũng là loại vải dùng để ướp xác.
  • Một thời gian sau, vải lanh được đưa sang Tây Âu. Vào thế kỷ 18, thị trấn Belfast phát triển mạnh về loại vải này và được nhiều nơi biết đến với cái tên Linenopolis. Sau này lượng vải lanh đã dần dần được sản xuất ít hơn do sự ra đời của cotton và giá thành của cotton cũng rẻ hơn nên đã thay thế phần nhiều thị phần của vải lanh.
  • Mặc dù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhưng ngày nay vải lanh không được sử dụng phổ biến. Một phần nguyên nhân do quy trình sản xuất khá phức tạp và giá thành cũng cao làm hạn chế loại vải được sử dụng rộng rãi.

3. Các loại vải Linen / Lanh

  • Vải lanh Damask: Hay còn được gọi là vải lanh gấm hoa. Được kết hợp từ sợi lanh và quy trình dệt của công nghệ Jacquard. Vải lanh Damask vừa thoáng mát lại vừa có hoa văn dệt nổi giúp cho các sản phẩm trở nên sang trọng và quý phái.
  • Vải lanh dệt thoi: Là loại vải lanh được dệt một cách đơn giản nhất giúp tăng khả năng thấm hút chất ẩm. Vì vậy vải lanh dệt thoi thường được sản xuất các loại khăn lau.

Cac loai vai lanh

  • Vải lanh dệt thưa: Đây là loại vải có quy trình dệt đơn giản hơn cả dệt thoi, vì vậy độ bền của loại vải này rất thấp, thường chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ đi.
  • Vải lanh tấm: Áo quần được may nhiều từ loại vải này. Đây là loại vải có số lượng sợi dệt dày và cao. Ngoài ra vải lanh tấm có độ rộng lớn nên cũng được sử dụng để may ga trải giường.

II. Quy trình sản xuất vải Linen (vải Lanh)

1. Trồng và thu hoạch cây lanh

Cây lanh sẽ được trồng nhiều vào mùa mát, sau 100 ngày sinh trưởng nó sẽ ra hoa. Khi phần gốc của cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và hạt chuyển màu nâu chúng sẽ được thu hoạch. Có thể thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy.

Cay lanh

2. Tách sợi

Cây lanh sau khi đã thu hoạch sẽ được cho vào máy để tách hạt và lá. Sau khi tách xong, phần thân cây sẽ được phơi khô. Tiếp theo là phần tách sợi lanh, quá trình này đòi hỏi sự khéo léo để không làm đứt sợi.

3. Xử lý sợi lanh

Sợi lanh sau khi được tách sẽ cho vào cối giã. Mục đích giã là để giúp sợi lanh được mềm ra và không còn bị khô nữa. Giai đoạn tốn nhiều thời gian và khó nhất chính là nối sợi. Các sợi lanh được nối tương ứng với nhau vào các cuộn, và cuối cùng là ngâm sợi lanh vào nước để tăng độ ẩm cho sợi.

4. Kéo sợi

Những sợi lanh sẽ được cho vào các thanh tre có từng lỗ nhỏ để kéo. Việc kéo sợi giúp tăng độ bền và dai cho sợi. Sau khi hoàn thành việc kéo sợi, sợi lanh sẽ được đem đi nấu và làm trắng. Bước này sẽ giúp sợi lanh được mềm mại hơn.

5. Thành phẩm

Trước khi bước vào công đoạn dệt, sợi lanh sẽ được chà bóng. Công đoạn dệt cũng phải được làm thận trọng và tỉ mĩ không kém. Tấm vải sau khi được dệt sẽ được đem đi nấu thêm 4 lần nữa để tăng độ mịn, bóng cho vải. Cuối cùng vải sẽ được đem đi nhuộm và trang trí.

III. Ưu và nhược điểm của vải Linen – vải Lanh

1. Ưu điểm

  • Thấm hút mồ hôi: Vải được cấu tạo từ sợi lanh là thành phần tự nhiên nên có độ thấm hút rất cao, tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát, không gây bức bí cho người mang.
  • Thân thiện với làn da: Sợi lanh rất lành tính và an toàn với hầu hết mọi loại da. Vải lanh có thể được sử dụng cho cả trẻ em và cho những ai có làn da nhạy cảm.
  • Độ bền cao: Trong thành phần sợi lanh không chứa xơ nên khi được may thành áo quần, sẽ giúp cho áo quần có độ bền cao, tuổi thọ được kéo dài và cũng như dễ dàng trong khâu bảo quản.
  • Màu sắc đa dạng: Vải lanh dễ bắt màu nhuộm nên các sản phẩm được ra đời rất đa dạng và phong phú. Giúp người sử dụng không bị nhàm chán khi sử dụng sản phẩm.
  • Ít ảnh hưởng đến môi trường: Sợi lanh xuất phát từ thiên nhiên nên có khả năng tự phân huỷ rất cao. Không gây ra các tác động xấu làm ô nhiễm môi trường.

2. Nhược điểm

  • Dễ nhăn: Tuy vải có độ bền cao, độ thoáng mát lớn nhưng nhược điểm của vải lanh rất dễ nhăn. Vì vậy rất tốn nhiều thời gian cho việc là ủi.
  • Độ đàn hồi thấp: Vải lanh có độ đàn hồi thấp. Vì vậy khi chọn lựa áo quần được may từ vải lanh, bạn nên chọn kích thước phù hợp không quá sát cơ thể để có thể dễ dàng hoạt động, di chuyển.

IV. Sử dụng vải Linen (lanh) trong cuộc sống

1. Trong may mặc

Từ rất lâu đời, vải lanh được sử dụng nhiều trong may mặc. Và cho đến nay tuy số lượng trang phục sử dụng vai lanh được thay bằng cotton khá nhiều. Nhưng vải lanh vẫn được sử dụng phổ biến vào mùa hè. Vải lanh được làm thành các sản phẩm trong may mặc như:

  • Áo thun
  • Áo sơ mi
  • Vest
  • Set bộ
  • Váy
  • Quần đùi
  • Quần dài
  • Đồ lót
  • Áo khoác

Vai lanh dung de may ao quan

2. Đồ dùng trong gia đình

Vải lanh thấm hút nước tốt nên được sử dụng làm các loại khăn lau như: Khăn bếp, khăn lau tay, khăn tắm. Ngoài ra cũng rất nhiều gia đình sử dụng vải lanh để may khăn trải bàn, tạp dề

3. Trang trí nội thất

Vải lanh rất thoáng mát nên được sử dụng nhiều trong ứng dụng chăn ga gối nệm. Phổ biến hơn hết: Vỏ gối, vỏ chăn và ga trải giường được làm rất nhiều. Vì vải lanh có độ bền cao hơn cotton nên mọi người vẫn chuộng vải lanh nhiều hơn.

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải lanh

  • Nhiệt độ cao: Khi sử dụng bàn ủi, bạn không nên chỉnh nhiệt độ quá cao. Vải lanh mỏng nên rất dễ bị cháy.
  • Phơi ở nơi thoáng mát: Không nên phơi áo quần hay các sản phẩm từ vải lanh dưới ánh nắng gắt. Trời nắng nóng lâu ngày sẽ làm vải bị phai màu và mất đi độ mềm của vải.

Mot so luu y khi su dung vai lanh

  • Dùng móc treo: Vải lanh rất dễ bị nhăn, vì vậy tốt nhất bạn nên thường xuyên treo áo quần nhiều hơn thay vì gấp.
  • Giặt tay: Hạn chế việc giặt vải lanh bằng máy để giúp vải duy trì được tuổi thọ lâu hơn và không bị nhăn nhúm.

Vải lnen / vải lanh nay tuy đã giảm thiểu số lượng sử dụng, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể phủ nhận được chất lượng mà nó đem lại. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã phần nào hiểu rõ hơn về loại vải đặc biệt này. Chúc các bạn sức khoẻ và cảm ơn đã theo dõi bài viết nhé.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

3 bình luận trong “Vải Linen là gì? Ưu nhược điểm của vải Linen (vải Lanh) trong may mặc

  1. Avatar of Ái Nhi
    Ái Nhi nói:

    Vải linen là loại tự nhiên, rất bền và thoáng khí, tốt cho mùa hè. Nhưng cũng có thể bị mục và vỡ nếu không giặt và sấy đúng cách. Để giữ nó bền hơn, giặt theo hướng dẫn và sấy ở nhiệt độ thấp. Tránh để trần trụi trong môi trường khô quá lâu và tiếp xúc với chất tẩy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *