Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn đang sử dụng một chiếc áo, hay những món đồ khác có in hình ảnh trên đó. Và đôi khi chúng được sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt, mà chúng ta không hề nhận ra. Vậy in chuyển nhiệt là gì? May In Thêu Hải Triều sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan đến thuật ngữ này, giúp các bạn cũng tìm hiểu nhé.

hinh in vai chuyen nhiet tai xuong hai trieu

I. In chuyển nhiệt là gì?

1. Phương pháp in chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là quá trình in ấn sử dụng nhiệt và sức ép của máy in để tạo nên sản phẩm. In chuyển nhiệt là một phương pháp in kỹ thuật số, bởi vì chỉ cần sử dụng máy và in trực tiếp lên sản phẩm cần in, chứ không phải cần có khuôn hay các bản in khác. In chuyển nhiệt tiếng Anh được gọi là Thermal Transfer Printing.

in chuyen nhiet la gi

Quy trình hoạt động của in chuyển nhiệt khá đơn giản, chỉ cần có máy ép nhiệt và loại giấy dùng riêng cho in chuyển nhiệt là được. Loại giấy này sẽ có một lớp keo, khi cho các vật phẩm cần in vào máy ép, nhiệt độ sẽ làm cho lớp keo trên giấy chuyển sang vật phẩm, và sức ép của máy sẽ giúp vật phẩm tạo được một bề mặt in hoàn chỉnh.

phuong phap in chuyen nhiet la gi

2. Quy trình in chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt cũng phải trải qua một số bước cơ bản để hoàn thiện được bản in. Tuy nhiên, quá trình in chuyển nhiệt đơn giản hơn một số phương pháp in ấn khác:

  • Bước 1: Cần chuẩn bị những mẫu sẽ in. Hình in có thể là chữ, logo hoặc hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.
  • Bước 2: In hình ra giấy chuyển nhiệt bằng máy in chuyên dụng.
  • Bước 3: Dán giấy có in sẵn hình ảnh lên vị trí sản phẩm sẽ in.
  • Bước 4: Cho vật phẩm vào máy ép nhiệt, và thực hiện quá trình in chuyển nhiệt
  • Bước 5: Thu được thành phẩm hoàn chỉnh

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp in chuyển nhiệt

a. Ưu điểm

  • Thời gian in nhanh: Khác với những phương pháp khác, phương pháp in chuyển nhiệt được thao tác đơn giản, cũng như tạo ra được thành phẩm nhanh chóng, chính xác.
  • Chất lượng tốt: Hình in thực hiện theo phương pháp này đạt hiệu quả rất cao, hình rõ nét, đẹp và chân thực hơn.
  • In được nhiều hình hơn: Không chỉ hình ảnh 2D, mà phương pháp in chuyển nhiệt còn có thể in được hình 3D, và in được các hình ảnh chụp.
  • In được các hình lớn: Các hình ảnh có thể được toàn bộ áo, nhưng phương pháp in sử dụng khung chỉ in được một kích thước hạn chế.
  • In được trên nhiều vật dụng khác nhau: Ngoài có thể in được trên áo, phương pháp in chuyển nhiệt còn có thể in được trên bao bì, chén dĩa, đồ gỗ, hộp nhựa…

uu diem cua phuong phap in chuyen nhiet

  • Độ bền cao: Đây được xem là ưu điểm vượt trội của phương pháp, hình in trên sản phẩm giữ được độ bám rất lâu, khó bị bong tróc qua một thời gian sử dụng.
  • Tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm: Mực in sẽ không làm cho áo hoặc các đồ vật khác bị lem màu. Ngoài ra, màu mực cũng không bị cộm làm mất đi tính thẩm mỹ khi sản phẩm được hoàn thiện.

b. Nhược điểm

  • Khó in trên nền đen: Khi in chuyển nhiệt, thành phẩm thường đẹp hơn khi được in trên  bề mặt sáng. Còn đối với các bề mặt tối hơn, hình in sẽ không được sắc sảo và tinh tế bằng.
  • Hạn chế với những vật chịu nhiệt kém: Đối với những chất liệu không chịu được nhiệt, khi sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt sẽ làm cho vật liệu dễ bị biến dạng, hoặc co giãn do tác động quá lớn của nhiệt độ.

4. In chuyển nhiệt trên áo thun

a. Một số kiểu in áo thun chuyển nhiệt

Tuy là in trên áo thun, nhưng tùy thuộc vào từng chất liệu vải mà cách thức, cũng như các thành phẩm được tạo ra sẽ khác nhau:

  • In trên áo poly nền trắng: Đây là loại chất liệu dễ in nhất, giá thành cũng rẻ và cho ra sản phẩm có chất lượng rất cao, hình ảnh sắc nét và chân thực.
  • In trên vải cotton: Để sử dụng trên bề mặt vải cotton, cần phải có thêm hóa chất để làm lớp lót. Mực in cùng hóa chất này sẽ giúp hình ảnh được bám chặt trên áo, và cũng như màu sắc được tạo ra chuẩn xác hơn.
  • In trên decal: In trên decal tức sẽ in hình ảnh trực tiếp lên các tấm decal này, sau đó mới dán decal lên áo.
  • In trên tấm film: Đây là phương pháp in có giá thành khá cao, nhưng bù lại sản phẩm hoàn thành luôn đẹp hơn và chân thực hơn.

in chuyen nhiet tren ao thun

b. In chuyển nhiệt trên áo thun đen

Đối với các vật liệu có bề mặt sáng, khi in chuyển nhiệt sẽ giúp hình ảnh được rõ nét hơn. Đối với bề mặt tối hoặc trên bề mặt áo thun đen, muốn thu lại được kết quả tốt, cần có các kỹ thuật in như sau:

  • In chuyển nhiệt 2 da: Đây là một kiểu in có giá thành khá cao. Đối với kỹ thuật này, vải khi in sẽ có hai mặt. Mặt ngoài có màu, mặt trong sẽ là màu trắng. Và loại máy sử dụng phải in được khổ A0, kỹ thuật in này cũng tốn rất nhiều mực.
  • Sử dụng lớp lót, mực in chuyên dụng: Để không in hình trực tiếp lên bề mặt vải, người in sẽ sử dụng một loại hóa chất, nhằm tạo một lớp trong suốt lên trên bề mặt vải. Và khi có sự tác động nhiệt của máy ép, lớp mực cùng hóa chất này sẽ có thể bám chắc hơn trên sản phẩm được in.
  • Sử dụng tấm film: Sử dụng tấm phim để chuyển hình ảnh lên đó, cuối cùng mới dán tấm film lên áo. Cách làm này sẽ giúp áo được in có hình ảnh sống động hơn.

in chuyen nhiet tren ao den

II. Các loại thiết bị cần thiết để in chuyển nhiệt?

Để có thể thực hiện được phương pháp này, cần phải có một số thiết bị cần thiết thì mới có thể hoàn thiện được một sản phẩm hoàn chỉnh. Vậy những thiết bị đó là gì?

1. Máy in giấy chuyển nhiệt

Máy in giấy chuyển nhiệt, nhằm tạo ra được một hình ảnh hoàn chỉnh trước khi dán lên vật dụng cần in. Trên thị trường hiện nay có một số loại máy in giấy chuyển nhiệt như sau:

  • Máy in khổ A3: Đối với máy in khổ A3, có các loại máy như máy Epson 1400 và máy Epson 1390.
  • Máy in khổ A4: Để in giấy chuyển nhiệt khổ A4, sẽ sử dụng các loại máy như Epson T50, Epson T60, hay Epson R230s.

may in giay chuyen nhiet

2. Giấy in chuyển nhiệt

GIấy in chuyển nhiệt không giống với các loại giấy thông thường, chúng được tạo ra chỉ để sử dụng vào phương pháp này. Giấy được tẩm hóa chất chạy nhiệt. Giấy được bao bọc bởi một hỗn hợp của thuốc nhuộm, và khi được sử dụng, phần thuốc này sẽ được ép qua sản phẩm cần in. Hiện nay, có nhiều loại giấy được sản xuất và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Và để chọn được loại giấy phù hợp, các bạn có thể tham khảo một số loại như sau:

  • Giấy in chuyển nhiệt Jet – Pro SS: Đây là một loại giấy khá mỏng, và kích thước được sản xuất thông dụng là dành cho khổ A3, và A4. Nếu người dùng cần kích thước lớn hơn, có thể đặt với nhà sản xuất. Giấy in chuyển nhiệt Jet – Pro SS khi in sẽ bị đảo ngược hình, và khi in cần có khoảng thời gian lớn hơn để hình in được in hoàn chỉnh trên vật liệu cần in.

Giay in chuyen nhiet Jet - Pro SS

  • Giấy decal chuyển nhiệt UP: Là loại giấy có nhiều tiện ích hơn, khi có thể in tốt trên bề mặt vật liệu tối. Giấy dễ sử dụng hơn Jet – Pro SS, vì khi dùng không cần lưu ý đến chiều hướng in của hình ảnh, và khoảng thời gian in sẽ nhanh hơn.

Giay decal in chuyen nhiet UP

  • Giấy decal in chuyển nhiệt 3G Jet-Opaque: Chỉ nên in trên những loại vải như polyester hay cotton. Vì khi in trên hai chất liệu này, hình ảnh đạt chất lượng cao nhất.

Giay decal in chuyen nhiet 3G Jet-Opaque

  • Giấy decal chuyển nhiệt Subumation: Là dòng giấy cho ra chất lượng hình ảnh đẹp nhất. Vì khi sử dụng loại giấy này cần loại mực tốt nhất, và sản phẩm hoàn thiện sẽ cho ra sản phẩm chính xác đến 95%. Chất liệu vải khi in có hiệu quả tốt nhất thường là vải cotton. Giấy Subumation có giá thành khá rẻ, nhưng đem lại hiệu quả cao, nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Giay decal in chuyen nhiet Subumation

3. Mực in chuyển nhiệt

Mực in là một thành phần rất quan trọng để tạo nên được một sản phẩm đẹp và chất lượng. Mực loại tốt sẽ đảm bảo cho quá trình in được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Khi gặp nhiệt độ cao, mực in sẽ bốc hơi và di chuyển lên bề mặt giấy in. Và nhiệt độ cao cũng sẽ làm cho bề mặt giấy in được hấp thụ phần thuốc nhuộm này, sau đó sẽ ép phần mực lên vật phẩm cần được in. Sau khi đã in xong, nhiệt độ hạ xuống và làm cho thuốc nhuộm sẽ nhanh chóng hóa thành thể rắn. Hiện nay, trên thị trường có một số loại mực in như sau:

  • Mực in Offset: Mực in Offset được tạo ra bao gồm các hạt pigment. Hạt pigment là hạt dùng để tạo màu, và là chất để quyết định đến sự đục, trong của mực. Sử dụng loại mực này không gây ra hiện tượng nhũ tương cho sản phẩm in. Mực bền với nước và có độ ẩm cao. Mực in Offset có thể in được lên nhiều chất liệu khác nhau, và thời gian in cũng diễn ra rất nhanh.
  • Mực InkTec: Là loại mực in dạng nước và có 6 màu bao gồm: Magenta, cyan, yellow, black, light magenta, light cyan. Mực InkTec hạt nhỏ, giá thành rẻ, mực dễ thấm và cho ra màu sắc ổn định. tuy nhiên, mực InkTec dễ bị nhòa khi gặp nước, không in được trên các vật liệu có bề mặt tối và không in được trên vải.

muc in chuyen nhiet inktec

  • Mực in gốc nước: Mực in gốc nước được sản xuất với các thành phần như nước, wax tổng hợp, bột màu và nhựa Acrylic. Mực in gốc nước cho ra sản phẩm sắc nét, màu đẹp và hình ảnh sống động. Mực có giá thành khá rẻ, nên phù hợp với việc in ấn số lượng nhiều. Tuy nhiên, mực dễ tan trong nước và dễ bị lem khi tiếp xúc với nước. Loại mực này chỉ thích hợp sử dụng cho những vật dụng có thời gian dùng ngắn hạn.
  • Mực in gốc dầu: Mực in gốc dầu là một trong những loại mực in chuyển nhiệt có mức giá cao. Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ, nên chúng thường có mùi dầu. Mực in gốc dầu bền màu với nước, nên các sản phẩm in có thể được sử dụng trong một thời gian dài. Tuy chi phí cao hơn nhưng lại đem đến hiệu quả lớn hơn so với các loại mực khác. Mực in gốc dầu có nhược điểm là dễ khô và làm nghẹt đầu phun, do có chứa keo UV.
  • Mực in plastisol: Đây là một loại mực có gốc dầu nhẹ, nên bình thường chúng ta sẽ không ngửi thấy mùi dầu. Mực cũng tạo ra được các hình ảnh đẹp, khả năng bám tốt và bóng hơn mực nước.

muc in chuyen nhiet plastisol

  • Mực UV: Là loại mực được làm khô bằng cách chiếu tia UV. Mực UV khá an toàn vì các khí thải thoát ra bên ngoài môi trường dường như rất ít. Mực được in hiệu quả trên nhiều chất liệu khác nhau và có độ bám khá tốt. Trên thị trường hiện nay, có hai loại mực tia UV bao gồm: Mực UV gốc nước và mực UV gốc dầu.
  • Mực pigment UV: Mực pigment UV tạo ra các hình ảnh in có độ bền cao, lâu phai màu và khá sắc nét. Mực cùng không gay hại đầu phun và cò thời gian bám màu kéo dài.
  • Mực in sublimation: Đây là loại mực khi được kết hợp thuốc nhuộm rắn, và nhiệt độ cao trong máy ép sẽ tạo nên được một sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp mắt và hình ảnh sống động. Mực chịu đựng được nhiệt độ tối đa là 220 độ C.

muc in chuyen nhiet sublimation

4. Máy ép nhiệt

Tùy từng sản phẩm được sử dụng để in ấn, mà chúng ta sẽ có những loại máy ép khác nhau. Và chúng cũng sẽ có cấu tạo khách nhau, nhằm thích ứng để in cho từng loại sản phẩm. Và hiện nay trên thị trường có 5 loại máy ép nhiệt được sử dụng phổ biến như sau:

  • Máy ép nhiệt khổ lớn 60 × 80: Đây là loại máy được sư dụng cho những sản phẩm có bề mặt diện tích rộng, và thường được dùng tại những cơ sở in ấn lớn. Máy có giá khoảng 40 triệu đồng. Máy có thể in được hình ảnh lên các loại vật liệu phẳng như thủy tinh, pha lê, gạch men, ốp lưng điện thoại… Máy tích hợp 6 thanh chuyển nhiệt giúp cho việc giàn trải mực in được tỏa đều trên vật liệu, máy có chế độ tự ép nên thuận tiện cho người điều hành. Máy có đồng hồ hiện thị thời gian và được phủ một lớp chống xước bên ngoài. Tuy nhiên, cần lưu ý khi mua máy, đó là máy sự dụng dòng điện 3 pha và phải có máy bơm để hoạt động.

may ep nhiet phang 60 ×80

  • Máy ép nhiệt cao áp 40 × 60: Máy thường được sử dụng để in hình hoa văn, chữ và các hình ảnh khác lên sản phẩm có bề mặt phẳng như áo, kính hay gỗ. Máy cũng hoạt động có lượng nhiệt phân bổ đều, nên các sản phẩm được tạo ra luôn đều màu và chỉnh chu. Máy hiển thị thời gian và nhiệt độ và các thông số khác, giúp cho người sử dụng dễ dàng điều hành hơn. Máy được thiết kế gọn và có chân bọc silicon. Tuy nhiên, thời gian để khởi động máy khá lâu, cũng cần dòng điện cao áp và chỉ in được trên bề mặt phẳng. Máy ép nhiệt 40 × 60 có giá khoảng 5.300.000đ.

may ep nhiet phang cao ap 40 × 60

  • Máy ép nhiệt đa năng 6 trong 1: Máy được ứng dụng in trên nhiều bề mặt khác nhau, nên được gọi là máy ép 6 trong 1. Với loại máy này, người dùng có thể in được lên gạch men, áo, ly, mũ hay đĩa đều được. Máy có nhiều khuôn ép riêng biệt, nên độ chính xác đem lại cho sản phẩm rất cao. Máy có giá thành khá rẻ, khoảng 6 triệu đồng, nhưng lại tiện lợi hơn các loại máy khác. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ phù hợp với các sản phẩm có diện tích nhỏ, và không có chức năng tự động nâng khuôn.

may ep nhiet da nang 6 trong 1

  • Máy ép nhiệt mâm xoay: Máy có khuôn dạng thẳng đứng, nên khi ép tạo được một lực ép khá lớn lên sản phẩm. Máy được thừa hưởng những ưu điểm của máy ép cao áp, nên rất tiện dụng cho những người mở cở sở in nhỏ, vì giá thành máy chỉ bằng một nửa. Máy có thể ép được vật liệu có độ dày lên đến 10mm, quy trình vận hành đơn giản và thiết kế gọn nhẹ, gúp người điều hành dễ dàng điều khiển máy hơn. Tuy nhiên, máy chỉ dử dụng được cho những vật liệu in có bề mặt phẳng.

may ep nhiet phang mam xoay

  • Máy ép nhiệt 3D chân không đa năng: Máy in 3D cũng có thể in được nhiều vật liệu khác nhau như: Đá, gạch men, vành đĩa, kim loại và các một số loại vật liệu khác. Máy được thiết kế khá sang trọng và ngọn nhẹ. Máy có tính ổn định cao, sử dụng chân không nhập khẩu, và tỷ lệ sự cố rất thấp. Nhược điểm của máy chính là không in được các sản phẩm có diện tích lớn, và có giá thành khoảng 10 triệu đồng.

may ep nhiet 3d chan khong da nang

5. Máy cắt và băng keo nhiệt

Máy cắt cũng là một thiết bị rất quan trọng trong quá trình in chuyển nhiệt. Máy cắt được sử dụng để cắt giấy in chuyển nhiệt. Sử dụng máy cắt sẽ giúp cho giấy in đươc cắt chuẩn kích thước hơn, và tạo ra được những đường cắt sắc sảo. Băng keo nhiệt sẽ giúp giấy in có thể cố định được trên vật cần in.

Như vậy, để hoàn tất được một quá trình in chuyển nhiệt, chúng ta cần có đủ 5 loại thiết bị cơ bản. Và tùy vào quy mô và các sản phẩm được in, mà các thiết bị sẽ được mua và sử dụng khác nhau, nhằm tạo ra được một bản in hoàn chỉnh nhất.

In chuyển nhiệt là một phương pháp in hiện đại, tiết kiệm thời gian và có thể in được một số lượng lớn sản phẩm. Với những hình ảnh thu về luôn sắc nét, chân thực, phương pháp đã giúp cho các vật dụng tăng thêm tính thẩm mỹ, cũng như có thời gian sử dụng được lâu hơn. Hy vọng, qua bài viết trên, các bạn đã phần nào hiểu hơn về phương pháp in chuyển nhiêt, và có thể yên tâm ứng dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm: Local Brand là gì? Đặc điểm Tee, Hoodie, Sneaker,.. Local Brand Việt Nam

Ngoài ra, nếu các bạn muốn sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt trên áo thun, có thể liên hệ với công nghệ in đặc biệt này tại May In Thêu Hải Triều. Với quy mô và kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cơ sở in chuyển nhiệt Hải Triều sẽ không làm các bạn phải thất vọng đâu ạ. Mời các bạn ghé thăm và sử dụng dịch vụ uy tín tại xưởng nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

8 bình luận trong “In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

  1. Avatar of Lê Hương Giang
    Lê Hương Giang nói:

    Một câu hỏi về Phương pháp in chuyển nhiệt mà tôi luôn thắc mắc là liệu công nghệ này có độ bền cao không? Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin bổ ích!

  2. Avatar of Quỳnh Nguyễn
    Quỳnh Nguyễn nói:

    Dạ em chào anh chị ạ, hiện tại em là người mới chưa có kiến thức gì về ngành in ấn, đang muốn tìm hiểu sâu hơn về mảng in DTG này. Về cách thức kinh doanh, điểm mạnh điểm yếu của các loại máy DTG có trên thị trường, những vấn đề về máy và file thiết kế,…. và đặt biệt là bài toán doanh thu/chi phí trong ngành mình ạ.

    Em rất mong nhận được sự tư vấn và hỗ trợ của các anh chị ạ. Em xin cám ơn ❤️❤️❤️

  3. Avatar of Nguyễn Thu Hoài
    Nguyễn Thu Hoài nói:

    Mình thích hình ảnh minh hoạ được sử dụng trong bài viết này. Nó giúp cho việc hình dung và hiểu rõ hơn về Phương pháp in chuyển nhiệt. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

  4. Avatar of Tùng
    Tùng nói:

    Rất cần thông tin về in chuyển nhiệt trên áo thun để thiết kế áo thun cho đội tuyển của mình. Bài viết rất hữu ích.

  5. Avatar of Phúc
    Phúc nói:

    Có nên sử dụng máy in chuyển nhiệt để in hình lên áo thun cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm quà tặng? Cảm ơn bài viết đã giúp tôi trả lời câu hỏi này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *