Spandex là cái tên khá quen thuộc vì nó được nhắc đến hầu hết trong tất cả các loại vải. Vậy vải Spandex là gì? Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến loại vải này nhé.
- Vải len là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng & cách bảo quản vải len
- Vải Acrylic là gì ? Ưu nhược điểm của vải sợi tổng hợp len Acrylic
I. Vải Spandex là gì?
- Tên vải: Vải thun, vải Spandex
- Vải còn được gọi là: Lycra, Elastane
- Thành phần vải: Polyether-polyurea đồng trùng hợp
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Cao
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Ấm hoặc lạnh
- Thường được sử dụng trong: Quần áo thể thao, quần co giãn, quần tập yoga, quần jean bó, đồ lót, áo lót, tất.
1. Khái niệm
Vải Spandex hay vải thun là loại một loại vải tổng hợp được tạo nên bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa Polyester với Diisocyanate. Vải có độ đàn hồi cao nhất trong tất cả các loại vải. Thông thường, chất liệu vải spandex sẽ được kết hợp với các loại vải khác nhằm tạo sự đàn hồi cho vải, tuỳ thuộc vào mức độ co giãn cao hay thấp mà tỷ lệ Spandex được đưa vào nhiều hay ít.
2. Nguồn gốc ra đời
- Năm 1937, IG Farben – Đức đã cho ra đời chất liệu Polyurethane, chất liệu để tạo ra vải Spandex.
- Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, DuPont Corporation đã bắt đầu nghiên cứu Polyurethane và đã tạo ra được loại vải có đàn hồi cao và nay được gọi là Spandex.
- Ban đầu loại vải này được bán với tên Lycra, nhưng thuật ngữ Spandex được lưu hành thông dụng hơn và dần dần tên gọi này đã trở nên phổ biến hơn.
- Những công dụng của Spandex giúp loại vải này vươn xa ra thế giới và chiếm được thị phần khá cao của người tiêu thụ. Và hiện nay spandex vẫn đang được người sử dụng rất ưu chuộng.
3. Các loại vải Spandex
- Vải spandex cotton: Là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai chất liệu cotton và spandex. Nhắc đến cotton người ta nghĩ ngay đến loại vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi và rất phù hợp với những làn da nhạy cảm. Thêm vào đó, spandex giúp cho sản phẩm có thêm sự đàn hồi và tăng độ co giãn cao lên. Hai chất liệu đặc biệt này đã được các nhà sản xuất ứng dụng để tạo ra những sản phẩm có thể phù hợp với mọi hoàn cảnh.
- Vải spandex len: Len khi bị kéo giãn ra sẽ khó có thể trở về lại hiện trạng ban đầu. Tỷ lệ spandex được dệt thêm vào giúp tấm vải có độ đàn hồi tốt hơn và giữ lại được phom dáng cho vải, tăng tuổi thọ của sản phẩm hơn.
- Vải spandex nylon: Vải nylon có độ co giãn thấp nên sẽ thường được kết hợp thêm với spandex. Sự kết hợp này giúp cho người mang thoải mái và dễ chịu hơn.
II. Quy trình sản xuất vải spandex
1. Tạo prepolymer
Trước hết để tạo ra prepolymer, hai chất macroglycol và monomer diisocyanate sẽ được trộn với nhau dưới nhiệt độ và áp suất riêng.
2. Tạo dung dịch kéo sợi
Sau khi prepolymer được tạo ra, chất này sẽ tiếp tục được kết hợp với axit diamine. Hai chất này tiếp tục cho ra một loại dung dịch đặc, dung dịch đặc này sẽ được pha loãng với dung môi Dmac.
3. Kéo sợi
Dung dịch sau khi pha loãng sẽ được đem đi kéo sợi. Bên trong máy quay có một thiết bị gọi là spinneret. Hỗn hợp dung dịch khi đi qua thiết bị này sẽ được phun qua từng lỗ nhỏ để tạo thành sợi. Những sợi vải lúc này vẫn còn bị ướt, chúng sẽ được làm khô bằng cách tiếp xúc với dung môi và nito.
4. Hoàn thiện
Các sợi vải lúc này khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo thành những sợi xoắn và có nhiều kích thước khác nhau. Để những sợi vải này không bị dính lại với nhau, chúng sẽ được ngâm trong chất Magie Stearat. Cuối cùng những sợi vải này sẽ được cuốn vào ống và đem đi dệt thành vải.
III. Ưu và nhược điểm của vải Spandex
1. Ưu điểm
- Độ co giãn cao: Ưu điểm vượt trội của spandex chính là độ co giãn. Những sản phẩm có độ co giãn cao sẽ giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái, dễ chịu, không bị bết dính vào người. Tỷ lệ spandex cao có khả năng phục hồi phom dáng rất cao giúp áo quần không bị chảy xệ.
- Độ bền cao: Những loại vải len nếu có dệt thêm spandex sẽ giúp sợi len co giãn tốt hơn tăng thêm tuổi thọ cho áo quần.
- An toàn: Sử dụng sản phẩm được dệt từ spandex rất an toàn cho da vì vải không gây kích ứng và có khả năng chống tích điện.
- Tạo sự thoải mái: Vải spandex mềm, nhẹ và không bị xù lông tạo cảm giác dễ chịu cho làn da và giúp cho người dùng cảm thấy nhẹ nhàng, mát mẻ.
2. Nhược điểm
- Chịu nhiệt kém: Vải spandex khi gặp nhiệt độ cao dễ bị biến dạng, làm cho áo quần bị chảy xệ
- Không thân thiện với môi trường: Vì vải spandex được cấu tạo từ các thành phần tổng hợp nên có khả năng tự phân huỷ thấp, tác động xấu đến môi trường.
IV. Sử dụng vải spandex trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Với các tính chất đặc trưng của vải spandex, chúng được sử dụng để sản xuất các loại áo quần thể thao giúp cho con người dễ dàng vận động và di chuyển:
- Đồ bơi
- Đồ tắm
- Quần trượt tuyết
- Skinny jeans
- Trang phục cho vận động viên đạp xe, điền kinh, earobic, zumba, khiêu vũ…
Bên cạnh đó vải spandex còn được ứng dụng để may các trang phục như:
- Các loại quần bó sát
- Áo thun nam nữ
- Áo lót
- Găng tay
- Tất chân
2. Những lĩnh vực khác
- Ngoài ứng dụng cho ngành may mặc, vải spandex còn được sử dụng để làm các phụ kiện thể thao như bóng chuyền, bóng đá.
- Bên cạnh đó, ngành y tế cũng sử dụng spandex để sản xuất các loại ống bằng cao su, nẹp đầu gối hay nẹp lưng.
- Các mặt hàng gia dụng hay trang trí nội thất cũng sử dụng spandex như:
- Khăn trải bàn
- Bọc nệm
- Ga trải giường
- Gối microbead
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải spandex
- Giặt bằng tay: Vải spandex sẽ bị bư hỏng nếu như giặt bằng máy. Và khi giặt không vắt quá mạnh tay
- Không dùng chất tẩy quá mạnh: Sử dụng chất tẩy mạnh dễ làm phai màu và giảm tuổi thọ của vải.
- Không dùng nước xả vải: Vải spandex khi dùng nước xả vải sẽ làm mất đi độ đàn hồi của nó.
- Nhiệt độ khi giặt và phơi: Trên các nhãn mác được gắn trên áo, nhiệt độ nước giặt mà các nhà sản xuất khuyên dùng là nước ấm và phơi ở nhiệt độ nóng vừa phải.
Vải Spandex thường được sử dụng để làm tăng độ co giãn cho tất cả các loại vải, vì vậy các bạn muốn cảm thấy thoải mái hay dễ chịu hơn trong vận động thì hãy chọn loại vải này nhé. Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ và hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Trước giờ không biết elastane là gì, hoá ra là spandex 😀
👉Vải Spandex hay còn gọi là: Elastane, Lycra, Elastane,…
Đây là một loại vải có độ đàn hồi cao nhất trong đặc biệt khi kết hợp thêm với sợi cotton, có thể kéo dài hơn 5 lần kích cỡ ban đầu.
🎯 Spandex được tạo nên từ 1 chuỗi polyme dài gọi là Polyurethane. Dành cho những bạn chưa biết, loại chuỗi này có được nhờ phản ứng giữa Polyester với Diisocyanate.
👔Polyme sẽ được chuyển thành sợi thông qua quá trình kéo khô vì vậy đã tạo nên loại vải Poly Spandex như hiện nay.
Sợi Spandex- Loại vật liệu kéo dài 500% lần cũng ko đứt
Spandex được sản xuất lần đầu tiên vào đầu những năm 1950, bắt nguồn từ chữ “Expands”, bản chất là Polyme tổng hợp bao gồm ít nhất 85% Polyurethane tạo nên độ đàn hồi vượt trội. Sự xuất hiện của sợi Spandex giúp vải đàn hồi hơn 5-8 lần so với kích thước ban đầu. Trên thực tế, sợi Spandex có thể kéo dãn hơn 500% trên chiều dài ban đầu mà không bị đứt.
Sợi Spandex co giãn tốt, khả năng phục hồi cao, chịu mài mòn tốt, chống nhăn, có thể kháng tĩnh điện, hấp thụ hóa chất, chịu nhiệt kém, bền với ánh sáng, cháy từ từ trong lửa, độ bền thấp so với các loại sợi phổ biến khác.
Ưu điểm của sợi Spandex là:
+ Tạo sự thoải mái vượt trội, thuận tiện và dễ dàng trong vận động
+ Giữ form tốt khi bị kéo giãn hoặc giặt nhiều lần
+ Tôn dáng
+ Kết hợp được với nhiều loại vật liệu
Ứng dụng: Sợi Spandex thường ko được sử dụng một mình mà pha chung với các loại sợi khác như cotton, PE,… Đặc biệt được sử dụng nhiều trong đồ thể thao, đồ lót, quần tất, legging,…
Cá nhân mình thấy hiện này sợi Spandex được sản xuất ổn định và có cấu trúc khá ổn định, vì vậy các bạn bảo quan theo care label trên áo là được. Lưu ý một chút là sợi Spandex nhạy với hóa chất tẩy rửa, nhiệt độ cao nên tốt nhất là giặt sản phẩm nước ẩm hoặc nước mát, ko chà xát quá mạnh, hạn chế ngâm lâu trong nước tẩy rửa. Riêng đồ bơi nên giặt ngay, ngâm trong xà phòng loãng để loại bỏ Clo có trong bể bơi.
Cảm ơn mọi người đã đọc nhé.