Vải nhung là sự kết hợp hài hoà giữa các sợi tơ tằm mềm mại cùng với cách dệt tinh xảo của những người thợ có vốn kinh nghiệm lâu năm. Tất cả đã tạo nên một chất liệu hoàn hảo cả về hình thức lẫn chất lượng trong từng thớ vải.

Khẳng định tên tuổi với mức giá ngang ngửa các loại vải cao cấp khác, vải nhung luôn nổi bật và được nhiều người lựa chọn sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu vải nhung là gì? Để xem chất liệu có xứng đáng với số tiền mà chúng ta đã bỏ ra để sở hữu nó không nhé.

Hinh anh vai nhung la gi
Vải nhung – Velvet Fabric

I. Vải nhung là gì?

  • Tên vải: Nhung
  • Vải còn được gọi là: Velvet
  • Các biến thể số lượng sợi vải có thể có: Các sợi chỉ trong vải nhung luôn chụm lại với nhau
  • Độ thoáng khí: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Vừa phải
  • Khả năng giữ nhiệt: Vừa phải
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Không xác định, có thể là Đông Á
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Thay đổi tùy thuộc vào loại vải được sử dụng để làm nhung
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Nước lạnh
  • Thường được sử dụng trong: Vải bọc, đồ treo tường, váy, trang phục dạ hội, áo choàng, mũ

1. Khái niệm

Vải nhung là một loại vải dệt thoi được cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau như cotton hoặc sợi len và đôi khi là sợi tơ tằm… Vải nhung có bề mặt mềm, mịn và có độ sáng bóng.

Vải nhung cũng là một trong những chất liệu đắt đỏ mà ngày trước chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng loại vải này. Vì lý do như vậy mà ngày nay vải nhung cũng được tạo ra bằng cách pha thêm các nguyên liệu tổng hợp nhằm hạ giá thành chất liệu xuống.

2. Nguồn gốc vải nhung

Theo các ghi chép thì vải nhung bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 14. Và theo nguồn thông tin chưa được xác thực thì vải nhung bắt đầu xuất hiện tại Đông Á. Và nó cũng đến được với Châu Âu bằng con đường tơ lụa.

Mọi người cho rằng, vải nhung có độ bóng và sự mềm mại hơn cả lụa nên đây được xem là một chất liệu rất xa hoa và đắt đỏ. Một thời gian sau thì vải nhung đã xuất hiện Châu Âu và đặc biệt chúng được sử dụng phổ biến ở các nước Trung Đông. Vải nhung cũng là loại vải được dùng nhiều để may các loại trang phục hoàng gia.

Và ngày nay khi các chất liệu tổng hợp ra đời, vải nhung đã được sản xuất nhiều hơn cũng như có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Mặc dù bề mặt vải có sự giống nhau với vải nhung theo cách làm truyền thống, tuy nhiên vải nhung với các nguyên liệu thiên nhiên vẫn tạo được cảm giác dễ chịu cho người sử dụng hơn.

Uu diem va nhuoc diem cua vai nhung

3. Các loại vải nhung

  • Nhung chiffon: Là loại vải nhung có độ dày tương tự như vải chiffon. Nhung chiffon nhẹ hơn những loại nhung khác nên thường được sử dụng để may các loại váy dạ tiệc.
  • Nhung mịn: Là loại nhung có bề mặt khá bóng, khi bị nhúng nước thì các sợi nhung sẽ xoắn lại và có kết cấu đa dạng hơn. Bên cạnh đó, nhung mịn không có bề mặt đồng nhất, chúng sẽ thay đổi nếu như chúng ta ấn bề mặt vải xuống.
  • Nhung nổi: Vải nhung nổi là loại nhung có các hoạ tiết được in lên bề mặt vải. Bởi vì dùng nhiệt để in nên các sợi nhung nơi có các hoa văn sẽ ngắn hơn so với các sợi nhung ở xung quanh.
  • Nhung Hammered: Là loại vải nhung được ép chặt. Vải nhung Hammered được xem là chất liệu nhung mịn nhất và khi sờ vào bề mặt sẽ có cảm giác lốm đốm giống như lớp lông của loài động vật.
  • Nhung Lyons: Chất liệu nhung Lyons rất dày có khả năng giữ nhiệt cao nên thường được sử dụng để may các loại áo khoác.
  • Nhung Panne: Là loại vải nhung có cấu tạo gần giống với nhung mịn nhưng nhung Panne ngày nay có hình dạng chùm.
  • Nhung Utrecht: Đây là một loại nhung có nếp gấp, tuy hiện nay đã rất ít người sử dụng nhưng nó vẫn thích hợp để may các kiểu váy dạ hội.
  • Nhung chiếc nhẫn: Tức là chất liệu nhung có thể rút qua được lỗ của chiếc nhẫn. Nhung nhẫn có độ nhẹ cũng như các tính chất tương tự như nhung chiffon.

4. Đặc điểm chung của vải nhung

a. Đặc tính vật lý

Vải nhung nặng hơn so với các loại vải khác do sự kết hợp của các sợi nhung được xếp sát lại với nhau. Bên cạnh đó, mỗi tấm vải nhung thường có cấu tạo hai mặt rõ ràng giúp dễ phân biệt trái phải. Một mặt mềm, mịn, có các sợi nhung nổi lên. Mặt còn lại khá trơn và trống.

b. Đặc điểm bề mặt vải

Nhờ sự kết hợp giữa các sợi lông nhung mà khi có ánh sáng chiếu vào, vải nhung tạo được độ bóng cũng như phản chiếu được nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một tấm vải. Để phân biệt được vải nhung dễ hơn chính là nhờ vào việc cảm nhận bằng tay. Khi đặt tay lên bề mặt vải, chúng ta sẽ có cảm giác như không chạm tới được chân của sợi nhung hay có thể di chuyển được các sợi nhung này theo ý mà ta muốn.

II. Ưu và nhược điểm của vải nhung

1. Ưu điểm

  • Độ bền cao: Vải nhung khá chắc chắn nên độ bền của vải cũng được sánh ngang bằng với các loại vải khác như cotton. Vải có kết cấu hai bề mặt khác nhau nên vải sẽ rất khó bị hỏng hay bị chảy xệ theo thời gian.
  • Sử dụng quanh năm: Vải nhung có thể sử dụng vào quanh năm dựa vào kiểu may hay độ dày của nó. Đối với những loại nhung mỏng như nhung chiffon, vào mùa hè chúng ta có thể sử dụng vào buổi tối khi mà trời đã mát mẻ hơn. Còn nếu là mùa đông có thể dùng để may áo khoác. Mặc dù vải có khả năng giữ nhiệt vừa phải nhưng nếu biết cách ứng biến tốt thì vải nhung có thể sử dụng được cả 4 mùa.
  • Bắt ánh sáng tốt: Vải nhung có khả năng bắt ánh sáng rất tốt bao gồm ánh sáng mặt trời hay ánh điện. Ưu điểm này giúp cho các sản phẩm làm từ nhung luôn nổi bật và sang trọng hơn.
  • Tạo vẻ đẹp sang trọng, quý phái: Với nhung, các loại trang phục như váy dạ tiệc hay áo dài nếu được thiết kế theo phom dáng ôm người, nó sẽ tạo ra được sự quyến rũ cũng như giúp người mặc trở nên lông lẫy và sang trọng hơn rất nhiều.

2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Vải nhung nếu được làm từ các chất liệu thiên nhiên thì vải có giá thành rất cao nên không phải ai cũng sẵn sàng chi một số tiền để sở hữu các sản phẩm từ nhung.
  • Dễ bám bẩn: Các sợi vải ngắn trên vải nền sẽ rất dễ bâm các bụi li ti mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy rõ. Vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên các loại sản phẩm như rèm cửa hay vỏ bọc các loại nệm, gối.

III. Ứng dụng vải nhung trong cuộc sống

1. Trang trí nội thất

Vải nhung mang một vẻ đẹp bí ẩn và rất cổ điển nên được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng để trang trí cho những ngôi nhà có phong cách theo kiến trúc xưa. Những gam màu như đỏ, đen, nâu, xanh rêu rất thích hợp cho những kiểu ngôi nhà như vậy. Còn đối với những không gian thoáng đãng, không gian nhà theo xu hướng hiện đại thì mọi người sẽ sử dụng những tông màu sáng hơn như xanh da trời, trắng hay hồng nhạt.

Vai nhung boc ghe sofa

Vải nhung thường được dùng để may rèm cửa, vải bọc ghế sofa, khăn trải bàn. Ngoài ra vải còn được ứng dụng rất phổ biến trong chăn ga gối đệm như may vỏ gối, vỏ chăn… Mặc dù chất liệu rất dễ bám bụi bẩn nhưng đó là loại vải được xem có khả năng giữ nhiệt tốt vào mùa đông khi được dùng để làm vỏ chăn.

2. Sản xuất may mặc

Vải nhung cũng được ứng dụng rất phổ biến trong may mặc. Phụ nữ thường thích hợp với chất liệu này hơn bởi vì chúng có độ bóng nên nam giới ít ai ưa chuộng.

Vải nhung được giới nghệ sĩ đặc biệt là các vũ công rất ưa chuộng. Bởi chúng toát lên được những được cong tuyệt mỹ của cơ thể một cách hoàn hảo hơn. Không những thế ánh đèn sân khấu còn là một lợi thế giúp những người trình diễn được nổi bật và quyến rũ hơn.

Đối với Việt Nam chúng ta, vải nhung còn được sử dụng để may áo dài. Áo dài vải nhung mang đậm nét đẹp truyền thống nhưng không kém phần kiêu sa và duyên dáng.

Những loại trang phục được may từ vải nhung phổ biến như:

  • Áo thun nam nữ
  • Áo sơ mi nam nữ
  • Áo khoác
  • Áo vest
  • Chân váy
  • Váy suông
  • Váy dạ tiệc
  • Quần short
  • Quần dài
  • Jumsuit
  • Set bộ

Vai nhung may ao so mi nam nu

Ao thun vai nhung

Vai nhung may vay

3. May phụ kiện

Ngoài các loại trang phục ra, vải nhung còn được rất nhiều các bạn trẻ ưa chuộng để may các loại vải bọc phụ kiện như mũ, túi xách hay giày dep. Mặc dù chúng rất bất tiện mỗi khi trời mưa, nhưng các phụ kiện vải nhung giúp điểm tô thêm sắc thái cho những bộ đồ đang sử dụng trên người.

Giay cao got vai nhung

IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải nhung

  • Không bảo quản nơi có không khí ẩm: Vải nhung tuy có độ hút ẩm không cao nhưng vì chất liệu khá dày nên tốt nhất bảo quản trong điều kiện thoáng mát.
  • Lộn trái vải: Bề mặt bên trong của vải không có các sợi vải ngắn được dệt lên, chính vì vậy mỗi lần vệ sinh chúng ta nên trở mặt vải lại giúp bảo quản được các lông nhung luôn mềm mại và hạn chế bị phai màu.
  • Giặt với nước lạnh: Nhiệt độ nước giặt dùng cho vải nhung là nước lạnh hoàn toàn. Các bạn chú ý khi dùng máy giặt nên chuyển sang chế độ giặt lạnh vì nhiều lúc máy sẽ cài tự động sẵn chế độ giặt nước ấm hoặc nóng.

Vải nhung luôn gắn chung với sự sang trọng, quý phái. Mỗi tấc vải được sử dụng đều đem lại vẻ đẹp đầy bí ẩn cho biết bao con người đam mê sự mịn màng của nhung. Mặc dù là loại vải có giá thành cao, nhưng sút hút của nó đối với chúng ta là không thể chối từ được. Bởi vậy, các bạn đừng bỏ qua chất liệu đẳng cấp này nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn có nhiều sức khoẻ.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *