Đê tạo ra được một tấm vải hoàn chỉnh, chúng phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Từ tạo sợi vải cho đến dệt vải, nhuộm vải, tất cả phải được thực hiện một cách chính xác thì mới cho ra đời được một tấm vải hoàn hảo nhất. Vải lụa tơ tằm cũng vậy, như chúng ta đã biết chúng được tạo ra từ những sợi tơ của con tằm, đây là một quá trình rất thú vị và tốn nhiều công sức của người sản xuất.

Tuy nhiên, nhằm hiểu rõ hơn về quy trình nuôi tằm lấy tơ để sản xuất vải lụa tơ tằm được diễn ra chi tiết như thế nào, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.

I. Lụa tơ tằm là gì?

Lụa tơ tằm là một loại vải truyền thống được dệt từ những sợi tơ của con tằm. Qua một quá trình nuôi tằm, tằm sẽ nhả tơ, những sợi tơ này sẽ được những người thợ dệt lành nghề gia công để tạo thành những sợi vải óng ả, mềm mại và từ đó dệt thành một tấm vải lụa tơ tằm hoàn chỉnh.

Lụa tơ tằm được sử dụng rất phổ biến, và có thể may thành nhiều sản phẩm khác nhau. Chất liệu ngày xưa chỉ thích hợp để sử dụng cho vua chúa, những người giàu có vì vải lụa tơ tằm có giá thành rất cao và đắt đỏ. Tuy nhiên, ngày nay chất liệu đã được ứng dụng phổ biến hơn, và ai cũng có thể chọn mua được một tấm vải hoàn mỹ.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ rất lâu, theo một số ghi chép thì tại Trung Quốc, chất liệu tơ tằm đã có mặt cách đây khoảng 6000 năm trước Công Nguyên. Ở Việt Nam, nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ thời Vua Hùng thứ 6. Cho đến nay, lụa tơ tằm đã phát triển mạnh mẽ với sự tồn tại của các làng nghề truyền thống. Nổi bật chính là lụa tơ tằm ở làng Vạn Phúc, là nơi sản xuất những thước vải lụa đẹp và có chất lượng rất cao.

lua to tam la gi

Vải lụa tơ tằm có thể sử dụng để may áo dài, may các loại váy đầm khác nhau, may đồ bộ, áo sơ mi. Lụa tơ tằm còn được ứng dụng trong trang trí nội thất như may rèm cửa, may chăn ga gối đệm… Các loại khăn choàng cổ cũng là sản phẩm được ưa chuộng hiện nay, với sự mềm mại của chất liệu, khăn choàng tăng thêm vẻ đẹp và có độ thẩm mỹ rất cao.

Vải lụa tơ tằm có rất nhiều ưu điểm, vải có sự thoáng khí và khả năng hút ẩm khá tốt. Bề mặt vải luôn óng ả, bắt ánh sáng tốt và luôn tạo nên sự sang trọng, quý phái cho người mặc. Vải được dệt từ các sợi tơ tự nhiên nên bề mặt vải rất thân thiện với con người, không gây ra các hiện tượng dị ứng hay nổi mẫn đỏ trên da. Bên cạnh đó, chất liệu cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường, vì có khả năng tự phân hủy rất cao.

Ngoài những ưu điểm, lụa tơ tằm cũng có một số nhược điểm như dễ bị nhăn. Đây được xem là điểm yếu lớn nhất của chất liệu, vải không được sự bổ trợ của những loại sợi tổng hợp, nên rất dễ bị nhăn trong khi sử dụng và sau khi giặt. Việc ủi thẳng vải cũng gặp nhiều khó khăn, vì chất liệu trơn và dễ bị nhăn lại tức thì nếu như không biết cách bảo quản.

Nhưng không vì những nhược điểm đó mà chất liệu mất đi giá trị vốn có, lụa tơ tằm vẫn có giá thành rất cao. Giá cả của vải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu tạo ra nó. Với quy trình dệt lụa phức tạp, chi phí nhân công cao nên lụa tơ tằm luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường may mặc. Để sản xuất được một tấm vải lụa tơ tằm, cần trải qua rất nhiều khâu và đòi hỏi người thợ dệt phải khéo léo, có kinh nghiệm dệt vải lâu năm.

II. Quy trình nuôi tằm lấy tơ để sản xuất vải lụa tơ tằm

Quy trình nuôi tằm lấy tơ trải qua rất nhiều thời gian và công đoạn khác nhau. Chính vì vậy để thực hiện thành công, cần được học tập và đúc rút nhiều kinh nghiệm, mới có thể tạo ra được những sợi tơ đạt chất lượng cao nhất. Và quy trình nuôi tằm lấy tơ để sản xuất vải lụa tơ tằm sẽ bao gồm những giai đoạn cụ thể như sau:

1. Trồng dâu nuôi tằm

a. Trồng cây dâu

Để trồng được cây dâu, phải chọn được loại đất có độ pH từ 6.5 – 7. Đất phải có độ mặn thấp, thì cây mới có thể sinh trưởng tốt. Môi trường sinh trưởng tốt của cây thường phải mát mẻ, không được quá cao hoặc quá thấp. Cây dâu không sống được khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C, còn nếu nhiệt độ là 0 độ C thì cây sẽ ngừng sinh trưởng.

Cây dâu cần có đủ ánh sáng để lá cây được to và dày. Thời gian cây cần hấp thụ ánh sáng trong một ngày phải từ 10 tiếng cho đến 12 tiếng. Với lượng thời gian như vậy, thân cây mới khỏe và lá dâu mới đạt được chất lượng cao. Mặc dù cây có khả năng chịu hạn, nhưng cần tưới nước để cây có thể được tồn tại. Và để đảm bảo được tất cả các yếu tố đó, cây dâu sẽ được trồng vào khoảng tháng 3 trong năm.

cay dau tam

Sử dụng các phương pháp trồng và bón phân hợp lý, thì chỉ khoảng sau 5 tháng, lá dâu đã có thể thu hoạch được. Lá dâu để làm thức ăn cho tằm thường được hái trên ngọn xuống. Tằm nhỏ sẽ ăn lá non và được cắt nhỏ, tằm lớn hơn sẽ ăn lá cứng.

b. Nuôi tằm

Nuôi tằm là một giai đoạn rất quan trọng để thu lại được các sợi tơ chất lượng. Tằm cũng phát triển tốt vào những khoảng thời gian mát mẻ, từ 20 độ C cho đến 30 độ C. Chất lượng của sợi tơ cũng phụ thuộc vào môi trường sống của con tằm, nên nếu như nuôi tằm dưới 20 độ C hoặc trên 30 độ C thì tằm sẽ cho ra sợi tơ có chất lượng kém hơn.

Vì vậy khoảng thời gian thích hợp để nuôi tằm sẽ vào mùa xuân và mùa thu, đây là hai mùa có không khí mát mẻ nhất trong năm. Mỗi con tằm sẽ lột xác 4 lần, và thời gian để nhả tơ thường là từ 25 ngày đến 30 ngày kể từ khi bắt đầu nuôi. Thức ăn chính của tằm chính là lá dâu, cần lựa chọn loại lá thích hợp cho từng loại tằm, cần chọn lá dâu có nhiều nhựa và có màu xanh đậm, để đảm bảo được sự phát triển tằm cũng như cho ra được sợi tơ chắc chắn nhất.

quy trinh nuoi tam lay to

Lá dâu cần được cắt nhỏ trước khi cho tằm ăn, và chỉ cho ăn khi con tằm còn thức. Tằm sẽ ngủ hai ngày trước khi lột xác, đây sẽ là thời điểm ngừng cho ăn. Sau khi đã lột xác được 4 lần, tằm sẽ ăn lượng thức ăn lớn hơn rất nhiều, và đây cũng là giai đoạn tằm chuẩn bị tạo kén. Khi thấy thân hình tằm trơn, da bóng, chuyển màu vàng trong suốt thì lúc này con tằm sẽ tìm đến nơi ở phù hợp để nhả tơ.

2. Nhả tơ và ươm kén

a. Nhả tơ

Khi tằm bắt đầu nhả tơ, tằm sẽ được đưa lên né để thực hiện giai đoạn này. Né được làm bằng tre hoặc gỗ, tuy nhiên hiện nay thử nghiệm cho thấy rằng né gỗ đem lại hiệu suất cao hơn. Sử dụng né gỗ giúp hạn chế được tỷ lệ hai con nằm chung một tổ. Né được chế tạo với kích thước 1m × 1m, có nhiều lỗ nhỏ, và tằm sẽ nhả tơ theo từng lỗ nhỏ này.

tam nha to

Tằm sẽ nhả tơ từ ngoài vào trong, thời gian nhả tơ thường kéo dài từ 3 ngày đến 8 ngày. Con tằm có một tuyến nước bọt rất đặc biệt, trong nước bọt có chứa protein, khi chất lỏng này được đưa ra ngoài không khí, chúng sẽ khô và tạo thành các sợi tơ óng ả. Tằm sẽ nhả tơ từ ngoài vào trong, phần ngoài tơ được nhả ban đầu sẽ lá áo kén, sau đó con tằm sẽ chạy quanh bên trong chiếc áo kén này và nhả tơ đầy kén.

Sau khi đã nhả tơ xong, tằm sẽ biến thành nhộng. Thông thường khi nhả tơ, né sẽ được đưa ra ngoài ánh nắng nhẹ, giúp cho tơ được khô và có màu vàng óng ả. Khi đã có kén tơ hoàn hỏa, chúng sẽ được đem đi ươm tơ.

b. Ươm kén

Trước khi ươm tơ, phần kén sẽ được chọn lọc lại đê bỏ đi các kén bẩn, kém chất lượng, thối hay thủng đầu. Chỉ chọn những kén có nhiều tơ, và chung kích thước và hình dạng. Thời gian ươm tơ chỉ được kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày, nếu như để quá lâu, ngài sẽ chui ra và cắn đứt sợi tơ. Để sợi tơ bị đứt thì khi ươm, sợi sẽ không còn được nguyên vẹn, và chúng cũng sẽ không được mịn nữa.

Cho các kén vào một nồi nước sôi lớn, khuấy đều cho các kén nổi lên trên. Khi lớp áo đã bong ra, tìm mối gốc của tơ và rút ra, cho sợi tơ vừa rút lên guồng tơ nằm ngang trên nồi để quấn lại. Sợi tơ vừa mới rút ra được gọi là tơ thô, và sau đó chúng sẽ được se lại với nhau.

qua trinh uom to

3. Dệt vải

Để dệt vải lụa tơ tằm, người dệt sẽ phân loại sợi dệt theo nhiều loại khác nhau. Độ dày và mỏng của sợi sẽ được chia ra để dệt thành những tấm vải mỏng hay cứng. Mỗi loại vải sẽ được dùng để may thành các sản phẩm khác nhau. Vải lụa được dệt theo phương pháp cổ truyền đó là dùng khung cửi. Công đoạn dệt vải đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm, cũng như tay nghề khéo léo thì mới cho ra những thành phẩm hoản hảo nhất.

det lua to tam

4. Nhuộm màu

a Truội tơ

Vải lụa tơ tằm trước khi nhuộm sẽ có màu trắng ngà, lớp keo của con tằm vẫn còn bám sót lại trên sợi vải. Nên để vải bám màu nhuộm tốt, chúng sẽ được ngâm qua với nước nóng, nhằm loại bỏ đi màu trắng ngà có sẵn trên vải. Giai đoạn này được gọi là truội tơ.

b. Nhuộm màu

Các làng nghề ở nước ta thường thực hiện việc nhuộm màu theo cách truyền thống. Thợ nhuộm sẽ tiến hành nấu các loại nguyên liệu để cho ra các màu sắc, và công dụng khác nhau. Thông thường lá chè sẽ giúp vải lụa giảm được sự nhăn nhúm, lá bạch đàn sẽ giúp kháng khuẩn và một số loại củ để tạo màu như củ dền. Sau khi đã có dung dịch thuốc nhuộm, vải lụa sẽ được nhuộm từ 2 đến 3 lần, nhằm giúp cho vải lụa có màu sắc chuẩn hơn, và cũng như hạn chế được sự phai màu sau một thời gian sử dụng.

Sau khi lụa đã lên đều màu, chúng sẽ được hấp và đem đi phơi. Có thể làm khô lụa theo hai cách, đó là phơi giữa trời hoặc những nơi có không gian thoáng đãng. Nếu như diện tích đất hạn chế có thể sử dụng cách thứ hai, là sử dụng máy sấy chuyên dụng. Máy sấy không chỉ được sử dụng cho vải lụa tơ tằm, mà các loại vải khác cũng được sấy theo cách công nghiệp này.

Quy trình nuôi tằm lấy tơ để sản xuất vải lụa tơ tằm sẽ được thực hiện qua 4 bước cơ bản như trên. Tuy nhiên cần có thời gian, kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự khéo léo, tỉ mĩ thì mới có thể thực hiện thành công. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao vải lụa tơ tằm lại có giá cao đến như vậy. Ở Việt Nam chúng ta, việc trồng dâu nuôi tằm hiện nay vẫn đang tồn tại và phát triển tại các làng nghề truyền thống.

III. Các sản phẩm từ lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm được ứng dụng tạo ra rất nhiều sản phẩm trong đời sống. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc, mà những vật dụng khác trong gia đình cũng được tạo ra từ sự mềm mại và sang trọng của chất liệu. Một số sản phẩm sử dụng vải lụa tơ tằm có thể được kể đến như sau:

1. Áo sơ mi lụa tơ tằm

ao so mi vai lua to tam

cac san pham tu lua to tam

2. Váy đầm lụa tơ tằm

vay lua to tam

vay vai lua to tam

3. Áo dài lụa tơ tằm

ao dai lua to tam

ao dai vai lua to tam

ao dai tu vai lua to tam
Tà áo dài truyền thống & những ý nghĩa lịch sử

4. Khăn choàng lụa tơ tằm

khan lua to tam choang co

khan choang lua to tam nhieu mau

5. Rèm cửa lụa tơ tằm

rem cua lua to tam

rem cua vai lua to tam

6. Chăn ga gối nệm lụa tơ tằm

lua to tam may vo goi

chan ga goi dem lua to tam

Xem thêm: Làng nghề lụa tơ tằm nổi tiếng ở Việt Nam

Quy trình nuôi tằm lấy tơ là một công việc đòi hỏi phải có đầy đủ kỹ thuật. Mặc dù công việc không khó, nhưng có một số việc cần phải lưu ý và cần có nhiều kinh nghiệm thì mới có thể thành công. Để có thể được chứng kiến tận mắt những quy trình tuyệt vời này, bạn có thể ghé thăm đến một số cơ sở nuôi tằm ở nước ta. Tại đây sẽ có nhiều điều thú vị hơn, giúp bạn bổ sung được một túi kiến thức lớn vê nghề trồng dâu nuôi tằm.

Vải lụa tơ tằm tuy có giá thành cao, nhưng lại rất thân thiện với môi trường. Ngày nay khi xu hướng thời trang bền vững ngày càng đươc quan tâm, vải lụa tơ tằm chính là sự lựa chọn được ưu tiên của người tiêu dùng. Chính vì vậy, những làng nghề truyền thống sản xuất lụa tơ tằm cần được bảo tồn và phát triển ngày càng mạnh hơn. 

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *