Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một ngày để mọi người tưởng nhớ đến vị sư Tổ đã sáng lập ra ngành nghề đó. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, nhằm thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ đã đi trước. Trong đó, nghề xây dựng cũng có một ngày để tưởng nhớ và tri ân. Ngày giỗ tổ ngành xây dựng cũng là ngày giỗ Tổ thợ xây, giỗ Tổ thợ hồ, thợ mộc hay cơ khí.

Vậy để biết được ngày giỗ Tổ nghề xây dựng là bao nhiêu? Nguồn gốc của ngày giỗ Tổ ngành xây dựng là như thế nào? Cũng như lễ vật & văn khấn để cúng giỗ Tổ nghề xây dựng nên chuẩn bị những gì? Mời bạn đọc cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu những thông tin bổ ích dưới đây.

gio to nghe xay dung 2012 am lich

I. Nguồn gốc của ngày Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch)

Từ trước đến nay, ngày giỗ Tổ nghề xây dựng thường có 2 ngày. Và khoảng thời gian cách nhau là 6 tháng. Đó chính là ngày 20/12 Âm lịch13/6 Âm lịch hàng năm. Sự tích để có ngày giỗ Tổ của ngành xây dựng là từ đâu?

1. Giỗ Tổ nghề xây dựng ngày bao nhiêu?

Giỗ Tổ ngành xây dựng được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 12 (tháng chạp Âm Lịch)

Còn bao nhiêu ngày đến giỗ Tổ nghề xây dựng 2022?

Hôm nay là Ngày 07, Tháng mười, 2024 (Dương lịch), thời gian diễn ra còn:

 
 

Ngày diễn ra: Thứ Sáu, 20/12/2024 (Dương lịch), nhằm ngày 20/11/2023 Tức ngày Mậu Ngọ, tháng Bính Tý, năm Giáp Thìn (Âm lịch)

Giỗ Tổ Nghề 2022 (đã diễn ra): Thứ Tư, 11/01/2023 (Dương lịch), nhằm ngày 20/12/2022 Tức ngày Kỷ Tỵ, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần (Âm lịch)

Giỗ Tổ Nghề 2021 (đã diễn ra): Thứ Bảy, 22/01/2022 (Dương lịch), nhằm ngày 20/12 năm Tân Sửu (Âm lịch)

2. Lỗ Ban – người tạo ra những bí quyết trong thiết kế xây dựng

Ông Tổ của nghề xây dựng theo truyền thuyết có tên là Lỗ Ban. Trong đó, Ban là tên của một người, Lỗ là người ở nước Lỗ. Trong lịch sử của nước Trung Quốc, vào thời Lục quốc phân tranh, có một người thợ làm mộc rất giỏi. Chính vì quá tài năng, mà ông được nhà vua giao nhiệm vụ tạo một con diều bằng gỗ, có thể giúp con người được di chuyển ở trên không, nhằm thám thính tình hình quân địch tại biên giới. Nhờ vào chiến công này, mà ông được mọi người tung hô và được xứng danh là bậc thầy của thợ mộc.

lo ban su to nganh xay dung

Không những thế, Lỗ Ban còn để lại nhiều bí quyết thiết kế nhà cửa, vật dụng cho những người thợ mộc, thợ xây và thợ nề. Một trong những vật dụng phổ biến được sử dụng đến nay chính là thước Lỗ Ban. Vậy nên, trong nghề xây dựng, mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó, mọi người đều cũng tế để xin phép Tổ sư Lỗ Ban, giúp cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Ở Hồng Kông, ngày 13/6 âm lịch, công nhân ngành xây dựng được nghỉ để tưởng nhớ đến Tổ sư của mình.

3. Thần thoại Nữ Oa vá trời

Ngoài truyền thuyết về Tổ sư Lỗ Ban, một giả thuyết khác về người được xem là Tổ sư ngành xây dựng nữa là bà Nữ Oa. Truyền thuyết kể rằng, vào một ngày nọ bỗng nhiên trời đất quay cuồng, gió thổi lớn, sấm chớp ầm ầm, nhân loại và muông thú hoảng loạn, một phần của bầu trời bị sập xuống, làm nước trên trời tuôn chảy ào ào, khiến cho mặt đất ngập tràn bao la một màu trắng xóa.

nu oa va troi su to nghe xay dung

Bà Nữ Oa đã đội những hòn đá lớn bay đến để bịt hết những lỗ hổng ở trên trời, nhưng vì nước chảy quá mạnh, nên bà phải đi nhặt hết những hòn đá khác từ sông ao hồ và chất thành một hòn núi ngũ sắc. Bên cạnh đó, bà Nữ Oa còn cắt những cọng lau trộn lẫn với sỏi đá và nung chín trong nhiều ngày, chỉ sau 7 ngày, lỗ hỏng trên trời đã được bà Nữ Oa vá lại, cứu thoát cho muôn dân thoát khỏi cảnh thiên tai, lũ lụt.

Từ đó, nhân dan truyền đạt lại rằng, bà Nữ Oa chính là người cứu sống thế gian, và loài người từ đó được sống một thời vàng son, hòa thuận, trồng trọt chăn nuôi thuận lợi, con đàn cháu đống. Cùng chính vì cách nung đá vôi để làm vật liệu xây dựng, mà Nữ Oa được mọi người tôn sùng là Sư tổ của ngành xây dựng.

4. Vị thần Athena

Trong thần thoại Hy Lạp, Athena được xem là nữ thần, được sinh ra từ cái đầu của Zeus – vị thần tối cao nhất trên đỉnh Olympus. Trong khoảng thời gian cai quản vùng đất Acopolos, Athena đã cho xậy dựng thành lũy kiên cố nhằm chống lại kẻ thù xâm lược.

vi than athena su to nghe xay dung

Đây cũng chính là cách mà Athena quy hoạch đô thị, và nó được xem như là một nhiệm vụ thiêng liêng cần phải thực hiện. Từ đó, người dân xem đây như một món quà của các vị thần, và Athena đã trở thành vị thần bảo hộ cho vùng đất này (Tức Athen ngày nay).

Từ truyền thuyết này, mà Athena cũng được dự đoán là một trong những Sư tổ của ngành xây dựng. Mặc dù chưa có thông tin xác thực nào khẳng định ai là người đã tạo ra ngành này, nhưng đối với mỗi vùng miền, họ tôn thờ và cúng bái một vị thần khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến một mục đích chung, đó chính là nhớ ơn những người đã tạo nên nghề xây dựng.

II. Lễ vật & văn khấn cúng Tổ nghề xây dựng

1. Ngày cúng giỗ Tổ nghề xây dựng

Mặc dù Sư tổ của ngành xây dựng vẫn còn đang là một giả thuyết, tuy nhiên, đối với những người làm nghề xây dựng, thì họ đều là những vị thần đáng được kính trọng. Vì vậy, để tưởng nhớ công lao to lớn của Sư tổ, những người thợ xây bao gồm thợ mộc, thợ cơ khí, thợ nề đã cúng tế ngành vào hai ngày trong năm: Ngày 13 tháng 6 âm lịch và ngày 20 tháng 12 âm lịch.

Ngày giỗ 13/6 âm lịch khá đơn giản và thường được cúng tại nơi làm việc. Còn ngày 20/12 âm lịch, lễ giỗ Tổ được toàn thể công nhân làng nghề tổ chức trọng thể, trang trọng. Thông thường, cúng giỗ Tổ ngành xây dựng được phân chia thành 3 lễ khác nhau:

  • Cúng giỗ Tổ cho người mới vào nghề xây dựng.
  • Cúng giỗ Tổ ngành xây dựng tại nơi làm việc vào ngày 13/6 âm lịch.
  • Cúng giỗ Tổ ngành xây dựng tại các làng nghề lớn vào ngày 20/12 âm lịch.

Và để làm được những việc này đúng với ý nghĩa của nó, chúng ta cần chuẩn bị gì?

2. Những người mới vào nghề xây dựng cần làm những gì?

Đối với những người mới vào nghề, lễ cúng giỗ Tổ với mục đích là ra mắt với Tổ nghề xây dựng. Lễ vật cúng giỗ Tổ ngành xây dựng đơn giản, nhưng tối thiếu phải có một con gà trống, xôi trắng, rượu trắng, nhang thơm.

Đặt lễ lên bàn thờ tổ rồi khấn và vái ba xá, ba lạy. Sau đó người chủ trì sẽ lấy một ly rượu trắng đưa cho người mới, người mới nhận rượu và mời lại cho người thầy sẽ dạy mình. Người thầy cần phải uống hết rượu trong ly với ngụ ý rằng: Sẽ truyền dạy hết kiến thức bằng cả tấm lòng của một người thầy.

3. Giỗ Tổ ngành xây dựng vào ngày 13/6 âm lịch

Giỗ Tổ ngành xây dựng ngày 13/6 âm lịch được mọi người tại nơi làm việc tổ chức, chỉ với quy mô nhỏ. Vào ngày lễ này, chúng ta cần chuẩn bị những lễ vật sau:

  • Ba con sên bao gồm: Một quả trứng luộc, một con tôm nướng, một phần thịt heo quay.
  • Gà lược.
  • Xôi gấc.
  • Xôi trắng.

Đặt lễ vật lên bàn và thắp nhang cúng bái bình thường. Sau khi nhang đã tàn, công nhân và những vị khách được mời sẽ mời nhau những ly rượu trắng, cùng nhau nói chuyện vui vẻ quây quần bên nhau.

gio to nghe xay dung

4. Lễ vật & văn khấn cúng Tổ nghề xây dựng (thợ hồ, thợ xây) đầy đủ ngày 20/12 âm lịch

a. Lễ vật cúng giỗ Tổ ngành xây dựng

Trước ngày giỗ Tổ ngành xây dựng, chúng ta cần chuẩn bị ba lễ vật sau bao gồm: Một con gà trống trắng, một con lợn rừng và một nồi rượu nếp trắng. Đây cũng được gọi là lễ Tam sinh, đã có truyền thống từ rất lâu. Và người chủ lễ cũng là người đã hành nghề lâu năm, có kinh nghiệm và làm việc giỏi.

Ngoài lễ Tam sinh, chúng ta cần chuẩn bị thêm những lễ vật như sau:

  • Gà trống luộc
  • Heo quay nguyên con
  • Rượu nếp
  • Hoa lay ơn
  • Đèn cầy (nến)
  • Một dĩa trái cây
  • Muối hủ
  • Gạo hủ
  • Nước trà
  • Một chai nước trắng
  • Trầu cau
  • Xôi
  • Bánh bao
  • Chả lụa
  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • Nhang rồng phụng cao 5 tấc
  • Giấy cúng giỗ Tổ ngành xây dựng
  • Bài cúng Tổ nghề xây dựng

le vat & van khan cung gio To nganh xay dung

b. Văn khấn giỗ Tổ ngành xây dựng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và đặt lễ lên bàn thờ Tổ, người chủ lễ sẽ thắp nhang và đọc văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là: ………………………………………………………………………………

Hiện ngụ tại: …………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm 20… âm lịch

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề Xây Dựng

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Xây Dựng. thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Xem thêm:

Để ngày lễ giỗ Tổ ngành xây dựng được diễn ra một cách suôn sẻ và có ý nghĩa, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết, cúng bái thành tâm. Mỗi ngành nghề đều có một vị sư Tổ, đối với ngành xây dựng cũng là ngoại lệ. Để cầu chúc cho công việc được thuận buồm xuôi gió, để tưởng nhớ người đã tạo nên công việc cho chúng ta bây giờ, “uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý làm người cần được ghắc ghi.

Có thể bạn quan tâm:

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

3 bình luận trong “Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

  1. Avatar of Đoàn Nguyên Tú
    Đoàn Nguyên Tú nói:

    Bài viết đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin bổ ích về Giỗ Tổ Nghề Xây Dựng, từ nguồn gốc, lễ vật cho đến văn khấn cúng Tổ. Tôi đặc biệt ấn tượng với truyền thuyết về Ông Tổ Nghề Xây Dựng – Đức Lỗ Ban. Những câu chuyện về tài năng và lòng tận tụy của Ông đã khiến tôi vô cùng khâm phục. Xin cảm ơn tác giả đã chia sẻ những thông tin quý giá này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *