Vải ren được biết đến là một loại vải mỏng, có nhiều hoa văn, được sử dụng để thiết kế những đường viền cho trang phục giúp nét đẹp và sự độc đáo của trang phục được tăng lên đáng kể. Ngoài ra vải ren còn có rất nhiều công dụng khác nữa, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu ngay sau đây để biết vải ren là gì? Và ứng dụng của nó trong cuộc sống ra sao.

tim hieu ve chat lieu vai ren

I. Vải ren là gì?

  • Tên vải: Ren
  • Tên tiếng Anh: Lace Fabric
  • Thành phần vải: Vải lanh, lụa, bông, kim loại quý, sợi tổng hợp
  • Độ thoáng khí: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Thấp
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Trung bình
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
  • Thường được sử dụng trong: Áo cưới, khăn choàng, trang phục, làm nổi bật hàng may mặc, làm nổi bật phụ kiện, làm nổi bật vải bọc, rèm cửa, khăn trải bàn, chụp đèn, đồ lót, khăn quàng cổ.

1. Khái niệm

Vải ren là một loại vải mỏng, thường được dệt bởi nhiều loại sợi khác nhau như cotton, lụa, sợi tổng hợp, linen. Vải được dệt bằng các phương pháp bện, lặp hoặc xoắn nhằm tạo ra những khoảng trống nhỏ trên bề mặt vải.

Vải ren có rất nhiều các kỹ thuật để sản xuất khác nhau. Chính vì vậy mà vải ren được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như để may áo, làm phụ kiện trang trí áo quần, làm đồ trang trí trong nhà ở,

Khi khoa học chưa phát triển, ren thường được dệt bằng vải linen (lanh) và sợi tơ tằm nhưng sau này vải đã được biến thể nhiều hơn nhờ vào các chất liệu tổng hợp như polyester hay rayon.

Hinh anh vai ren la gi

2. Nguồn gốc ra đời

Trước thời kỳ phục hưng, ở các nước Trung Đông, vải ren được dùng để làm trang phục cho người đã mất. Vào thế kỷ XV, người ta đã tìm thấy vải ren trong các bức tranh của Flemish và Ý.

Cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào chính xác về việc vải ren bắt đầu xuất xứ ở nước nào. Mà chỉ có theo nhận định rằng mỗi loại vải ren sẽ có những nguồn gốc và xuất xứ từ các quốc gia khác nhau như: ren suốt là một loại vải của Flemish, và ren kim rất có thể có nguồn gốc từ Ý.

Những năm 1600 – 1800: Đã có thêm rất nhiều quốc gia sản xuất vải ren ngoài Ý và Flemish như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Tuy nhiên mặt hàng này xuất khẩu vẫn đang còn bị hạn chế.

Cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XIX đã đưa máy móc vào sản xuất các loại vải ren, khiến cho chất liệu này trở nên được phổ biến và giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà phụ nữ ngày càng được sử dụng loại vải này hơn.

Ngày nay, ở các nước phương Tây, vải ren được sử dụng ít hơn vì xu hướng và thời trang ngày càng hiện đại, phong cách hơn nên vải ren ít khi được dùng để may trang phục. Tuy nhiên vải ren vẫn được sử dụng rất nhiều khi may các loại váy cưới và đồ nội y.

3. Các loại vải ren

  • Ren suốt: Là loại ren được tạo bằng máy móc công nghiệp. Là một trong những loại ren đơn giản nhất sử dụng máy công nghiệp dệt ren. Chúng được sản xuất bằng cách kết hợp nhiều sợi thành các mẫu phức tạp.
  • Ren dệt kim: Là loại ren được làm thủ công, vải có độ đàn hồi, có số lượng có lỗ lớn. Loại vải ren kim thường được dùng để làm khăn trải bàn.

Cac loai vai ren

  • Ren cắt: Là loại vải ren có các lỗ được cắt trên bề mặt vải, sau đó sẽ được gia cố lại bằng các đường may.
  • Ren kim: Là loại ren được làm rất phức tạp, có giá thành cao, là loại vải ren cao cấp được mọi người đánh giá cao. Vải được tạo nên bằng các dụng cụ bo gồm: kim, chỉ và kéo.
  • Băng ren: Là loại vải ren được may thành các cuộn như băng, vải ren được tạo ra nhờ máy móc. Còn khi sử dụng các loại băng ren này, nó sẽ được may vá thủ công lên trang phục.
  • Ren đính cườm: Vải ren được đính các hạt cườm hay các phụ kiện nhỏ khác trên vải theo tỷ lệ đều đặn cách đều nhau trên về mặt vải.

II. Quy trình sản xuất vải ren

1. Lựa chọn nguồn nguyên liệu

Vải ren được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Tuỳ theo từng nguyên liệu mà nhà sản xuất sẽ chọn đầu vào khác nhau.

Nếu được làm từ sợi lanh thì sẽ thu hoạch sợi từ cây lanh. Hay cotton thì sẽ lấy sợi từ cây bông. Sợi tơ thì sẽ lấy được từ kén tơ tằm.

Còn nếu sử dụng các chất tổng hợp như polyester thì phải trải qua quá trình phản ứng hoá học và quá trình tạo sợi polyester để đáp ứng được nguồn nguyên liệu đầu vào. Hay nếu nguyên liệu là rayon thì sẽ là từ bột gỗ…

Sau khi đã có đủ các loại sợi như mong muốn, vải ren sẽ được làm theo ba cách thông dụng nhất.

2. Tạo vải ren

Mỗi loại ren khác nhau sẽ có các bước thực hiện khác nhau. Và hiện tại thì sẽ có ba cách chính để tạo ra vải ren đó là: Ren kim, ren suốt, ren hoá học. Mỗi loại sẽ có các phương pháp sản xuất khác nhau.

III. Ưu và nhược điểm của vải ren

  • Độ thẩm mỹ cao: Vải ren có độ thẩm mỹ rất cao, đem lại cho người mặc sự quyến rũ, sang trọng, vẻ đẹp đầy bí ẩn và vô cùng ngọt ngào. Với những hoạ tiết trên bề mặt vải giúp trang phục không đơn điệu, tạo độ nhấn nhá cũng như vẻ đẹp nổi bật riêng cho sản phẩm.
  • Tạo ra được nhiều phong cách: Cũng là vải ren nhưng khi được kết hợp khác nhau thì sản phẩm sẽ trở nên có phong cách khác nhau. Cùng một loại vải ren nhưng khi kết hợp với nhiều kiểu váy khác nhau chúng sẽ tạo ra những chiếc váy khác nhau, có thể là cổ điển nhưng cũng có thể hiện đại, tinh tế.
  • Màu sắc nổi bật: Ngoài vải ren trắng, vải ren còn có rất nhiều màu sắc nổi bật khác, giúp cho trang phục hay những đồ dùng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Những màu vải ren được mọi người ưa chuộng thường là trắng, đỏ, đen. Mỗi màu sắc đem đến mỗi sắc thái khác nhau cho người mặc.

2. Nhược điểm

  • Vải ren mỏng: Vải ren rất mỏng nên khi dùng phải thường có một lớp lót bên trong.
  • Dễ bị rách: Khi vô tình vướng phải vật nhọn thì vải ren dễ bị rách. Vải ren nếu giặt mạnh tay cũng dễ bị làm hỏng.

IV. Ứng dụng của vải ren

1. Áo cưới

Dường như vải ren được sử dụng nhiều nhất khi may áo cưới, những hoa văn chi tiết trên ren giúp cho chiếc váy cưới được nổi bật, sang trọng. Ngoài ra, ren còn giúp cho chiếc váy có những đường nét hoa văn tinh tế tạo được sự quyến rũ, ngọt nhào cho cô dâu.

Vay may tu vai ren

2. Các loại trang phục khác

Vải ren thường được làm lớp vải phụ để trang trí thêm cho các loại trang phục như áo sơ mi, chân váy, áo khoác…giúp trang phục được nhấn nhá thêm những đường hoa văn tinh xảo.

Vải ren còn được dùng để máy váy liền, thích hợp cho các hoạt động như đi chơi, đi làm hay đi dự tiệc. Đặc biệt, vải ren còn được dùng nhiều để may đồ nội y.

Ao may bang vai ren

3. Làm phụ kiện trang trí

Vải ren được sử dụng nhiều trong trang trí nhà ở như khăn trải bàn, khăn lót bình hoa, rèm cửa và thậm chí dùng để làm các loại dây buộc thắt nơ.

Rem cua vai ren

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải ren

  • Giặt tay: Vải ren chỉ nên được giặt bằng tay, không chà xát mạnh làm rách vải.
  • Không phơi những nơi nắng nóng: Vải ren không được phơi dưới trời quá nắng, vì nhiệt độ cao có khả năng làm vải bị khô, giòn.
  • Bảo quản nơi thoáng mát: Vải ren cũng rất dễ bị ẩm và mốc. Những vết mốc trên vải ren thường rất khó để làm sạch. Vì thế chúng ta không nên cất vải ren ở những nơi có độ ẩm cao.

Vải ren được chị em phụ nữ rất ưa chuộng bởi những vẻ đẹp ngọt ngào và quyến rũ mà chất liệu này mang lại. Không những vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vải ren vẫn được nhiều cô dâu lựa chọn trong ngày lễ trọng đại nhất của cuộc đời mình. Vậy còn bạn thì sao, đừng nên bỏ qua cơ hội sử dụng những thiết kế độc lạ của chất liệu ren tạo nên nhé. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và đừng quên theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *