Nhắc đến vải chúng ta thường nghĩ rằng chúng được dùng để làm vật liệu trong các ngành sản xuất may mặc. Nhưng có một loại vải đặc biệt chỉ dùng để ứng dụng trong ngành xây dựng. Đó là vải địa kỹ thuật, nghe tên thấy rất lạ tai đúng không nào. Vậy để biết những thông tin về loại vải này, mời mọi người cùng tìm hiểu Vải địa kỹ thuật là gì? Và những ứng dụng của vải địa kỹ thuật trong các công trình như thế nào nhé.

Hinh anh vai dia ky thuat la gi

I. Vải địa kỹ thuật là gì?

1. Khái niệm

Vải địa kỹ thuật là loại vải nhân tạo được cấu tạo từ polypropylene hoặc polyester. Vải được dùng để kiểm soát độ xói mòn và duy trì sự ổn định cho đất. Vải địa kỹ thuật có tên tiếng anh là Geotextile.

Tuỳ vào cách cấu tạo mà vải địa kỹ thuật có các đặc tính khác nhau như độ thấm nước hay độ co giãn cũng khác nhau.

2. Lịch sử ra đời

  • Theo một số tài liệu ghi nhận được, vải địa kỹ thuật được sử dụng vào những thập niên 50 của thế kỷ XIX. Năm 1950, R.J Barrett người Mỹ đã dùng vải địa kỹ thuật để giúp cho bức tường bê tông không bị xói mòn. Nhưng do trời mưa quá lớn nên đã làm cho chân tường bị xói mòn và đổ xuống.
  • Từ đó ông nhận ra rằng, vải lọc cần phải nghiên cứu kĩ hơn về độ co giãn, độ bền, hệ số thấm, độ giãn dài, cường độ chịu kéo, tính thấm nước để đảm bảo các công trình được thực hiện khả thi.
  • Các tiêu chuẩn này được đưa vào bộ tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials). Gọi là Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ.
  • Năm 1968, cũng đã có những ghi nhận rằng vải địa kỹ thuật được sử dụng tại Pháp, còn vải địa kỹ thuật không dệt lại được sử dụng vào năm 1970 do công ty Rhone Pounlence sản xuất để xây dựng đập bằng đất.
  • Ngày nay vải địa kỹ thuật đã được sản xuất rất đa dạng về chủng loại và tính năng, vải địa kỹ thuật ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các công trình.

Vai dia ky thuat dung trong cac cong trinh cau duong

3. Các loại vải địa kỹ thuật

  • Vải địa kỹ thuật dệt: Gồm những sợi được dệt ngang dọc giống như vải may, là loại vải có cường độ chịu kéo kháng lực cao, thường được dùng để gia cường nền đất yếu. Được cấu tạo bởi các loạt polyme như polypropylene, polyester, polyethylene và aramid để đảm bảo rằng polymer có độ bền nhất trong môi trường axit với mức PH>=2.
    – Vải địa kỹ thuật dệt có nhiều sản phẩm với các tên gọi khác nhau như: Vải địa kỹ thuật dệt GET, vải địa dệt PP, vải địa kỹ thuật dệt MAC…
  • Vải địa kỹ thuật không dệt: Là loại vải cũng được cấu tạo từ các sợi Polypropylene, Polyester. Vải có khả năng thoát nước cao. Được sử dụng phổ biến hơn vải địa kỹ thuật dệt vì có đủ các tính năng như: gia cường, lọc nước, phân cách. Có hai loại vải địa kỹ thuật không dệt được sản xuất ở nước ta là: Vải địa kỹ thuật ART, vải địa kỹ thuật TS.
  • Vải địa kỹ thuật phức hợp: Là loại vải được kết hợp từ hai loại vải trên. Được kết hợp bởi những bó sợi của vải địa kỹ thuật dệt được may lên trên vải không dệt. Vì vậy vải phức hợp có đầy đủ tính chất của hai loại dệt và không dệt.

4. Ưu điểm của vải địa kỹ thuật

  • Kéo dài được tuổi thọ của công trình.
  • Giảm được chiều sâu việc đào bới các lớp đất yếu.
  • Giảm được độ lún của các lớp đất.
  • Tạo thêm độ dày cho lớp đất, tăng khả năng tiêu thoát nước

Lot vai dia ky thuat giua dat va da

II. Ứng dụng của vải địa kỹ thuật

1. Ứng dụng chung

Được sử dụng để trải trên nền đất yếu, tăng khả năng chịu tải của nền đất, nhằm chống lại lực cắt của khối trượt sụt mềm.

Ngoài ra, vải còn được sử dụng để trải trên các cọc xử lý nền đất yếu nhằm đỡ lại lực truyền tải của các công trình bên trên, giúp tiết kiệm được số lượng cọc cắm.

Vải được dùng để trải trên nền đất có nhiều lổ hổng, lổm nhổm nhằm hạn chế được sụt lỗ rỗng. Vải địa kỹ thuật phức hợp được dùng để tăng độ bền cho các đoạn đường yếu như đất sét, bùn, than bùn.

2. Ứng dụng trong các công trình cầu

Ở đầu cầu thường sử dụng loại vải 1 phương vì chúng bị tác động theo phương chiều dọc. Ở mỗi đầu cầu được trải một lớp vải địa kỹ thuật nhằm giúp cho nền đường được gia cố, giúp phân cách nền và có cường độ chịu rách cao.

3. Hệ thống ống nước

Những vùng đất có địa chất yếu, thường sẽ được trải một lớp vải địa kỹ thuật không dệt nhằm để cố định được hệ thống ống nước. Việc sử dụng vải địa kỹ thuật tiết kiệm được nhiều chi phí.

4. Cây cảnh và hồ nước

Vải địa kỹ thuật lọc nước tốt nên được ứng dụng tạo hình non bộ. Ngoài ra, chúng còn được dùng để bọc cây giúp giữ đất vì vải có khả năng chống lại tia UV tốt.

5. Đê kè

Vải địa kỹ thuật bảo vệ đê kè tốt khi có nước chảy. Bên cạnh đó vải còn có khả năng giữ được đất cát và giúp gia cường các bờ đê. Vì thế, vải địa kỹ thuật là loại vải thực sự quan trọng trong các thi công công trình đê kè.

Ung dung cua vai dia ky thuat

III. Một số lưu ý khi sử dụng vải địa kỹ thuật

  • Phải sử dụng loại vải có độ bền cao, giúp cho chúng không bị phá huỷ dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian tiếp xúc với ánh sáng của vải địa kỹ thuật thường rất lâu, vì vậy độ bền của vải rất quan trọng.
  • Vải địa kỹ thuật phải có các lổ không quá lớn để lớp đất cát không đi qua được nhưng vẫn phải đủ để thấm được nước. Vì vậy khả năng giữ nước và hệ số thấm của vải rất quan trọng trong các công trình thi công.
  • Để vải đạt được tối đa chất lượng sử dụng, trong quá trình thi công không được làm lủng vải, cẩn thận với những vật nhọn như đá sắc và vật cứng. Để hạn chế được những sự cố này cần phải xem xét đến lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, cũng như các loại đá có trong lớp đất này, những thiết bị thi công tác động đến lớp vải.

Cong trinh su dung vai dia ky thuat

Vải địa kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong các công trình thi công hàng ngày mà chúng ta vẫn thường hay thấy. Dựa vào những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được hy vọng mọi người đã phần nào hiểu hơn về loại vải đặc biết này. Cảm ơn mọi người đã theo dõi chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *