Trong tất cả các loại vải được giới quý tộc sử dụng thì vải gấm là loại vải được sử dụng nhiều nhất. Bởi những hoa văn được thêu dệt một cách tinh xảo và độ sang trọng quý phái mà nó mang lại giúp những con người trong giới thượng lưu trở nên cao sang và  thể hiện được sự đẳng cấp hơn.

Nhưng thời gian đã thay đổi, công nghệ cũng đã phát triển nhiều hơn. Vải gấm đã được ra đời với nhiều cách sản xuất khác nhau giúp cho giá thành đã giảm đi rất nhiều. Mọi người từ đó đã biết đến loại vải này nhiều hơn. Còn với bạn thì sao? Bạn đã biết gì về loại vải này chưa? Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu nhiều hơn để biết vải gấm là gì nhé.

Hinh anh vai gam la gi

I. Vải gấm là gì?

  • Tên vải: Vải gấm
  • Thành phần vải: Sợi dệt hoa văn, dệt thoi
  • Độ thoáng khí: Phụ thuộc vào loại vải được sử dụng – thường là thấp
  • Khả năng hút ẩm: Trung bình
  • Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Trung Quốc
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc hoặc Úc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Phụ thuộc vào loại vải được sử dụng
  • Thường được sử dụng trong: Áo dài, lễ phục giáo hội, trang phục, quần tây, áo khoác, com lê, vải bọc, màn

1. Khái niệm

Vải gấm là một loại vải có nguồn gốc từ lụa tơ tằm được dệt một cách tỉ mỉ và tinh xảo có hoa văn nổi trên bề mặt nhưng không phải là thêu.

Vải gấm khá dày nhưng khi sờ vào bề mặt vải vẫn thấy có độ mềm và mát mẻ. Vải có độ bóng nhẹ tạo ra hiệu ứng óng ánh khi sử dụng. Vải gấm được xem là một trong những loại vải cao cấp, sang trọng bậc nhất thế giới. Ngày xưa chỉ có tầng lớp quý tộc mới đủ điều kiện để sở hữu những loại trang phục được may từ loại vải xa xỉ này.

Vải gấm được dệt theo nhiều kiểu khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp. Những mẫu gấm phức tạp sử dụng rất nhiều sợi chỉ màu mới có thể tạo nên nét đặc trưng riêng cho nó.

Vai gam la gi
Loại vải cao cấp, sang trọng bậc nhất

2. Nguồn gốc của vải gấm

Vào những năm 475 – 221 trước Công Nguyên, đã có những tài liệu ghi chép về việc sử dụng vải gấm tại Trung Quốc. Nhưng cho đến những năm sau Công Nguyên, vải gấm mới bắt đầu được sản xuất nhiều hơn ở quốc gia này.

Vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên, để giảm được lượng vải nhập khẩu từ Trung Quốc, các quốc gia khác cũng bắt đầu tiến hành sản xuất loại vải cao cấp này với những bí mật của nghề trồng dâu nuôi tằm được truyền ra bên ngoài.

Nhờ vậy mà Byzantium đã trở thành một nơi sản xuất vải gấm lớn ở các vùng phía đông và nam Âu. Gấm Byzantium được sử dụng nhiều cho giới quý tộc ở Châu Âu và Trung Á. Gấm ở Byzantium thường có hình của thiên chúa giáo.

Vào thời phục hưng, Ý đã đẩy mạnh hơn về độ phức tạp trong việc thiết kế vải gấm. Vẻ đẹp của vải vẫn còn được quốc gia này lưu lại trong những bức tranh cổ.

Ngày nay nhờ vào công nghệ Jacquard mà vải gấm được sản xuất nhanh hơn và dễ dàng hơn nhiều. Giúp nhiều người hơn có thể được sử dụng loại vải cao cấp này khi giá thành được hạ xuống nhờ vào máy móc. Không những vậy công nghệ Jacquard còn thiết kế ra những tấm vải gấm có hoa văn tinh xảo và đẹp hơn rất nhiều.

Từ đó vải gấm được sử dụng đa dạng và phong phú hơn. Không chỉ để sản xuất áo quần cà vải gấm còn là một trong những vật liệu trang trí nhà cửa, giúp không gian sống trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn.

3. Các loại vải gấm

  • Gấm lụa: Là loại vải được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Gấm lụa mịn và bóng, có độ bền rất cao nên đem lại được sự sang trọng và quý phái cho người sử dụng.
  • Gấm cotton: Bề mặt vải gấm cotton không sắc sảo như gấm lụa. Hay công thức dệt và hoa văn cũng đơn giản hơn gấm lụa rất nhiều. Với giá thành rẻ hơn nên gấm cotton thường được sử dụng để may các loại áo quần thông thường hàng ngày.
  • Gấm Himru: Là loại gấm được sản xuất chủ yếu ở Ấn Độ, kết hợp giữa lụa với cotton nên gấm himru mang đặc tính của cả hai chất liệu này như co giãn tốt, độ thoáng mát cao, và vẫn giữ được độ bóng vốn có của gấm.
  • Gấm tổng hợp: Là loại gấm có chứa các thành phần của chất liệu tổng hợp như polyester. Đây là loại gấm có giá rẻ hơn nên được sử dụng rộng rãi hơn. Mặc dù vậy một số người nhận xét rằng gấm tổng hợp khi sử dụng không tạo được cảm giác thoải mái như các loại gấm khác.

Cac loai vai gam

  • Gấm liên hoàn: Là loại gấm khi dệt các sợi chỉ thừa nằm ngang sẽ được dùng để tạo ra các thiết kế hoa văn cho mặt sau của vải.
  • Gấm không liên hoàn: Các sợi chỉ còn sót lại sẽ được dệt vào bề mặt vải để tạo thêm hoa văn cho vải.
  • Gấm Zari: Là loại gấm có đính các kim loại quý lên trên bề mặt vải như bạc, vàng hoặc đồng. Nhưng ngày nay để vải được sử dụng một cách rộng rãi hơn người ta đã thay thế bằng các kim loại tổng hợp như sợi kim loại.

II. Vải gấm được tạo ra như thế nào?

  • Vải gấm có quy trình sản xuất tương tự như vải lụa nhưng quá trình dệt thường phức tạp và tỉ mỉ hơn rất nhiều.
  • Sợi tơ tằm là nguyên liệu truyền thống để dệt vải gấm, nhưng ngày nay nhiều thợ dệt đã thay thế bằng các loại nguyên liệu khác nhau như len, cotton hay các nguyên liệu tổng hợp như polyester, rayon…Mặc dù chất lượng vải không bằng với gấm được làm từ lụa nhưng bù lại giá thành rẻ hơn nên nhiều người được sử dụng hơn.
  • Trước đây các thợ dệt khi dệt vải gấm đòi hòi phải có độ thẩm mỹ cao, khéo tay, cẩn thận và tỉ mỉ hết sức thì mới có thể tạo ra được một tấm vải gấm đẹp. Nhưng nay nhờ vào phát triển khung cửi Jacquard, các tấm vải được dệt theo chương trình máy tính lập trình sẵn nên công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Ngoài những sợi dệt chủ đạo là sợi ngọc và sợi ngang kết hợp lại với nhau. Để dệt được vải gấm cần có các sợi bổ sung. Những sợi bổ sung này sẽ dùng để dệt hoa văn trực tiếp lên bề mặt vải. Tạo được sự đặc biệt cho loại vải này.
  • Điểm đặc biệt của vải gấm đó chính là những sợi chỉ sẽ được nhuộm trước khi đem đi dệt. Bởi công đoạn nhuộm sau khi dệt sẽ làm cho những hoa văn trên vải bị mờ đi rất nhiều. Làm mất đi nét đẹp vốn có của nó.

III. Ưu điểm và nhược điểm của vải gấm

1. Ưu điểm

  • Độ bền cao: Vải có độ rất cao vì vải được làm từ sợi tơ tằm. Sợi tơ tằm là một trong những nguyên liệu được đánh giá đem lại độ bền cho vải cũng như giúp cho vải có độ thoáng mát nhất định.
  • Hoa văn độc đáo tinh xảo: Vải gấm được dệt nhiều kiểu hoa văn khác nhau không những giúp cho trang phục trở nên sang trọng mà còn tạo được sự đa dạng về thể loại và ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày.
  • Độ thẩm mỹ cao: Vải có độ bóng mà mịn giúp cho trang phục luôn óng ánh và nổi bật trước đám đông. Vải thực sự toả sáng khi được sử dụng vào các bữa tiệc đêm khi có ánh sáng của đèn chiếu vào.
  • Màu sắc đa dạng: Với gấm không dì là không thể, ngoài những ưu điểm trên thì màu sắc của gấm cũng thuộc dạng đẳng cấp. Không những đa dạng về màu sắc mà màu sắc của gấm còn thực sự nổi bật khi được kết hợp trên nền vải bóng láng.

Uu diem cua vai gam

  • Giữ phom dáng tốt: Vải gấm không bị rủ như các loại vải khác như linen hay cotton mà gấm giữ phom dáng rất tốt tạo được độ phồng cho cho các loại trang phục như váy hay áo khoác.

2. Nhược điểm

  • Độ co giãn kém: Nhược điểm của gấm chính là độ co giãn. Khi may các loại sản phẩm sử dụng vải gấm, cần thiết phải may đúng kích thước vì vải thực sự co giãn rất kém. Gây ra sự khó chịu cho người sử dụng khi di chuyển nhiều.
  • Gây ra tiếng động: Sẽ có những tiếng kêu sột soạt của vải va đập vào cơ thể khi bạn chuyển động. Đây cũng là một nhược điểm mà nhiều người sử dụng không thích lắm bởi nó làm mất đi sự nhẹ nhàng uyển chuyển của bộ trang phục.
  • Độ thoáng khí thấp: Vải khá dày nên độ thoáng khí của vải cũng khá thấp, nếu trời quá nắng nóng, vải sẽ thấm hút mồ hôi rất kém nên gây ra sự khó chịu cho người mặc.
  • Khó vệ sinh: Vải gấm khi gặp các vết bẩn cũng rất khó vệ sinh, bởi vậy thời gian dành ra để giặt giũ cho loại vải này khá mất thời gian.

IV. Ứng dụng của vải gấm

1. May các loại trang phục

Vải gấm được nhiều quốc gia lựa chọn để may các loại áo quần truyền thống và may lễ phục. Bởi từ xa xưa, đây là loại vải được các tầng lớp quý tộc sử dụng rất nhiều nên truyền thống sử dụng vải gấm để may những bộ lễ phục hay những bộ trang phục truyền thống là rất nhiều tiêu biểu như Việt Nam chúng ta là Áo dài.

Vai gam may ao dai truyen thong

Ngoài ra vải gấm còn được sử dụng để may các loại trang phục như:

  • Áo quần hàng ngày
  • Váy đi chơi
  • Váy dạ hội
  • Áo comle
  • Áo khoác

2. May phụ kiện

Vải gấm cũng được sử dụng rất nhiều để máy các loại phụ kiện khác nhau. Không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng có thể sử dụng vải gấm để may những chiếc cà vạt hay nơ để thắt cổ áo sơ mi. Vải gấm được sự dụng đa dạng trong các sản phẩm khác như:

  • Giày
  • Túi xách
  • Khăn quàng cổ

Ung dung cua vai gam

3. Trang trí nội thất

Với loại vải cao cấp này, ai cũng muốn sử dụng nó để giúp không gian sống trở nên sang trọng và quý phái hơn. Có rất nhiều người ưa chuộng sử dụng vải gấm để trang trí toàn bộ cho ngôi nhà từ vải bọc sofa cho đến thảm trải sàn nhà, rèm cửa, khăn trải bàn, khăn lót đèn ngủ, vải bọc gối, vải bọc nệm hay thậm chí cả những bức tranh cổ cũng được làm bằng vải gấm.

Những hoa văn tinh xảo của gấm giúp cho không gian trở nên xa hoa và lộng lẫy hơn rất nhiều.

Rem cua so duoc may bang vai gam

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải gấm

  • Giặt nhẹ: Khi vệ sinh vải gấm tuyệt đối không được chà xát quá mạnh vào mặt vải. Cũng không được vắt mạnh tay để bỏ đi lượng nước thừa.
  • Tránh nhiệt độ cao: Không nên cho gấm vào máy sấy nhiệt để làm khô vải. Tốt nhất bạn nên phơi để vải khô tự nhiên, và lưu ý phơi những nơi thoáng đãng có gió mát và nắng nhẹ. Đặc biệt không để áo quần gần với những vật dễ phát ra lửa bởi gấm rất dễ bị cháy. Ngoài ra khi giặt cũng nên giặt với nước lạnh hoặc ấm, không giặt với nước nóng làm sợi vải bị co lại.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Với gấm nếu sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh sẽ làm cho vải nhanh bị sờn màu, làm giảm độ thẩm mỹ vốn có của vải.
  • Lưu ý khi ủi: Chỉnh nhiệt độ vừa phải đủ làm thẳng vải, khi ủi chỉ nên ủi bề mặt bên trong của vải. Còn nếu ủi trực tiếp lên bề mặt vải thì phải lót thêm lớp vải khác.

Sự sang trọng và quý phái mà vải gấm mang lại cho cuộc sống của chúng ta đúng là không thể nào phủ nhận được. Hy vọng rằng trong tương lai, vải gấm được sản xuất nhiều hơn với những nét đẹp đa dạng hơn để có thể thoả mãn được nhu cầu sử dụng của con người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

2 bình luận trong “Vải Gấm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm & ứng dụng của vải gấm trong may mặc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *