Vải cotton là gì? Đã bao giờ bạn nghe đến từ cotton hay vải cotton chưa? Vải cotton là loại vải phổ biến, được yêu thích và ứng dụng được rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Để có thể hiểu đúng hơn về vải cotton, May In Thêu Hải Triều mời các bạn tham khảo về bài viết dưới đây để tìm hiểu vải cotton nhé.

hinh anh vai cotton la gi
Sợi bông

I. Vải cotton là gì? [✅UPDATE Tháng Ba, 2024]

  • Tên vải: vải cotton.
  • Tên gọi khác: vải bông, vải cotton Ai Cập, vải cotton Pima, vải cotton Supima.
  • Thành phần vải: sợi bông.
  • Các loại vải: Vải cotton 100%, vải cotton 65/35, vải cotton 35/65, vải cotton 2 chiều, vải cotton 4 chiều, vải cotton Borip, vải cotton lụa, vải cotton satin, vải cotton gấm,.
  • Độ thoáng khí của vải: rất thoáng khí.
  • Khả năng thấm hút ẩm: cao.
  • Khả năng giữ nhiệt: trung bình.
  • Khả năng co giãn: trung bình.
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: trung bình.
  • Thường được sử dụng: áo sơ mi, váy, áo thun, đồ lót, vớ, ga trải giường, chăn, túi xách, quần jean,..

1. Khái niệm

Vải cotton theo cách hiểu đơn giản nhất chính là những tấm vải được dệt từ sợi của cây bông. Vải cotton có đặc tính hữu cơ, vì thành phần sợi vải có nguồn gốc từ thiên nhiên và không chứa bất kỳ chất tổng hợp nào.

2. Nguồn gốc ra đời

Vải cotton đã xuất hiện từ rất lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trên Thế Giới. Vải cotton có nguồn gốc từ những sợi bông, loại bông mọc bên trong quả của cây bông.

Trước đây, cây bông là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sau này, khi cây bông được ứng dụng rỗng rãi trong ngành sản xuất may mặc thì nó đã được thuần hoá, trồng rất nhiều nơi để phục vụ cho cuộc sống và kinh tế.

  • Ấn Độ: Bằng chứng sớm nhất cho việc sử dụng sợi bông trong dệt may là từ các địa điểm Mehrgarh và Rakhigarhi ở Ấn Độ, từ khoảng năm 5000 trước Công nguyên. Nền văn minh thung lũng Ấn Độ, trải dài trên Tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300 đến 1300 trước Công nguyên, đã phát triển mạnh do trồng bông, cung cấp cho người dân nguồn quần áo và hàng dệt may khác có sẵn.
  • Châu Mỹ: người dân Mỹ trồng bông và phổ biến rộng rãi trên khắp ít nhất 4200 trước Công nguyên.
  • Châu Âu: các nước châu Âu là nhà sản xuất và xuất bông lớn cùng với Ấn Độ sau cuộc chinh phục bán đảo Iberia của người Hồi Giáo.
  • Trung Quốc: người Trung quốc cổ đại lại dựa vào tơ tằm nhiều hơn để may mặc. Bông được trồng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Hán, kéo dài từ năm 206 TCN đến năm 220 sau Công nguyên.

vai cotton tu nhien

3. Đặc điểm vải cotton

Vải cotton có tính chất mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng khí. Tuỳ thuộc vào từng tỷ lệ % cotton mà vải bị nhăn nhiều hay ít. Vải cotton còn dễ thấm hút mồ hôi, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Đặc biệt rất an toàn với làn da nhạy cảm của em bé và giặt rất nhanh khô.

4. Cách nhận biết vải cotton

Trên thị trường hiện nay có vô vàn loại vải có tính chất và đặc điểm gần giống với vải cotton. Vì vậy, để thuận tiện hơn trong mua và sử dụng nó thì chúng ta phải trang bị một ít kiến thức cơ bản về vải cotton như sau:

  • Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Đối với loại vải 100% là cotton thì khi chúng ta đốt nó sẽ cháy hoàn toàn, ít khói và không có mùi hôi khó chịu. Còn đối với những loại vải có pha thêm chất PE thì chắc chắn sau khi đốt xong sẽ có phần vải bị chảy nhựa, có khói màu đen và mùi hôi khó chịu
  • Nhận biết bằng các giác quan: Với vải cotton, khi chúng ta sờ vào sẽ có cảm giác mát tay, mịn và vò sẽ dễ bị nhàu. Còn đối với vải có pha thêm các chất khác, vải sẽ có ít nếp gấp hơn
  • Nhận biết bằng độ thấm nước: Vải cotton có khả năng hút nước rất nhanh. Đối với cotton 100% bề mặt sẽ bị ướt hoàn toàn khi gặp nước, còn những loại vải pha khác nước sẽ bị loang ra xung quanh.

uu diem cua vai cotton

II. Ưu điểm và nhược điểm của vải cotton

1. Ưu điểm của vải cotton

  • Không gây kích ứng da: Vải cotton có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất thích hợp để sử dụng cho những ai có làn da nhạy cảm. Ở Việt Nam, đa phần quần áo của trẻ sơ sinh đều dùng loại vải cotton này vì nhưng ưu điểm mà nó mang lại.
  • Thân thiện với môi trường: Vải cotton có tính tự phân huỷ nên không có tác động xấu đến môi trường.
  • Thấm hút mồ hôi: Đây là loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt nên bạn có thể sử dụng khi thời tiết nắng nóng và khi làm các công việc nặng.
  • Tính bền chặt cao: Sợi cotton bền hơn những loại sợi khác, ngoài ra nó còn dẻo dai hơn khi tiếp xúc với nước. Chính vì lợi thế này mà áo quần của bạn có thể giặt giũ thường xuyên nhưng lại rất lâu bị hỏng.
  • Mềm mại, thoáng mát: Những sản phẩm được làm từ vải cotton rất thoáng mát, mềm mại làm cho người dùng cảm thấy rất dễ chịu. Chính vì vậy mà vải cotton cũng rất thông dụng để may đồ lót.

2. Nhược điểm của vải cotton

  • Dễ bị nhăn: Vải cotton sau khi giặt hoặc gấp rất dễ để lại nếp.
  • Giá thành khá cao: Đối với loại vải này thành phần cotton càng cao thì giá thành sẽ càng lớn.

III. Quy trình sản xuất vải cotton

nguon goc vai cotton e1623424151704

1. Thu hoạch bông

Để thu hoạch được quả bông trước hết phải làm rụng hết lá khỏi cây bông. Tiếp theo người nông dân sẽ hái quả bông và tách sợi bông ra khỏi quả. Ngày xưa công đoạn này đều được làm thủ công nên việc tách sợi bông gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Chỉ sau khi nhà phát minh Whitney (1765-1825) tạo ra máy tách sợi bông thì công việc mới trở nên dễ dàng hơn.

2. Sơ chế sợi cotton

Các sợi bông phải được làm sạch trước khi cho vào vào lò nấu bằng hơi và lọc đi lọc lại nhiều lần. Sau khi làm sạch, chúng sẽ được hoà tan với một dung dịch hoá học đặc biệt, sau đó được đưa vào máy để kéo thành sợi dài.

san xuat vai cotton

3. Nhuộm và dệt vải cotton

Sợi bông (hay sợi cotton) có thể được nhuộm trước hoặc sau khi dệt thành vải. Sợi bông sẽ được xử lý bằng hóa chất và có thể nhuộm màu. Nhuộm sợi và xử lý hóa chất trước khi dệt thành vải sẽ giữ được màu sắc đẹp, hạn chế ra màu khi giặt.

Sợi bông cotton được dệt ngang và dọc để hoàn thiện một vải. Khi mới dệt xong vải sẽ có màu tự nhiên của sợi bông là màu trắng ngà hoặc màu hơi vàng. Vải cotton sẽ được tẩy trắng để dễ dàng hơn khi nhuộm. Vải được nhuộm màu, rồi được giặt nhiều lần nhằm loại bỏ các chất bẩn còn sót lại, cũng như tăng độ bền, chống co rút, ra màu của vải.

IV. Phân biệt các loại vải cotton

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà cotton được chế biến thành nhiều loại vải khác nhau như sau.

1. Vải cotton 100%

Vải cotton 100% là loại vải có 100% thành phần cotton, không pha thêm bất kỳ hợp chất nào khác, vì vậy giá thành khá cao. Vải cotton 100% hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn cho những làn da nhạy cảm. Là loại vải dễ thấm hút mồ hôi nên chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu, mát mẻ và thoáng mát khi mang. Đây là loại vải rất dễ nhuộm màu, vì thế mà sản phẩm cũng khá đa dạng và độc đáo.

vai cotton 100

2. Vải cotton 65/35

Vải cotton 65/35 (CVC) là loại vải có sự kết hợp giữa nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo. Trong đó nguyên liệu tự nhiên chiếm 65%, nguyên liệu nhân tạo chiếm 35%. Vì có thành phần cotton khá cao nên hiện tại loại vải này có thể thay thế cho cotton 100%. Giá thành cũng rẻ hơn nên được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng.

Vải có độ bền rất cao nên có thể giặt bằng máy mà không sợ bị giãn hay hỏng. Vì có sự kết hợp với sợi nhân tạo làm cho vải có độ co giãn tốt, không bị khô. Loại vải này không kén với thời tiết, bạn có thể sử dụng vào cả mùa đông lẫn mùa hè. Vải giặt rất nhanh khô, nhưng khả năng thấm hút mồ hôi lại kém hơn so với cotton 100%.

3. Vải cotton 35/65

Vải cotton 35/65 hay còn được gọi là vải TC, là loại vải có sự kết hợp giữa 35% cotton và 65% polyester. Vì sự kết hợp hoàn hảo này đã giúp cho vải TC vừa mềm mại nhưng lại có độ bóng nhất định, các sản phẩm được làm ra từ loại vải này rất tươi sáng và khác biệt.

Cũng giống như những loại vải cotton khác, vải cotton 35/65 có khả năng thấm hút mồ hôi tốt vì có thành phần cotton. Thành phần polyester đã giúp cho vải ít bị nhăn hơn, các sản phẩm được làm ra có phom dáng hơn và ít bị chảy xệ sau thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó polyester còn giúp cho vải có khả năng bám màu nhuộm rất tốt.

Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu của người sử dụng mà vải TC được sản xuất rất nhiều loại như: TC dày, TC mỏng, TC 30, TC 40… loại nào có thành phần cotton nhiều hơn thì giá thành sẽ cao hơn.

dac diem cua vai cotton e1623424120950

4. Vải cotton 2 chiều

Vải cotton 2 chiều chỉ có thể co giãn theo phương thẳng đứng, đủ để người mặc cảm thấy thoải mái. Vải cotton 2 chiều là vải được dệt từ cotton hoặc có sự kết hợp giữa cotton với những chất liệu khác tuỳ thuộc vào ý đồ của người sản xuất. Vải cotton 2 chiều cũng có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt vì có thành phần cotton.

Ngoài ra vải cũng có độ bền khá cao giúp người mang có cảm giác thấy chắn chắn. Vải cotton 2 chiều ít co giãn hơn nên sẽ ít bị nhăn hơn và giá thành cũng rẻ hơn so với cotton 4 chiều.

5. Vải cotton 4 chiều

Vải cotton 4 chiều là loại vải có khả năng co giãn theo 2 hướng khác nhau. Vải cotton 4 chiều được dệt 2 lớp, có thành phần cấu tạo giống với cotton 2 chiều nhưng trong quá trình dệt người ta cho thêm spandex (3-5%) để tăng thêm độ co giãn cho vải.

Đây cũng là loại vải thấm hút mồ hôi tốt nên rất phù hợp để may những bộ quần áo thể thao hay làm việc nặng. Vải cotton 4 chiều rất dễ in và nhuộm màu, vì vậy giới trẻ rất thích loại vải này bởi chúng đem lại nhiều kiểu dáng cũng như các nét đẹp độc đáo tươi mới hơn. Ngoài ra giá thành của loại vải này cũng cao hơn vải cotton 2 chiều.

cac loai vai cotton

6. Vải cotton Borip

Vải cotton Borip là loại vải đa số được dệt từ 100% cotton rất phù hợp để làm áo khoác và áo len. Đây là loại vải rất dễ dàng co giãn nhưng khi bị kéo giãn quá thì rất khó trở về lại hình dạng ban đầu.

Đây là loại vải rất thân thiện với người dùng đặc biệt đối với trẻ em thì đây là một loại vải khá thích hợp cho làn da nhạy cảm. Ngoài các sản phẩm borip là từ sợi 100% cotton, còn rất nhiều nhiều loại vải khác như: borip cotton 65/35, borip PE…

7. Vải cotton lụa

Vải cotton lụa là loại vải được kết hợp hoàn hảo giữa sợi cotton tự nhiên và sợi tơ tằm cao cấp. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên như thế này đã giúp cho loại vải này có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Vải cotton lụa được sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, rất dễ thấm hút mồ hôi và có độ bền rất cao.

Với độ sáng bóng mà loại vải này đem lại, các sản phẩm được may từ loại vải này trông rất sang trọng và lịch sự. Người mặc cũng sẽ cảm thấy thoải mái và thoáng mát nhờ vào thành phần cotton chiếm tỷ lệ cao. Vải cotton lụa cũng rất dễ vệ sinh vì ít bám bụi, nhờ vào ưu điểm này mà nó được sử dụng nhiều trong việc trang trí nội thất như may rèm cửa, khăn trải bàn hay chăn ga gối đệm.

phan loai vai cotton

8. Vải cotton satin

Vải cotton satin là loại vải được dệt theo kiểu satin, tức là dệt theo vân đoạn. Với kiểu dệt này thì thành phần sợi cotton sẽ ít hơn so với các loại vải khác, vải cũng sẽ ít bị nhăn hơn và có độ thông thoáng nhiều hơn. Satin làm cho sản phẩm bóng bẩy hơn, láng mịn hơn. Sự kết hợp tuyệt vời này giúp cho trang phục mà chúng ta sử dụng có thể tự thích ứng với thời tiết đó là mát mê vào mùa hạ, ấm áp vào mùa đông.

Về thành phần cấu tạo thì vải cotton satin cũng giống như vải cotton thông thường, nhưng sợi cotton satin được se nhỏ hơn, với một độ từ 300 sợi/inch vuông (vải cotton thường chỉ chừng 200 sợi/inch vuông), cùng với cách dệt sợi ngang và sợi dọc ít liên kết với nhau, giúp tạo nên bề mặt vải láng bóng, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra đây cũng là một trong những loại vải không có khả năng dẫn điện tốt, an toàn cho người sử dụng.

9. Vải cotton gấm

Vải cotton gấm là một loại vải cotton đặc biệt khi mà các hoa văn được dệt chìm lên trên bề mặt. Trong khi dệt một số điểm trên bề mặt sẽ được đổi kiểu nên các hoa văn sẽ được dệt lên trên đó.

Loại vải này có quá trình dệt phức tạp và khó hơn. Chính nhờ sự khác biệt này đã giúp cho sản phẩm được đẹp hơn, thẩm mỹ hơn và sang trọng hơn. Giá thành của loại vải này cũng cao hơn những loại vải in hoa.

uu nhuoc diem vai cotton

10. Vải cotton Ai Cập

Vải cotton Ai Cập là loại vải được làm từ sợi bông Ai Cập. Bông Ai Cập đang được đánh giá là tốt nhất trên thế giới bởi những ưu điểm vượt trội từ đó đưa vải cotton Ai Cập trở thành loại vải có giá trị kinh tế rất cao.

Mật độ sợi vải dệt cao gấp 2 lần so với vải dệt cotton thông thường. Có rất nhiều màu sắc độc đáo, mới lạ và không bị phai mài như những loại cotton thông thường. Cotton Ai Cập không bị xù lông, mất độ co giãn và phù hợp với mọi thời tiết. Vải thoáng mát thấm hút mồ hôi, mềm hơn và chịu lực tốt hơn.

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải cotton

1. Không giặt chung quần áo màu

Áo màu với áo trắng các bạn nên giặt riêng ra để tránh tình trạng áo trắng bị loang màu của những loại áo màu khác. Vì vậy cách tốt nhất trước khi giặt bắt buộc bạn phải bỏ hai loại áo này ra để giặt riêng tránh trình trạng làm hỏng áo.

luu y su dung vai cotton

2. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Các chất hoá học trong chất tẩy rửa sẽ làm phai màu áo và làm áo của bạn nhanh bị hư hỏng. Bởi vậy khi giặt các bạn cũng không nên chọn loại bột giặt có chất tẩy mạnh, mặc dù nó đánh bật được các loại vết bẩn nhưng đồng thời cũng sẽ làm hỏng áo của bạn.

3. Không giặt với nước nóng

Với chế độ tự động của máy giặt, nước sẽ được làm nóng trước khi cho vào máy giặt. Vì vậy các bạn nhớ chỉnh lại nhiệt độ trước khi giặt nhé, cotton khi gặp nước ở nhiệt độ cao sẽ dễ bị giãn ra và mất đi phom dáng ban đầu của trang phục.

4. Lộn trái áo quần trước khi giặt

Để các hình in trên áo không bị bong tróc, chúng ta nên lộn trái áo quần trước giặt. Vì khi vò hay giặt quá mạnh tay các hình in sẽ dễ bị rách.

nhan biet vai cotton

5. Không vắt quá mạnh

Đối với vải cotton khi vắt quá mạnh sẽ làm giãn áo và mất phom dáng. Vù vậy sau khi giặt xong bạn nên vắt nhẹ và giũ mạnh để khi khô áo quần không bị nhăn nhúm và mất dáng.

6. Tránh ánh nắng gay gắt

Khi phơi dưới ánh nắng quá gay gắt sẽ làm cho áo quần nhanh bị phai màu, giảm tổn thọ và các hình in trên áo cũng sẽ bị hỏng.

7. Tránh không khí ẩm

Đối với vải cotton, khi phơi ở nơi có độ ẩm cao sẽ làm cho áo quần dễ bị mốc và ố vàng bởi tính chất của nó chính là hút ẩm tốt, vì vậy khi bạn phơi áo quần nên phơi chỗ thoáng đãng, có gió để áo quần được khô nhanh và không bị bốc mùi khó chịu.

VI. Sử dụng vải cotton để làm gì?

ung dung vai cotton

1. Trang phục – quần áo

Theo thống kê thì khoảng 75% áo quần được may từ vải cotton. Tại Việt Nam, vải cotton được sử dụng rất phổ biến và chiếm tỷ lệ rất cao. Ngoài việc may áo thun, áo quần bình thường hàng ngày, vải cotton còn được ứng dụng để sản xuất rất nhiều loại trang phục như:

  • Áo thun đồng phục.
  • Làm lớp lót cho áo vest.
  • May đồ trẻ sơ sinh.
  • Sản xuất áo chống cháy.
  • May đồ lót cho phụ nữ.
  • Quần jean, vớ, túi xách, váy,..

2. Sản phẩm may mặc khác

Vì vải cotton thấm hút tốt nên thường được dùng để làm khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm,.. Ngoài ra, vải cotton còn được dùng để trang trí nội thất như may rèm cửa, may vỏ gối, ga trải giường, vỏ chăn lông vũ, tấm lót ghế sofa, khăn trải bàn…

vải cotton là gì?

3. Sản phẩm khác

  • Cotton còn được sản xuất rất nhiều cho việc phục vụ y tế như băng bông, gạc y tế…
  • Cotton còn làm được giấy, ruy băng và còn được để làm bông tẩy trang, mặt nạ giấy.
  • Cotton còn được sử dụng để làm lưới đánh cá, bộ lọc cà phê….

Với sự chia sẻ của chúng tôi qua bài viết này hy vọng các bạn đã phần nào hiểu hơn về vải cotton là gì. Bỏ túi được nhiều kiến thức bổ ích hơn để phục vụ cho bản thân cũng như cho gia đình. Chúc các bạn ứng dụng thành công và hẹn các bạn trong những bài viết sau nhé.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

4 bình luận trong “Vải cotton là gì? Phân biệt đặc tính các chất liệu vải cotton A-Z

    • Avatar of Ái Nhi
      Ái Nhi nói:

      Cotton khô là vải cotton được xử lý để trở nên cứng hơn bằng các chất khử hoặc nhiệt, không mềm mại và mát mẻ như cotton 100% làm từ sợi bông tự nhiên. Cotton khô ở Việt Nam thường không được ưa chuộng như cotton 100%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *