Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhiên, vì có nhiều loại trang phục khác nhau, nên nhà sản xuất cũng đã sử dụng nhiều loại vải khác nhau để may các sản phẩm may mặc này. Vậy những loại vải may đồng phục y tế được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm những gì? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo bài viết dưới đây.

Trước tiên, chúng ta cũng nên tìm hiểu quy định về trang phục, được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, để từ đó hiểu hơn về những ưu và nhược điểm của từng loại vải may đồng phục y tế được ứng dụng tại đây.

cac loai vai may dong phuc y te theo quy dinh

I. Quy định về trang phục của người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh

Trong các cơ sở khám chữa bệnh, tùy theo công việc và cấp bậc mà trang phục sẽ được quy định khác nhau:

1. Trang phục của bác sĩ

  • Áo: Áo của bác sỹ có màu trắng, cổ bẻ Danton, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
  • Quần: Quần cũng có màu trắng, quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
  • : Sẽ theo màu sắc của áo.

2. Trang phục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sỹ

  • Áo: Có màu trắng, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái túi áo, tay áo và cổ áo có viền xanh dương, viền rộng 0,5 cm.
  • Quần: Màu trắng, quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
  • Áo liền váy: Màu trắng, cổ 2 ve, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài váy quá gối 5cm đến 10cm, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái. Túi áo liền váy, tay áo liền váy và cổ áo liền váy có viền xanh dương, kích thước viền rộng 0,5 cm.
  • : Theo màu sắc của trang phục.

3. Trang phục của kỹ thuật viên, cử nhân, kỹ sư và các chức danh khác làm việc chuyên môn tại các khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng

  • Áo: Màu trắng, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
  • Quần: Màu trắng, quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
  • : Theo màu sắc của áo.

4. Trang phục của dược sỹ

  • Áo: Màu trắng, áo blouse, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
  • Quần: Màu trắng, quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
  • : Theo màu sắc của áo.

5. Trang phục của khu vực phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm diệt khuẩn

  • Áo: Màu xanh cổ vịt, áo cổ trái tim, chui đầu, ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái. Tuy nhiên, đối với phòng phẫu thuật thì áo sẽ may dài tay, chiều dài quá gối 5cm – 10cm, bo chun tay 6cm, buộc dây phía sau.
  • Quần: Màu xanh cổ vịt, quần âu 2 ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. Riêng sử dụng trong phòng phẫu thuật thì quần kéo dây rút và không có túi.
  • : Theo màu sắc của áo.

6. Trang phục của nhân viên dinh dưỡng

  • Áo: Màu trắng, áo cổ chữ U, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
  • Quần: Màu trắng, quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
  • : Theo màu sắc của áo.
  • Tạp dề không cổ, có hai dây đai, chiều dài ngang gối, phía sau buộc dây.

Tùy thuộc theo đồng phục y tế, mà quần áo sẽ được may từ nhiều chất liệu vải khác nhau. Và dưới đây sẽ là một số loại vải may đồng phục y tế phổ biến:

II. Những loại vải may đồng phục y tế phổ biến hiện nay

1. Vải thô Biên đỏ

Vải thô Biên đỏ là loại vải may đồng phục y tế được sử dụng khá phổ biến. Chất liệu có bề mặt tương tự như vải Cotton, vì được dệt từ sợi bông tự nhiên. Vậy nên, vải thô Biên đỏ cũng có các ưu điểm giống với vải tự nhiên.

vai may dong phuc y te vai tho bien do

a. Ưu điểm

Chất liệu nhìn có vẻ hơi thô, nhưng khi dùng tay cảm nhận thì lại khá mềm mại. Vải thô Biên đỏ có khả năng hút ẩm rất tốt, nên có thể sử dụng thích hợp vào mùa hè, giúp các y bác sỹ luôn có một cảm giác thoải mái tuyệt đối khi làm việc. Chất liệu có nhiều màu sắc, nhưng màu xanh vẫn là tông màu được sản xuất chủ yếu.

Mặc dù chất liệu được dệt từ sợi vải Cotton, nhưng bên trong vẫn chứa 35% sợi PE, giúp bề mặt vải không nhăn nhúm, tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sử dụng. Bề mặt vải tuy mỏng, nhưng lại có khả năng chống nắng rất tốt, làm người mặc không bị nóng rát cho dù thời tiết có nhiệt độ quá cao.

b. Nhược điểm

Vải thô Biên đỏ có nhược điểm khá lớn chính là dễ bị phai màu, vì vậy cần sử dụng và có các phương pháp vệ sinh đúng cách. So với những loại vải may đồng phục y tế khác, thì vải thô Biên đỏ có giá thành cao hơn.

2. Vải Kaki Nam Định

Vải Kaki Nam Định không chỉ là chất liệu may đồ bảo hộ, mà đây còn là loại vải may đồng phục y tế rất được ưa chuộng hiện nay. Bản chất của vải Kaki là chất liệu được dệt từ sợi Cotton, nhưng dệt chéo một cách chặt chẽ, giúp chất liệu tự nhiên được bền, đẹp theo năm tháng.

loai vai may dong phuc y te

 

a. Ưu điểm

Vải Kaki Nam Định là một loại vải may đồng phục y tế có chất lượng cao, bền màu và thoáng mát. Mồ hôi trên cơ thể sẽ nhanh chóng được thấm hút ra bên ngoài, giúp người mặc luôn được làm việc một cách thoải mái và dễ chịu. Ngoài ra, chất liệu còn tạo nên phom dáng chuẩn, vải không quá nhăn nhúm nên đồng phục luôn giữ được tính thấm mỹ trong khi được sử dụng.

Khác với vải Cotton thông thường, Kaki Nam Định sau một thời gian giặt ủi không bị xù lông trên bề mặt, cũng như không bị biến dạng hay co giãn.

b. Nhược điểm

Vải Kaki Nam Định co giãn rất kém, nên không thể may thành những bộ đồng phục y tế ôm sát cơ thể. Chất liệu khi được sử dụng để làm vải may đồng phục y tế đa phần khá thô cứng. nên các sản phẩm may mặc không đa dạng, cũng như không được mềm mại và êm ái. Vải Kaki Nam Định cũng có giá cả khá cao.

3. Vải Kaki Pangrim

Vải Kaki Pangrim là một loại vải được dệt có sự kết hợp giữa sợi bông cùng với một số loại sợi tổng hợp khác bao gồm nylon, rayon. Sự kết hợp hoàn hảo này giúp chất liệu tổng hợp được nhiều tính năng khác nhau. Vải có xuất xứ từ Hàn Quốc, không chỉ được sử dụng để may áo quần bảo hộ lao động, mà đây còn là loại vải may đồng phục y tế rất chất lượng.

a. Ưu điểm

Vải Kaki Pangrim có sự kết hợp của thành phần Cotton, nên độ thoáng khí cao, giúp người sử dụng luôn thoải mái, và có cảm giác dễ chịu. Ưu điểm của chất liệu phát huy được nhiều hơn, vì khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, thích hợp cho các y bác sỹ khi phải làm việc trong nhiều giờ căng thẳng.

Kaki Pangrim còn là loại vải may đồng phục y tế không bắt bụi, giúp trang phục luôn sạch sẽ, và tiết kiệm được nhiều thời gian giặt ủi, tăng cường được tuổi thọ cho chất liệu. Với sự kết hợp giữa nhiều loại sợi khác nhau, Kaki Pangrim có độ bền cao, nên các cơ sở khám chữa bệnh tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn trong việc may đồng phục cho nhân viên.

Một ưu điểm đặc biệt nữa chính là vải Kaki Pangrim không bị nhăn, tăng cường được tính thẩm mỹ cho trang phục, giúp mọi người luôn tự tin khi làm việc, cũng như khi tiếp xúc với mọi người. Bên cạnh đó, một phom dáng đẹp cũng là điểm mạnh để mọi người sử dụng Kaki Pangrim để may đồng phục y tế.

Vải Kaki Pangrim có nhiều phân loại khác nhau, nên có thể chọn từng chất liệu nhằm phú hợp với túi tiền của người sử dụng, điển hình như Kaki Pangrim 1609 hay Pangrim 2721.

b. Nhược điểm

Vì bản chất của Kaki Pangrim có chứa sợi Cotton, nên khả năng bền màu sẽ kém khi vải tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Khi quần áo đã khô, không được phơi dưới trời nắng gắt. Nhiệt độ không những làm vải bị phai màu, mà còn làm cho bề mặt vải bị thô rá.

4. Vải Kaki thun

Vải Kaki thun hay còn được gọi là vải Kaki chun, ngoài kết cấu cơ bản, Kaki thun được thêm vào 5% thành phần Spandex, nhằm tăng độ co giãn cho chất liệu. Đây là loại vải may đồng phục y tế được sử dụng cho những bạn có thân hình mũm mĩm.

vai may dong phuc y te kaki thun

a. Ưu điểm

Chỉ cần 5% sợi Spandex, nhưng cũng đủ để giúp bề mặt vải co giãn tốt. So với Kaki thông thường, Kaki thun có bề mặt mỏng và mềm hơn, nên người mặc luôn có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Kaki thun là loại vải may đồng phục y tế, được nhiều các y bác sỹ nữ ưa chuộng, vì chúng có thể may ôm sát cơ thể, giúp tạo nên một phom dáng đẹp cho người mang.

Vải Kaki thun có giá thành ổn định, phải chăng, nên hầu như phù hợp hết với mọi cơ sở khám chữa bệnh. Đây là chất liệu vải không nhăn, nhanh khô và bề mặt vải hạn chế bị xù lông.

b. Nhược điểm

Vải Kaki thun vì có thành phần Spandex nên bề mặt vải nhanh bị giãn và bị biến dạng về kích thước. So với những loại vải may đồng phục y tế khác, thì Kaki chun có độ bền thấp hơn. Bề mặt vải cũng sẽ dễ bị phai màu nếu như phải tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng.

5. Vải thô

Vải thô là loại phải may đồng phục y tế được sử dụng chủ yếu cho y tá, và bác sỹ tại phòng phẫu thuật. Vải thô được dệt từ các sợi như Cotton hay sợi gai. Chất liệu được xem là trường tồn với thời gian, bởi vì vải thô được sản xuất mà không có sự can thiệp của các chất hoá học.

a. Ưu điểm

Vải thô là loại vải may đồng phục y tế tuy có bề mặt thô, nhưng bù lại chất liệu rất thoáng mát, hút ẩm tốt. Với cấu tạo từ những sợi vải tự nhiên, vải thô có khả năng chống nắng, chống tia UV tốt, giúp bảo vệ làn da cho người sử dụng. Vải an toàn cho mọi loại da, vì không chứa các thành hóa học độc hại trong quá trình sản xuất.

Mặc dù không có các thành phần tổng hợp, nhưng chất liệu có khả năng bám màu nhuộm rất tốt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất liệu sẽ bền màu trong một thời gian sử dụng lâu dài. Vải không mềm, nên luôn may được những bộ đồng phục y tế có phom dáng đẹp, không bị chảy xệ.

b. Nhược điểm

Đúng như cái tên của chất liệu, đây là loại vải may đồng phục y tế có bề mặt thô ráp, nên đôi khi sẽ không thích hợp cho những ai thích sự mềm mại và nhẹ nhàng. Đây cũng chính là nhược điểm làm cho chất liệu ít nổi bật hơn các loại vải khác.

6. Vải Tuytsi thun

Vải Tuytsi thun là loại vải được dệt với hầu hết thành phần Cotton. Là một loại vải rất cao cấp, nên cũng được chọn ưu tiên để may đồng phục y tế, điển hình như áo Blouse.

vai may dong phuc y te vai Tuytsi thun

a. Ưu điểm

Vải có độ bền khá cao, rất thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Chất liệu giúp cho đồng phục y tế luôn giữ được phom dáng tốt, đặc biệt là phần cổ áo. Ngoài ra, chất liệu cũng giúp tạo sự sang trọng, lịch lãm cho người sử dụng. Vải có bề mặt mềm mại, bóng và ít bị nhăn. Đây là những ưu điểm, giúp trang phục luôn giữ được tính thẩm mỹ cao trong khi sử dụng.

Một điểm mạnh đặc biệt mà Tuytsi thun có thể làm được nữa, chính là điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Vào những ngày nắng nóng, chất liệu sẽ giúp cho các y bác sỹ được mát mẻ và thoải mái. Tuy nhiên, khi trời trở lạnh, chúng lại giúp chắn gió và giữ ấm cho cơ thể.

b. Nhược điểm

Vải Tuytsi thun sẽ dễ bị xù lông trên bề mặt sau một thời gian sử dụng. Chất liệu tuy ít bị nhăn, nhưng nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách, đồng phục y tế cũng sẽ dễ bị nhàu. Chất liệu lâu khô hơn so với các loại vải khác.

7. Vải Thô Oxford

Vải thô Oxford là loại vải được dệt có sự kết hợp giữa Polyester và Cotton. Trong đó thành phần Polyester luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Có hai loại vải Oxford đó là Oxford 65/35 và Oxford 83/17. Tỷ lệ Polyester chiếm lần lượt sẽ là 65% và 83%. Thành phần Cotton chiếm 35% và 17%.

a. Ưu điểm

Vải có khả năng chống nước rất cao, tỷ lệ Polyester chiếm nhiều hơn nên ưu điểm này khá nổi trội, hạn chế được các vết bẩn bám sâu, nên người dùng tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Vải thô Oxford khi được sử dụng làm vải may đồng phục y tế còn có độ bền cao, chống lại sự phai màu, xù lông hay co giãn. Vải còn có trọng lượng siêu nhẹ, tạo sự thoải mái khi làm các công việc nặng nhọc, hoặc công việc phải kéo trong một thời gian dài.

Polyester còn giúp đồng phục y tế chống lại được bụi bẩn, chịu lực tốt và khó bị rách khi sử dụng. Chất liệu còn ngăn được độ ẩm, làm quần áo không bị hôi và hạn chế tình trạng nấm mốc. Vải cũng rất nhanh khô, nên có thể dễ dàng vệ sinh hàng ngày.

b. Nhược điểm

Vải có ít thành phần Cotton nên có độ thoáng khí kém, vải cũng ít thấm hút mồ hôi hơn các loại chất liệu khác. Chất liệu ít co giãn nên đôi khi người mặc không được thoải mái trong khi vận động hay di chuyển. Vải thô Oxford khi may đồng phục y tế chỉ thích hợp sử dụng những nơi ít có ánh nắng gắt chiếu vào. Nhiệt độ cao làm quần áo dễ bị nóng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến da.

8. Vải Kate Ford

Vải Kate Ford không chỉ là chất liệu may áo Blouse đẹp, mà đây còn là một loại vải may đồng phục y tế rất được ưa chuộng hiện nay. Vải Kate Ford có chứa thành phần Cotton nhiều hơn các loại vải khác.

vai may dong phuc y te kate ford

a. Ưu điểm

Vải Kate Ford có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhờ vào tỷ lệ Cotton chiếm khá cao. Chất liệu luôn thoáng mát, hút ẩm tốt và còn có giá thành khá rẻ. Mức giá thành trung bình này chính là cơ sở mà các trung tâm y tế, hay bệnh viện sử dụng chất liệu để may đồng phục cho các y bác sĩ. Vải Kate Ford còn khá dày nên tạo được phom dáng chuẩn cho trang phục.

b. Nhược điểm

Vải Kate Ford dễ bị nhăn hơn so với vải thô Oxford. Sợi Cotton còn làm cho đồng phục có hiện tượng đổ lông, giảm đi tính thẩm mỹ cũng như độ bền của sản phẩm. Bên cạnh đó, mồ hôi sẽ dễ làm cho trang phục bị ố vàng, nên chúng ta cần vệ sinh quần áo thường xuyên và sạch sẽ.

Xem thêm:

Vải may đồng phục y tế rất đa dạng cả về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh. mà các loại vải được chọn sao cho phù hợp nhất. Hy vọng, qua những thông tin hữu ích trên, các bạn sẽ hiểu hơn về những ưu và nhược điểm của các loại vải may đồng phục y tế được sử dụng phổ biến hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

12 bình luận trong “8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

  1. Avatar of Nguyễn Hưng
    Nguyễn Hưng nói:

    Cảm ơn bài viết đã liệt kê những loại vải may đồng phục y tế được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhờ đó, tôi có thể lựa chọn được chất liệu phù hợp với việc sản xuất đồng phục y tế cho nhà máy của mình.

  2. Avatar of Nguyễn Thị Hương
    Nguyễn Thị Hương nói:

    Vải Kaki Nam Định rất thích hợp để sử dụng cho đồng phục y tế, đảm bảo độ bền và an toàn. Cám ơn bài viết đưa ra thông tin hữu ích!

  3. Avatar of Phuong Tran
    Phuong Tran nói:

    Tôi đã từng may đồng phục y tế Vải thô Biên đỏ cho công ty của mình và rất hài lòng về chất lượng.

  4. Avatar of Anh Tuấn
    Anh Tuấn nói:

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin hữu ích về vải may đồng phục y tế, tôi sẽ áp dụng khi làm việc tại bệnh viện.

  5. Avatar of Nguyễn Đức Bình
    Nguyễn Đức Bình nói:

    Tôi đã từng sử dụng vải Kaki Nam Định để may đồng phục cho công ty y tế của mình và rất hài lòng với độ bền cũng như màu sắc của vải. Rất đáng để tham khảo!

  6. Avatar of Trần Thị Anh
    Trần Thị Anh nói:

    Sau khi đọc bài viết này, tôi có thể hiểu thêm về các tính năng của những loại vải may đồng phục y tế , như khả năng chống thấm nước, kháng khuẩn và dễ vệ sinh. Rất hữu ích!

  7. Avatar of Hien Le
    Hien Le nói:

    Mình không biết rõ về loại vải thô này, nhưng Biên đỏ đang là xu hướng mới, cũng muốn thử may một bộ đồng phục y tế từ chất liệu này.

  8. Avatar of Lê Thị Thu Hà
    Lê Thị Thu Hà nói:

    Nhờ có bài viết này mà tôi mới biết đến 8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn hiện nay. Vải Kaki Nam Định đã được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nơi do độ bền cao và dễ giặt là. Cám ơn tác giả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *