Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần đến hoạt động in ấn hay photocopy. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nội dung nào cũng được cho phép tạo ra một bản sao mới. Tất cả phải được thực hiện dưới sự quản lý của Nhà nước, phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy bao gồm những gì? May In Thêu Hải Triều sẽ tổng hợp các thông tin chính xác nhất dưới đây.

nhung hanh vi bi cam trong in an photocopy

I. Photocopy là gì?

Photocopy là bản sao chụp, bản sao chép. Là sự sao chép nguyên văn từ một bản gốc sang một bản mới hơn. Và bản mới hơn này người ta sẽ gọi là bản sao, đã trải qua một quá trình sao chép. Việc sao chép vào những năm trước đây sẽ được thực hiện bằng tay. Tuy nhiên, để đảm bảo được tiến độ của công việc, máy photocopy đã ra đời để giúp các bản sao được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác.

Nhung hanh vi bi cam trong hoat dong in an photocopy

Ngoài môi trường công sở, thì ở bất cứ nơi nào cũng cần hoạt động photocopy, vậy nên nhiều tiệm photocopy được mở để phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên, có những điều cấm trong hoạt động in ấn, photocopy không phép được thực hiện. Vậy đó là những hành vì nào?

II. Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy đươc quy định tại Điều 9, Chương I, Nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in. Quy định được đưa ra như sau:

1. Chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau đây:

a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

c) Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này.

3. Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan Nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.

4. Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5. Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh.

6. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các hành vi khác có liên quan bị cấm theo quy định của pháp luật.

Nhung hanh vi bi cam trong hoat dong in an photocopy

Tại sao trong hoạt động in ấn, photocopy lại có những điều cấm được đưa ra, dưới đây sẽ là những lý do:

  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

Việc in các bản có nội dung liên quan đến việc tuyên truyền chống phá nhà nước, hay gây ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc sẽ tạo ra những nội dung không tốt, gây ảnh hưởng đến tư tưởng của lớp trẻ, của người dân trong nước. Tạo ra những ý nghĩ sai lệch, gây hiểu lầm đến đường lối, hay ý chí của cách mạng.

Đồng thời bắt tay với các đối tượng phản động, để tuyên truyền những tư tưởng đi ngược lại với chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Tiêm nhiễm vào suy nghĩ của người dân, đặc biệt là lớp trẻ Thanh niên những ý nghĩ xấu xa. Làm cho thế hệ trẻ bị mai một đi tư duy, lối sống lành mạnh. Đưa ra điều cấm này giúp góp phần bảo vệ, gìn giữ chính trị cho đất nước.

hoat dong in an photocopy

  • Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này:

Đối với bất kỳ cơ sở hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải đăng ký kinh doanh, nên cơ sở photocopy cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ này. Việc bắt các cơ sở hoạt động phải có giấy phép kinh doanh chính là để những cơ sở này không được trốn thuế, hay tránh đi sự quản lý của các cơ quan chính quyền. Bên cạnh đó, giúp địa phương có thể nắm rõ và quản lý chặt chẽ những hoạt động được xảy ra ở đây.

  • Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân:

Việc làm giả giấy tờ hiện nay xảy ra rất nhiều, nhằm thực hiện các mục đích vi phạm, trái pháp luật. Từ hồ sơ, cho đến giấy tờ cá nhân hay các loại bằng cấp khác đều có thể được làm giả thông qua hoạt động in ấn. Vậy nên, điều cấm này được đưa ra nhằm chấm dứt tình trạng làm giấy tờ giả, gây ra các hậu quả xấu trong cộng đồng và xã hội.

  • Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan:

Đối với nước ra sẽ có những loại hàng hóa, hay mặt hàng không được phép nhập khẩu. Trong đó, có các thiết bị in ấn. Vậy nên, điều khoản này được đưa ra nhằm nghiêm cấm các cơ sở in không được nhập khẩu, hay sử dụng các thiết bị này. Chúng không chỉ trái với pháp luật. Mà đây còn là vấn đề liên quan đến luật thương mại hay hải quan.

Đó là những lý do tại sao nhà nước lại đưa ra những việc không được làm tại các cơ sở in ấn, photocopy. Và nếu như không thực hiện đúng theo những quy định trên, thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

hoat dong in

III. Xử lý vi phạm trong hoạt động in

Xử lý vi phạm sẽ dựa được quy định tại Điều 10, Chương I, Nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in.

1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

4. Sản phẩm in có sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị buộc khắc phục, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.

5. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động in phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: 

Mỗi cơ sở hoạt động kinh doanh đều phải thực hiện dưới sự quản lý của địa phương, chính quyền, và Nhà nước. Vậy nên, sẽ có những điều luật đưa ra để các cơ sở hoạt động kinh doanh đi vào một nề nếp ổn định, luôn làm theo sự cho phép của luật pháp. Cơ sở in ấn, photocopy cũng không là ngoại lệ. Những hành vi bị cấm trong hoạt động này sẽ giúp ngăn chặn được nhiều tệ nạn xã hội, cũng như góp phần vào việc giữ vững nền an ninh, chính trị cho quốc gia.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

7 bình luận trong “Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

  1. Avatar of Linh Phạm
    Linh Phạm nói:

    Cảm ơn những lưu ý hữu ích. Tôi sẽ chú ý đến những hành vi bị cấm này trong khi thực hiện các hoạt động in ấn và photocopy.

  2. Avatar of Cường Trần
    Cường Trần nói:

    Tôi rất biết ơn những hướng dẫn này. Chúng tôi sẽ làm việc với đội ngũ in ấn của chúng tôi để đảm bảo tuân thủ các quy định này.

  3. Avatar of Vân Phạm
    Vân Phạm nói:

    Tôi có một câu hỏi: liệu rằng việc photocopy sách giáo khoa có vi phạm các quy định về bản quyền không?

  4. Avatar of Trần Thị Bình
    Trần Thị Bình nói:

    Các quy định liên quan đến việc in ấn và photocopy rất phức tạp. Tôi muốn hỏi liệu có thông tin nào được cung cấp để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về chúng không?

  5. Avatar of Quỳnh Sury
    Quỳnh Sury nói:

    Không chỉ cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chúng ta cần tạo ra những động lực để người thực hiện hoạt động in ấn, sao chép hiểu được tính hợp pháp và độ quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người tạo ra tài liệu.

  6. Avatar of Lài Nông
    Lài Nông nói:

    Tôi muốn in một số tài liệu để sử dụng trong công việc của mình. Liệu tôi có nên hiểu rõ những quy định về in ấn và photocopy để đảm bảo việc làm của mình không bị vi phạm?

  7. Avatar of Thiên Đức
    Thiên Đức nói:

    Tôi đã được biết rằng việc tái bản và in ấn tài liệu của mình mà không có sự cho phép của tác giả là vi phạm luật bản quyền. Nhưng liệu điều này có đúng đối với việc photocopy không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *