Bạn đã bao giờ nghe đến loài dê Cashmere hay chưa. Đây là một loài dê hiếm và có một bộ lông hoàn hảo được đánh giá tốt nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy đã có rất nhiều sản phẩm may mặc được may từ loại vải này. Vậy vải Cashmere là gì? May In Thêu Hải Triều giới thiệu đến các bạn những thông tin bổ ích dưới đây, giúp các bạn hiểu hơn về chất liệu đặc biệt này nhé.

vai len cashmere loai vai dat nhat

I. Vải len Cashmere là gì?

  • Tên vải: Cashmere
  • Vải còn được gọi là: Vải Kashmir
  • Thành phần vải: Chất xơ có nguồn gốc từ dê Cashmere hoặc Pashmina
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Cao
  • Khả năng co giãn: Trung bình
  • Dễ bị vón cục: Cao
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Vùng Kashmir và vùng Sa mạc Gobi
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Mát lạnh
  • Thường được sử dụng trong: Áo len, mũ, váy, áo sơ mi, tất, đồ lót, đồ giữ nhiệt, hàng dệt kim, khăn quàng cổ, áo khoác, găng tay..

1. Khái niệm

Vải Cashmere là một loại vải len được dệt từ những sợi lông của dê Cashmere, đây là một loại dê sống ở sa mạc Gobi và Trung Á. Là loại len có bề mặt mịn và mềm hơn rất nhiều so với những loại len khác.

De cashmere

Là một loại vải đặc biệt, được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất những loại trang phục hay phụ kiện vào mùa đông.

2. Nguồn gốc vải Cashmere

Có nhiều tài liệu tham khảo ghi lại, len Cashmere đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Dê Cashmere đã được nuôi tại Mông Cổ và Kashmir, Ấn Độ. Sau đó vải được chuyến đến Trung Đông rồi đến các nước Châu Âu.

Tại Pháp, vải Cashmere phát triển rất mạnh mẽ. Nhờ sự phổ biến của nó tại Pháp mà nhiều thương gia đã bất chấp nguy hiểm để đưa len Cashmere trở về lại Châu Âu nhằm phát triển loại vải này nhiều hơn.

Cho đến thế kỷ thứ XIX, len Cashmere đã trở thành một mặt hàng được sản xuất chính ở các nước Châu Âu. Đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhiều nước, và những vùng nuôi dê Cashmere truyền thống cũng đã thu lại được nhiều lợi ích từ việc xuất khẩu lông dê.

Mặc dù có nguồn gốc tại các quốc gia Trung Á, nhưng hiện nay Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.

3. Các loại vải Cashmere

  • Len Cashmere: Được dệt từ những sợi lông của dê Cashmere, bề mặt vải mềm và rất mịn thích hợp may các loại áo len hay áo khoác giúp giữ nhiệt tốt vào mùa đông.
  • Len Pasmina: Pasmina là một loại dê có họ hàng gần với dê Cashmere, nên sản phẩm len của Pasmina cũng có rất nhiều nét tương đồng. Vì vậy, có thể sử dụng len Pasmina để thay thế cho len Cashmere.
  • Cashmere theo hạng: Vải Cashmere sẽ được chia thành nhiều hạng như: A, B, C. Hạng C sẽ là hạng thấp nhất đồng nghĩa với việc vải sẽ ít chất lượng hơn và thô hơn.

Cac loai vai cashmere

II. Vải Cashmere được sản xuất như thế nào?

1. Thu hoạch lông dê Cashmere

Dê Cashmere sẽ phát triển tốt nhất vào mùa đông, vì lúc này lớp lông sẽ tự đưa ra những chức năng cần thiết để bảo vệ cho cơ thể. Nên mùa xuân sẽ là lúc thu hoạch lông dê tốt nhất. Vào mùa xuân, dê sẽ tự thay lông, lúc này chúng sẽ được gom lại để đem đi sản xuất.

Hoặc cũng có thể thu hoạch lông dê bằng cách chải lông với lược, hoặc cạo lông bằng máy. Miễn sao việc thu hoạch không có những hành vi gây tổn hại đến mạng sống của chúng.

2. Làm sạch

Sau khi đã thu hoạch được phần lông dê, tiếp đến phải xử lý sao cho lông dê được sạch bụi bẩn, rác và các tạp chất còn sót lại trên lông. Phần lông dê sẽ được tách làm hai phần, đó là phần thô và phần sợi mịn. Phần sợi mịn sẽ cho ra vải Cashmere chất lượng cao, phần lông thô sẽ tạo thành vải Cashmere theo hạng.

3. Chải thô và quay sợi

Chải thô với từng sợi len riêng biệt thành đường thẳng, sau khi chải xong sợi len sẽ được chia thành các nhóm sợi để chuẩn bị cho việc quay sợi. Các sợi chải thô sẽ được đưa vào máy kéo sợi, máy sẽ xoắn các sợi len lại để tạo thành sợi vải. Các sợi vải có thể dày hay mỏng tuỳ thuộc vào chất lượng của lông dê.

4. Nhuộm và dệt vải

Đối với vải Cashmere thì thông thường sợi vải sẽ được đem đi nhuộm trước khi dệt. Để nhuộm các sợi vải, trước hết những sợi vải phải được làm sạch lại thêm một lần nữa. Bước làm sạch này giúp cho màu nhuộm dễ bám hơn cũng như lâu bị phai màu hơn. Sau khi nhuộm xong, các sợi vải sẽ được đem đi dệt thành các thành phẩm.

phan loai vai cashmere tu hai trieu
Cấu trúc dệt vải len Cashmere

III. Ưu và nhược điểm của vải Cashmere

1. Ưu điểm

  • Giữ nhiệt tốt: Vải Cashmere có khả năng giữ nhiệt rất tốt, dê Cashmere sống ở nơi có nhiệt độ rất thấp, nên khi vải được làm từ loại lông của con vật này có khả năng giữ nhiệt gấp nhiều lần so với những loại len khác. Đây là một ưu điểm nổi bật, nên hầu hết các nước ở xứ lạnh rất thích dùng loại len này.
  • Bề mặt mịn: Không giống với những loại len khác, len Cashmere tạo nên các sản phẩm có bề mặt rất mềm mại, giúp người sử dụng luôn cảm thấy được thoải mái, mặc dù đang phải sử dụng một loại trang phục cồng kềnh vào mùa đông.
  • Là loại len siêu nhẹ: Len Cashmere không làm cho người mặc có cảm giác nặng nề, những sợi len siêu nhẹ khiến cả bộ trang phục phức tạp biến thành một món đồ với trọng lượng nhẹ tâng, giúp cho mọi người thực sự cảm thấy thích thú và thoải mái vô cùng.

2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Mỗi năm số lượng lông dê được thu hoạch rất ít, và chỉ có những loại dê được nuôi trên vùng núi Himalya mới đem lại được chất lượng hoàn hảo, cũng như phát huy tối đa được công dụng của nó. Chính vì lý do này mà vải Cashmere rất đắt. Bên cạnh đó còn rất nhiều loại trang phục vải Cashmere được tiến hành bằng thủ công, nên chi phí nhân công rất cao.
  • Hút nước nhanh: Một nhược điểm nữa đó chính là về khả năng hấp thụ nước. Vải Cashmere hấp thụ nước rất nhanh, nên vải sẽ có trọng lượng lớn hơn rất nhiều lần. Việc này gây khó khăn trong việc vệ sinh vải.
  • Co giãn không cao: Vải Cashmere chỉ có độ co giãn ở mức trung bình, nên khi may các loại trang phục cần may lớn hơn kích thước của cơ thể, nhằm giúp cho việc hoạt động và di chuyển được thoải mái hơn.

IV. Ứng dụng vải Cashmere

Vải Cashmere chủ yếu được sử dụng để may các loại áo quần giữ nhiệt, giúp bảo vệ con người trong những ngày mùa đông lạnh rét. Vào những thế kỷ trước, len Cashmere được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại váy đầm cầu kỳ, phức tạp dành riêng cho giới quý tộc.

Nhưng cho đến ngày nay, vải Cashmere được sử dụng rộng rãi hơn bởi có nhiều loại trạng phục được ra đời hơn. Áo len là một trong những loại trang phục được người tiêu dùng ưa chuộng, chúng rất dễ phối đồ cũng như mặc được ở nhiều nơi. Nên vải Cashmere cũng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất áo len.

Ngoài ra với sự mịn màng, và có khối lượng nhẹ, vải Cashmere còn được sử dụng để làm đồ lót. Bên cạnh đó vải Cashmere còn được dùng để may các phụ kiện, đặc biệt là khăn quàng cổ. Có rất nhiều hãng thời trang đã sử dụng chất liệu này để sản xuất những chiếc khăn quàng cổ đặc biệt, với giá thành cao ngất ngưỡng. Nhưng nhiều người vẫn tìm mua sản phẩm này bởi chúng giữ ấm rất tốt và an toàn với làn da.

Khan quang co vai cashmere

Có thể tóm tắt một số loại sản phẩm may mặc, phụ kiện được làm từ vải Cashmere như sau:

  • Áo len
  • Váy
  • Tất
  • Đồ lót
  • Đồ giữ nhiệt
  • Khăn quàng cổ
  • Áo khoác
  • Găng tay

Ung dung vai cashmere trong cuoc song

Bên cạnh đó, chất liệu còn được dùng để làm chăn. Chăn Cashmere rất ấm áp và sang trọng, tạo cho không gian phòng ngủ trở nên đẳng cấp và quý phái.

V. Cách bảo quản vải Cashmere

  • Nhiệt độ nước giặt: Nhiệt độ khuyên dùng cho vải Cashmere đó là nước lạnh. Vì vậy khi giặt không được dùng nước ấm hay chỉnh chế độ nước ấm để giặt. Nước ấm sẽ làm cho sợi vải bị giãn ra, và tất yếu áo quần sẽ cũng bị rộng hơn so với kích thước ban đầu
  • Không vắt mạnh tay: Vải Cashmere khi giặt nếu bạn vắt quá mạnh cũng sẽ làm cho vải bị giãn ra rất nhiều. Tốt nhất nên cho áo cuộn vào một chiếc khăn, ấn nhẹ xuống để trút phần nước còn sót lại sau đó đem đi phơi.
  • Không phơi dưới trời quá nắng: Vải len tuy nhìn có vẻ dày, nhưng đối với Cashmere chúng thực sự mỏng. Chỉ cần phơi ở những nơi có gió và nắng nhẹ thì vải cũng sẽ rất nhanh khô. Bởi thực chất Cashmere có độ thoáng khí rất cao.
  • Không sử dụng móc treo: Trái ngược với các chất liệu khác, phải dùng móc để giữ nếp thẳng cho áo quần. Tuy nhiên với loại vải này thì bạn nên gấp lại và cất vào tủ. Việc sử dụng móc treo sẽ làm cho vải bị giãn ra.
  • Tránh không khí ẩm: Vải có khả năng hút ấm rất cao, nên khi bảo quản phải để ở những nơi cao ráo, tránh nước và tránh độ ẩm. Với vải len, độ ẩm chính là kẻ thù số 1. Độ ấm lớn sẽ làm cho len bị ẩm và sinh ra các mùi hôi khó chịu.

VI. Tác động của vải Cashmere đối với môi trường

1. Tác động tích cực

Vải len Cashmere có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên có khả năng tự phân huỷ sinh học rất cao. Không làm cho môi trường phải hứng chịu một lượng rác thải từ chất liệu này. Càng sử dụng len Cashmere thay cho các nguyên liệu tổng hợp như Polyester hay Nylon, chúng ta càng ít phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.

Ngoài ra, không giống với các loại sợi tự nhiên khác được lấy từ cây trồng. Vải Cashmere không sử dụng thuốc trừ sâu hay các chất độc hại nào gây nguy hại đến nguồn đất và nước.

Hinh anh vai cashmere la gi

2. Tác động tiêu cực

Vải Cashmere sẽ hoàn toàn là loại vải bền vững nếu như loài dê Cashmere không rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Một số nơi đang sử dụng những cách lấy lông phi đạo đức, làm cho loài dê này không còn được tồn tại. Tuy nhiên cũng có nhiều nơi có cách tiếp cận ôn hoà hơn, đạo đức hơn. Tất cả sẽ phụ thuộc vào những nhà sản xuất vải Cashmere, để từ đó đánh giá được đây có phải là loại vải thời trang bền vững hay không.

VII. Một số điều thú vị về vải Cashmere

  • Vải có khả năng giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ ngoài trời âm đến 40 độ C.
  • Khoảng từ 3 đến 5 con dê mới đủ số lượng lông để sản xuất một chiếc áo len.
  • Các sản phẩm của Cashmere thực sự bền nếu như bạn biết chăm sóc đúng cách.
  • Lượng lông thu hoạch từ một con dê Cashmere trong một năm chỉ khoảng 110gr đến 170gr. Chính vì lý do này mà vải Cashmere rất đắt.
  • So với tóc của con người, sợi Cashmere mịn hơn gấp 6 lần.
  • Những hộ dân ở vùng Kashmir vẫn dệt và kéo sợi thủ công nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

Xem thêm:

Là một loại len cao cấp được nhiều người tiêu dùng ưa chuông, đặc biệt đối với những xứ lạnh ở phương Tây. Vải Cashmere tuy có giá cả cao nhưng một khi bạn đã sử dụng chất liệu này rồi, đảm bảo bạn sẽ không muốn thay thế bằng một loại vải nào khác. Nếu như có điều kiện hãy thử dùng loại vải đặc biệt này xem sao. Chúng không những giúp cho bạn trở nên sang trọng, quý phái mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường nữa đấy.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *