Tất cả các sản phẩm được sản xuất trước khi muốn xuất kho đều phải trải qua công đoạn giám định và kiểm tra lại chất lượng lần cuối, kể cả trong ngành sản xuất may mặc. Đó là việc làm vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công và danh tiếng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hôm nay May In Thêu Hải Triều sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo nhưng thông tin cơ bản sau.

quy trinh kiem tra chat luong san pham may mac hai trieu

I. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc là gì?

1. Khái niệm

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn là quá trình kiểm soát lại chất lượng của sản phẩm từ chất liệu, thiết kế, kích thước, nhãn mác và sự chỉn chu trong từng sản phẩm tại nơi sản xuất trước khi gửi hàng hoá đi đến tay người tiêu dùng.

Đây là một công việc rất quan trọng, để đảm bảo được rằng những sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng phải thực sự hoàn hảo, không bị lỗi về bất cứ điều gì liên quan đến khâu sản xuất may vá. Nếu trong giai đoạn này phát hiện ra một lỗi gì, dù nhỏ thì có thể sản phẩm đó sẽ được thực hiện lại từ đầu.

2. Tại sao phải có quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc

Mỗi chiếc áo được tạo ra là một sản phẩm được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có sự hỗ trợ qua lại và tương tác với nhau giữa nhà thiết kế và các thợ may. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc là điều cần thiết bởi những lý do sau:

  • Đánh giá được tay nghề công nhân cũng như trình độ chuyên môn của người quản lý
  • Đảm bảo chắc chắn được chất lượng trong mọi giai đoạn sản xuất
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại chổ, tránh trường hợp đổi trả hàng
  • Không phải thu hàng về lại và tránh thiệt hại về danh tiếng
  • Dự đoán được sự chậm trễ trong sản xuất và giao hàng

II. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn

Để kiểm tra chất lượng của một sản phẩm hoàn thiện cần phải trải qua những bước thực hiện như sau.

1. Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải

Đây sẽ là bước làm đầu tiên nhằm kiểm tra xem nguồn nguyên liệu sử dụng để may sản phẩm có đúng theo yêu cầu hay không. Thông thường, bước này sẽ được kiểm tra trước khi bắt đầu may, bởi phải sử dụng một khối lượng lớn vải mới có thể may được nhiều sản phẩm theo dây chuyền.

Khi lựa chọn sai nguyên liệu bắt đầu thì xem như đã phải bỏ đi một khoản chi phí rất lớn để nhập nguyên liệu đầu vào. Với chất liệu vải thì có nhiều loại khác nhau, mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Chính vì vậy cần kiểm tra chất liệu kỹ lưỡng trước khi đưa vào cắt và may. Về tính chất của từng loại vải thường được dùng trong may mặc mời các bạn tham khảo qua bài viết: https://haitrieu.com/blogs/top-loai-vai-thuong-dung-trong-may-mac/

Màu sắc: ở đây chính là kiểm tra xem độ phai màu hay màu sắc có đúng với bản mẫu hay chưa. Sự kết hợp giữa các màu sắc trong một sản phẩm đã đúng hay chưa.

Kiem tra mau sacva chat lieu vai

2. Kiểm tra lại kích thước của sản phẩm

Mỗi sản phẩm sẽ có một size nhất định, thông thường size áo sẽ được quy định từ XXS cho đến XXL. Lúc này người kiểm tra cần dùng thước đo để kiểm tra lại toàn bộ kích thước của sản phẩm, từ đó quy ra được đúng size theo quy chuẩn về đo đạc trong may mặc.

Kiem tra kich thuoc san pham

Ví dụ như size S của nữ sẽ được quy định như sau: Vòng ngực (75cm -80cm), vòng eo (63cm – 65cm), vòng hông (87cm – 89cm).

3. Chất lượng đường chỉ may

Độ chắc chắn của sản phẩm sẽ dựa vào chất lượng của đường chỉ may. Dùng hai bàn tay kéo giãn phần đường chỉ may để xem chúng có thực sự được may khít lại với nhau hay không. Nếu đường chỉ may chắc chắn và được gia công cẩn thận thì khi kéo phần vải này giãn ra chúng sẽ không để lộ phần chỉ ra nhiều hay phần vải cũng không bị lủng lổ to do tác động của kim may.

Kiem tra chat luong duong chi may

Ngoài ra, phải lộn trái áo lại để kiểm tra phần đường chỉ có được may đều và thẳng hay không. Kiểm tra thêm những mối nối giữa các tấm vải, ví dụ như nách hay phần đáy quần, bởi vì những chổ này sẽ rất dễ bị rách do sự tác động mạnh và liên tục khi con người di chuyển.

4. Kiểm tra mẫu thiết kế

Hinh anh quy trinh kiem tra chat luong san pham may mac tieu chuan

Cầm sản phẩm được tạo ra trên tay so sánh chi tiết với bản mẫu đã được vẽ xem thử có hoàn toàn giống nhau hay chưa. Nếu như theo hợp đồng, việc sai sót trong khâu thiết kế sẽ phải đền bù hợp đồng nếu như sản phẩm làm ra không tuân theo mẫu chuẩn.

Tất cả các chi tiết phải giống 100% từ phần cổ cho đến cánh tay như thế nào. Phần thân áo xuông hay được chích eo, lên phom dáng ra sao cần phải tuân theo đúng bản vẽ đã đưa ra. Một chiếc túi hay phần lai áo cũng cần phải được kiểm tra. Nói chung tất cả đều phải như bản thiết kế chuẩn.

5. Kiểm tra chất lượng khoá kéo

Phần kiểm tra khoá kéo cần kiểm tra xem khoá kéo lên kéo xuống có trơn tru hay không để biết thay lại cái mới. Nhiều khoá kéo sản xuất bị lỗi nên khi may trực tiếp vào áo hoặc quần dẫn đến những lỗi khác kèm theo. Kiểm tra thêm phần hai bên mép dây kéo xem may có thẳng không, có nhiều cái hai bên đường dây khoá không khớp nhau nên sẽ không kéo lên được.

Kiem tra chat luong khoa keo

Phần chốt khoá cũng rất quan trọng, có nhiều trường hợp khi khoá đã được kéo lên rồi nhưng lại không chốt được vị trí tại chỗ. Trong quá trình di chuyển khoá sẽ bị tuột xuống, vì vậy cần lưu ý ở điểm này.

6. Kiểm tra độ co giãn của sản phẩm

Độ co giãn của vải thường được kiểm tra trước khi cắt và may, tuy nhiên sau khi sản phẩm được hoàn thiện, chúng ta cũng phải kiểm tra lại thêm một lần nữa để chắc chắn rằng vải có độ co giãn đã đạt yêu cầu hay chưa.

Không phải sản phẩm nào cũng được may từ chất liệu co giãn nên có một số sản phẩm được làm từ chất liệu như kaki, kate.. thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng có một số loại chất liệu sau quá trình là ủi hay có sự tác động của nước thì vải sẽ bị co lại, lúc này việc kiểm tra độ co giãn của vải là rất quan trọng.

7. Kiểm tra tem mác gắn trên sản phẩm

Mỗi sản phẩm sẽ có may thêm phần nhãn mác, nên kiểm tra xem phần nhãn mác này đã được may vào áo hoặc các loại trang phục cần kiểm tra chưa. Phần nhãn mác chỉ giúp cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm như thế nào để đảm bảo tuổi thọ được lâu dài hơn. Ngoài ra, phần nhãn mác cũng là nơi để size hay các số liệu quan trọng được in ấn vào đó.

Kiem tra thanh phan vai tren trên sản phẩm
Tuân thủ quy trình kiểm tra sản phẩm may mặc để đảm bảo chất lượng cao nhất

8. Kiểm tra vị trí cúc áo

Đối với áo sơ mi hay những loại áo có gài nút, chúng ta cần kiểm tra xem vị trí may từng nút áo đã đúng chưa. Tỷ lệ khoảng cách giữa các nút rất quan trọng, chúng sẽ làm biến đổi phom dáng khi khách hàng sử dụng. Cần đo lại khoảng cách giữa cổ áo cho đến phần nút áo đầu tiên và đo lại khoảng cách giữa các nút áo đã đều nhau chưa.

Kiểm tra thêm những chiếc nút được may có đảm bảo chất lượng hay chưa. Thường những nút nhựa sẽ có độ giòn do chịu tác động của thời tiết. Chính vì vậy nếu thấy những chiếc nút áo nào có khả năng bị bể hay hỏng cần phải đem đi thay lập tức

Tiếp đến là vị trí lỗ gài cúc áo. Cần kiểm tra xem phần cúc áo với lỗ gài có cân với nhau không hay là bị lệch. Phần lỗ phải được đáp chỉ xung quanh để trong quá trình sử dụng chúng không bị xơ vải hay làm lỗ áo rách to hơn.

Quy trinh kiem tra chat luong nut an

9. Kiểm tra logo hay slogan

Một số sản phẩm được đặt may để làm đồng phục nên thường sẽ có phần logo hoặc slogan. Nên khi sản phẩm có phần logo hay slogan này, cần kiểm tra lại mẫu mã và câu chữ sao cho chúng đúng với mẫu ban đầu mà bên khách hàng đưa đến.

Mỗi logo hay slogan gắn liền với ý nghĩa của từng tập thể, chính vì vậy việc sai sót trong vấn đề in ấn hay thêu những biểu tượng này lên sản phẩm là điều không được phạm phải.

Xem thêm:

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc là một công việc rất quan trọng nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn thiện và chất lượng nhất. Vì lý do này mà bất kỳ một doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất nào cũng phải có một đội kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc theo đúng tiêu chuẩn được đưa ra.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

3 bình luận trong “Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn

  1. Avatar of Anh Quân
    Anh Quân nói:

    Một số lỗi thường gặp trong ngành may mặc, các bạn có thể tham khảo thêm: đường khâu bị đứt đoạn, đứt chỉ, bỏ mũi, lỗi vải, thủng lỗ, chỉ khâu lỏng lẻo, dây khóa kéo quá ngắn, khóa kéo không hoạt động, cúc vỡ nứt, thiếu cúc, cúc và khuyết bị lệch, màu sắc khác nhau trên cùng sản phẩm, có vết bẩn,..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *