Bảo quản áo thun hay bảo quản áo phông là việc làm rất cần thiết, nhằm giúp cho áo luôn giữ được vẻ đẹp như ban đầu. Tuy nhiên bảo quản như thế nào mới chính xác. May In Thêu Hải Triều đưa ra những cách bảo quản áo thun, giúp bạn có thể gìn giữ được những chiếc áo mà mình yêu thích nhất. Cùng theo dõi những mẹo nhỏ dưới bài viết sau đây nhé.

I. Cách bảo quản áo thun luôn bền, đẹp

Để bảo quản được áo thun luôn mới bền và đẹp, chúng ta cần có các bí kíp và phương pháp giúp cho áo thun được gìn giữ và bảo vệ tối ưu nhất. Không chỉ thông qua cách giặt, các mẹo ủi đồ hay cất giữ cũng đều tác động đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của áo thun. Chính vì vậy, để giúp cho áo luôn giữ được vẻ bề ngoài hoàn hảo, chúng ta cần thực hiện một số phương pháp cơ bản như sau:

cach bao quan ao thun

1. Cách giặt áo thun đúng cách

Việc giặt áo thun liên quan rất nhiều đến sự bền bỉ, cũng như giúp cho áo luôn có form dáng đẹp. Tuy nhiên cần có sự phối hợp mẹo giặt áo khi mới mua về, và cả trong thời gian sử dụng.

a. Cách giặt áo thun mới mua

  • Áo thun trắng: Có rất nhiều cách để giặt áo thun khi mới mua, điều quan trọng là bạn phải biết cách sử dụng phương pháp nào đúng cho từng loại áo. Đối với áo thun trắng và trơn, khi mới mua về bạn nên giặt qua với nước ấm. Không nên sử dụng bột giặt hoặc các chất tẩy rửa làm mất đi tính chất cơ bản của của chất liệu.
  • Áo thun phản quang: Đối với áo thun phản quang, chúng ta không sử dụng cách như đối với áo thun trắng. Phần in trên bề mặt áo cần được bảo quản đúng cách. VÌ vậy, khi mới mua về, áo nên được giặt với nước lạnh, nước ấm sẽ làm phần in phản quang dễ bị hỏng. Không nên giặt áo bằng máy giặt trong lần đầu, tốc độ quay của máy cũng sẽ làm cho phần phản quang dễ bị bong tróc.
  • Áo thun Tie Dye: Áo thun Tie Dye là loại áo có màu sắc được in nhiều nhất trong tất cả các loại áo. Để màu in trên áo được giữ lâu hơn, bạn có thể gói kỹ áo và cho vào ngăn đông tủ lạnh. Sau đó giặt lại với nước lạnh, không giặt chúng áo Tie Dye với các loại áo khác. Áo có thể dễ ra màu gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của những loại áo khác.
  • Áo thun in hình: Đối với những áo có hình ảnh được in, tốt nhất bạn phải kiểm tra xem phần mực in đã thực sự khô chưa, sau đó đem áo giăt sạch với nước lạnh. Nếu phần mực in chưa khô, cần thiết treo áo lên một thời gian để mực được khô ráo, giúp áo giữ lại vẻ đẹp vốn có của phần ảnh in được in.

b. Cách giặt áo thun đúng cách thường ngày

Sau lần đầu sử dụng, áo sẽ dễ bảo quản hơn. Tuy nhiên, cần có những cách giặt áo thường ngày giúp áo đươc bảo quản đúng cách. Các loại áo thun rất dễ bị giãn, nhất đối với áo được may bằng chất liệu có sự kết hợp của spandex. Vậy nên khi giặt, bạn không được giặt mạnh tay hoặc vắt quá mạnh. Khi giặt với máy, cần chỉnh chế độ phù hợp như: nhiệt độ nước giặt, tốc độ vắt và sấy. Cần xem xét áo nên được giặt với nhiệt độ là bao nhiêu, để đảm bảo áo không giãn và phai màu.

cach giat ao thun dung cach

Không nên ngâm áo quá lâu trước khi giặt. Mặc dù áo thun rất dễ bám bẩn, nhưng khi đươc ngâm, áo lại dễ vệ sinh hơn các loại trang phục khác. Chính vì vậy, chỉ nên ngâm khoảng 15 phút trước khi giặt. Bột giặt mặc dù là chất tẩy giúp làm sạch quần áo, nhưng cũng chính là nguyên nhân khiến chúng bị ra màu. VÌ thế, bạn không nên đổ bột giặt trực tiếp lên áo, cần phải hòa với nước rồi mới cho áo thun vào giặt.

cach bao quan ao thun khong ngam ao qua lau

Đối với bột giặt, không sử dụng các loại bột giặt có tính tẩy mạnh. Không bỏ lượng bột giặt quá nhiều trong một lần giặt, và hạn chế dùng nước làm mềm vải. Nước xả vải có chức năng lưu giữ hương thơm cho áo, tuy nhiên nếu như quá lạm dụng, áo sẽ mềm hơn và dễ bị giãn hơn. Và để bảo quản được hình in trên áo, khi giặt chúng ta nên lộn trái áo lại và không chà xát mạnh lên hình in.

Việc giặt áo thun đúng cách sẽ góp phần bảo quản cho chiếc áo bạn luôn như mới. Mặc dù áo thun của bạn không hề cao cấp, nhưng nếu giặt đúng cách thì tuổi thọ của áo vẫn cao hơn những loại áo hàng hiệu, đắt tiền.

2. Cách phơi áo thun đúng cách

Ngoài những lưu ý khi giặt áo, việc phơi áo cũng cần phải có một số mẹo vặt giúp bảo quản áo thun được tốt hơn, đặc biệt đối với áo vải cotton. Và những điều bạn cần thực hiện khi phơi áo thun như sau:

  • Để áo khô tự nhiên: Quần áo nên được để khô tự nhiên, không nên sử dụng các cách thức để áo nhanh khô hơn. Hạn chế sử dụng tủ sấy hoặc dùng bàn ủi để làm áo nhanh khô. Sự tác động của nhiệt độ cao dễ làm áo bị giãn và phai màu.
  • Không phơi khi trời quá nắng: Bạn nên phơi áo trong những thời điểm nắng nhẹ trong ngày. Vào buổi trưa, thông thường là khoảng thời gian có nhiệt độ rất cao, ánh nắng lúc này tuy sẽ làm cho áo nhanh khô nhưng bù lại bề mặt vải dễ bị thô ráp, không còn mềm mại nữa.
  • Phơi ở những nơi thông thoáng: Cần tìm những khoảng trống có nhiều gió, sự thông thoáng sẽ giúp áo thun nhanh khô và cũng là yếu tốt giúp áo hạn chế được mùi ẩm mốc.
cach phoi ao thun
Treo áo thun đúng cách giúp giữ form, hạn chế giãn áo
  • Không phơi quá lâu: Chỉ phơi áo khi áo ướt, không riêng gì đối với áo thun, tất cả các loại quần áo nên được đem vào khi đã khô. Lượng nước trên áo khi đã bốc hơi hết nhưng nếu vẫn bị ánh nắng chiếu vào, sẽ khiến các sợi vải mất đi những đặc điểm vật lý vốn có.
  • Nên phơi áo theo chiều ngang: Sức nặng của nước sẽ khiến cho áo dễ bị chảy xệ, vì vậy khi phơi cần hạn chế sử dụng móc và phơi áo theo phương ngang, giúp áo giảm được sự tác động của trọng lực.

Phơi quần áo đúng cách góp phần quan trọng giúp trang phục luôn bền đẹp, đặc biệt đối với việc bảo quản áo thun. Vậy nên nếu bạn muốn tăng tuổi thọ cho áo, thì nên sử dụng các phương pháp phơi trang phục tối ưu nhất.

3. Cách ủi áo thun đúng cách

Các loại áo thun thông thường sẽ dễ bị nhăn do có thành phần cotton chiếm đa số, vì vậy người sử dụng sẽ thường xuyên sử dụng bàn ủi để giúp bề mặt vải luôn giữ được tính thẩm mỹ. Nhưng ủi áo thun như thế nào mới đúng cách?

  • Lộn trái áo trước khi ủi: Không nên ủi trực tiếp lên mặt phải của áo, đặc biệt đối với các loại áo có in hình ảnh, logo, slogan. Các hình in sẽ dễ bị nóng chảy và dính vào bề mặt của bàn ủi.
  • Sử dụng chế độ thích hợp: Trên bàn ủi sẽ có các mức nhiệt độ tùy theo chất liệu của vải. Đối với áo thun, bạn nên chỉnh ở nhiệt độ thấp nhất, hạn chế việc làm cháy áo và làm áo bị biến dạng.

cach ui ao thun

  • Ủi những vị trí cần thiết: Chỉ những phần trên bề mặt vải bị nhăn thì mới nên được ủi, hạn chế sử dụng bàn ủi càng nhiều càng tốt. Chính vì vậy, bạn hãy quan sát và chỉ ủi những điểm có nếp nhăn.

Sau khi đã ủi xong, bạn hãy dùng móc treo lên cho áo nguội dần rồi mới cho vào tủ để cất. Không nên xếp lại khi quần áo còn nóng, nhiệt độ cao sẽ làm cho áo dễ bị tạo nếp nhăn hơn.

ui ao thun dung cach

II. Cách bảo quản áo thun không bị giãn

Áo thun là một trong những loại trang phục dễ bị giãn nhất sau một thời gian sử dụng. Vì vậy có rất nhiều cách bảo quản nhằm bảo vệ cũng như khắc phục được tình trạng này. Một trong những cách bảo quản đạt hiệu quả cao nhất chính là treo áo thun sao cho đúng, chỉ cần một số mẹo nhỏ sau thì chiếc áo thun của bạn sẽ luôn bền đẹp, và đặc biệt hạn chế được hiện tượng giãn dài, chảy xệ.

  • Không dùng móc treo: Khi sử dụng để treo áo, vô tình chúng ta đã khiến cho phần vai và phần cổ dễ bị giãn ra so với kích thước ban đầu. Đối với những loại áo có kích thước lớn, trọng lượng sẽ cao hơn trong mỗi lần vệ sinh hay giặt giũ. Việc sử dụng móc treo sẽ khiến cho toàn bộ sức nặng của áo tập trung lên phần vai, vì vậy phần vai áo sẽ dễ bị giãn hơn.

khong su dung moc treo ao thun

  • Dùng kẹp thay vì móc treo: Bạn có thể thay thế móc treo bằng kẹp để cố định áo khi phơi. Nhưng lưu ý đó là áo thun nên được vắt bỏ hết lượng nước dư thừa trên áo, nhằm giúp cho áo có trọng lượng nhẹ, hạn chế được khả năng chảy xệ.
  • Treo áo ngang: Nếu như ko có kẹp cố định, bạn có thể dùng móc treo nhưng treo áo theo chiều nằm ngang thay vì cách treo dọc truyền thống. Cách treo này vừa giúp áo không bị giãn, mà còn giúp cho tủ đồ của bạn được tiết kiệm không gian nhiều hơn.

cach bao quan ao thun khong bi gian

  • Sử dụng nước nóng: Nếu áo thun bị giãn, bạn có thể thử luộc áo với nước nóng. Đun sôi một nồi nước sau đó cho áo, luộc áo khoảng 5 phút, tắt bếp và để nguội. Lấy áo ra vắt hết nước sau đó đem phơi. Đây là cách làm giúp áo khắc phục được tình trạng bị giãn, đặc biệt là phần cổ áo.

Xem thêm: Form áo là gì? Gợi ý mặc 6 phom áo thun, sơ mi theo dáng chuẩn nhất

Áo thun là một trong những loại trang phục chiếm tỷ lệ cao nhất trong tủ đồ của mỗi người. Tuy nhiên các phương pháp và cách thức để bảo quản áo không phải ai cũng biết và nắm rõ. Hy vọng qua những cách mà chúng tôi đã tổng hợp, sẽ giúp mọi người bảo quản áo thun được bền hơn, và tăng tuổi thọ lâu hơn. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

Mực in Plastisol là gì? Ưu nhược điểm của mực Plastisol trong in ấn

Hiện nay, để tăng thêm chất lượng cho hình ảnh in trên các chất liệu, [...]

8 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *