Vải cotton có rất nhiều loại khác nhau được sản xuất. Ngoài những sợi vải nguyên chất ra, sợi cotton còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra được những sản phẩm hoàn toàn mới. Trong đó có vải cotton 2 chiều, Đồng Phục Hải Triều sẽ gửi đến bạn đọc những kiến thức bổ ích về loại vải này, để giúp mọi người hiểu hơn về vải cotton 2 chiều là gì? Mời các bạn cùng đón đọc.

hinh anh vai cotton 2 chieu

I. Vải cotton 2 chiều là gì?

1. Vải cotton 2 chiều là gì?

Vải cotton 2 chiều (tiếng Anh: “2-way stretch cotton”) là loại vải được dệt từ hai nguyên liệu chính là sợi cotton và sợi spandex. Trong đó sợi cotton là loại sợi tự nhiên được lấy từ cây bông, chiếm tỷ lệ cao trong vải. Và sợi spandex là sợi nhân tạo, chỉ chiếm một ít phần trăm nhỏ giúp vải có thể co giãn được. Bên cạnh đó vẫn có sự góp mặt của chất liệu polyester khi để sản xuất vải cotton TC hay cotton CVC.

Vải cotton 2 chiều có thể kéo giãn ra được theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Đây là loại vải được ứng dụng nhiều nhất trong việc sản xuất các loại áo thun, nhất là những loại áo được sử dụng cho mùa hè. Và vải cotton 2 chiều còn được gọi là vải thun cotton, bởi vì chúng co giãn được.

cach phan biet vai 2 chieu 4 chieu
Nhận biết vải cotton 2 chiều / 4 chiều dựa trên sự co giãn

2. Các loại vải cotton 2 chiều

  • Vải cotton TC 2 chiều: Là loại vải được kết hợp giữa sợi cotton, sợi polyester và sợi spandex. Trong đó, sợi polyester sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất, sợi cotton sẽ xếp thứ 2 và cuối cùng là sợi spandex. Vải cotton TC 2 chiều ít nhăn, nhưng lại kém thoáng mát hơn bởi chất liệu cotton chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên bề mặt vải lại sáng hơn và ít có hiện tượng bị xù lông. Vải khi bị đốt với lửa sẽ có mùi hôi và tàn sẽ vón thành cục.
  • Vải cotton CVC 2 chiều: Là loại vải cũng được kết hợp giữa 3 nguyên liệu chính đó là: Cotton, polyester và spandex. Tuy nhiên lúc này tỷ lệ cotton sẽ là cao nhất, cho đến polyester và cuối cùng là spandex. Vải cotton CVC 2 chiều thoáng mát hơn, nhưng dễ bị nhăn hơn cotton TC 2 chiều. Vải khi gặp lửa sẽ cháy nhanh hơn, tàn sau khi đốt sẽ có một phần bị vón cục, một phần sẽ hoá thành tro.
  • Vải cotton 100% 2 chiều: Là loại vải hoàn toàn được dệt từ sợi bông nguyên chất, và được thêm vài một ít sợi soandex, giúp vải có thể được co giãn 2 chiều. Đây là loại vải rất thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nhưng vải dễ bị nhăn và biến dạng sau một thời gian dài sử dụng. Vải sau khi tiếp xúc với lửa cháy rất nhanh, không có mùi hôi và khi lửa tắt tất cả tàn sẽ hoá thành tro.

3. Giá vải cotton 2 chiều

Vải cotton 2 chiều thường được sản xuất với khổ vải là 1m82. Tức chiều rộng của vải khoảng gần 2m. Và chiều dài sẽ được tính trung bình 1m sẽ có giá khoảng 40.000d. Như vậy vải có giá thành khá rẻ, nên bạn nào có dự định mua vải để may áo thun, thì hãy nên chọn chất liệu này. Chúng không những rẻ mà còn sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi trội.

II. Quy trình sản xuất vải cotton 2 chiều

Vải cotton 2 chiều được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, nên chúng ta cần có sự chuẩn bị đầy đủ tất cả các nguyên liệu mới bắt đầu tiến hành dệt vải.

1. Chuẩn bị sợi vải

Trong vải luôn luôn có sợi cotton, để tạo ra sợi cotton, người sản xuất sẽ thu hoạch cây bông, tách sợi sau đó đem sợi bông đi làm sạch. Chúng sẽ được cho vào lò nấu bằng hơi và lọc đi lọc lại nhiều lần. Tiếp đến sợi bông sẽ được xúc tác với một dung dịch hoá học đặc biệt trước khi cho vào máy và kéo thành sợi.

Đối với sợi spandex, việc đầu tiên chính là tạo ra prepolymer. Để tạo được chất này, mọi người đã nghiên cứu kĩ khi cho macroglycol và monomer diisocyanate kết hợp với nhau dưới nhiệt độ và áp suất riêng. Tiếp đến prepolymer sẽ được kết hợp với axit diamine tạo thành một dung dịch đặc. Để tạo thành sợi spandex, dung dịch đặc này sẽ được pha loãng với dung môi Dmac.

Và nếu như để chế tạo vải TC hay CVC cần phải có sợi polyester. Sợi polyester được tạo ra bằng cách kết hợp giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Để được làm nóng chảy và kéo sợi, hỗn hợp sẽ được phản ứng với acid và lọc hết bụi bẩn. Sợi polyester sau khi được tạo ra sẽ để khô tự nhiên trong không khí.

2. Dệt vải

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại sợi cần thiết. Chúng sẽ được đem đi dệt để tạo thành vải cotton 2 chiều. Và 2 nguyên liệu chính lúc nào cũng phải có là cotton và spandex. Sợi polyester sẽ được bổ sung khi muốn chế tạo vải TC hay CVC. Cuối cùng vải sẽ được đem đi nhuộm để hoàn thiện sản phẩm.

Quy trinh san xuat vai cotton 2 chieu

III. Ưu và nhược điểm của vải cotton 2 chiều

1. Ưu điểm

  • Độ thoáng khí cao: Vải được dệt từ sợi bông thiên nhiên nên hoàn toàn thoáng khí, mát mẻ giúp người sử dụng luôn được thuận tiện khi sử dụng vào mùa hè.
  • Khả năng thấm hút tốt: Vải cotton được xem là một trong những loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Thích hợp khi sử dụng trong các hoạt động thể thao hay hoạt động nhiều ngoài trời nắng.

Uu diem va nhuoc diem vai cotton 2 chieu

  • Ít bị nhăn: Đây là một ưu điểm sẽ có nếu như vải có sự kết hợp với sợi polyester. Đối với vải TC hay CVC 2 chiều, vải sẽ ít bị nhăn và ít bị biến dáng sau một thời tian dài sử dụng.
  • Độ co giãn vừa phải: Sự tham gia với tỷ lệ vừa phải của spandex trong vải, giúp cho chất liệu có độ co giãn vừa phải, giúp người mặc có thể hoạt động được dễ dàng hơn.
  • Giá cả phải chăng: Vải cotton 2 chiều có giá không cao, tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn được sản xuất ở một mức giá hợp lý, giúp cho vải tăng được thị phần và sự ưa chuộng của khách hàng.

2. Nhược điểm

  • Bề mặt hơi thô: Vải có thành phần spandex ít hơn vải cotton 4 chiều nên bề mặt vải sẽ thô hơn.
  • Hiện tượng đổ lông: Thành phần cotton trong vải sẽ làm cho bề mặt vải có hiện tượng đổ lông, khiến cho vải mất đi tính thẩm mỹ.
  • Vải dễ bị chảy xệ: Nếu là 100% cotton, chắc chắn sau một thời gian vải sẽ dễ bị chảy xệ và biến dạng. Chính vì vậy nếu bạn muốn sử dụng loại vải bền hơn có thể dùng cotton TC 2 chiều hoặc cotton CVC 2 chiều. Tuy nhiên hai loại vải này lại không thoáng khi được như vải có thành phần nguyên chất.

IV. Ứng dụng vải cotton 2 chiều trong cuộc sống

1. May áo thun và áo polo

Đây là một trong những loại vải thích hợp để may các loại áo thun. Vải được dùng để may áo đồng phục, áo thun cho trẻ em và cả người lớn. Giới trẻ thường dùng chất liệu để may các loại áo ôm dáng, giúp phô diễn được các đường cong tuyệt mỹ trên cơ thể.

Ung dung vai cotton 2 chieu trong cuoc song

Áo polo cũng là loại áo sử dụng chất liệu cotton 2 chiều. Rất tiện lợi khi áo được dùng tại nơi làm việc hay đi chơi. Vải thoáng mát, có độ co giãn vừa phải, giúp cho người mặc luôn tự tin và dễ dàng hơn khi làm việc.

2. Sản xuất các loại trang phục khác

Ngoài những chiếc áo thun thông thường, cotton 2 chiều còn được sử dụng để may các form áo như unisex, áo croptop, áo sweeter hay áo oversize. Đây là những kiểu áo đang được giới trẻ ưa chuộng. Không những kiểu dáng phải sành điệu mà chất liệu cũng phải đảm bảo thì khi lên form, áo mới có sự hoàn thiện về tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, vải còn được dùng để may các loại váy khác nhau như: Chân váy bút chì, váy ôm body, váy suông…

Ao croptop vai cotton 2 chieu

3. Trang trí nội thất

Để trang trí nội thất, vải cotton 2 chiều còn được dùng để may các loại khăn trải bàn hay dùng để sản xuất rèm cửa. Một số chất liệu còn được in hoạ tiết đẹp, giúp cho khoing gian nhà ở trở nên sang trọng và đẹp hơn.

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải cotton 2 chiều

  • Lưu ý nghiệt độ nước giặt: Không sử dụng nước nóng hay ấm để vệ sinh vải. Nhiệt độ cao trong nước sẽ làm cho vải bị giãn ra, khiến chúng trở nên biến dạng và xù xì. Tốt nhất bạn nên dùng nước lạnh để giặt để đảm bảo được tính thấm mỹ cho vải.
  • Giặt nhẹ tay: Chất liệu sẽ rất dễ bị giãn và biến dạng nếu như bạn vắt quá mạnh tay. Vì vậy không nên để chế độ vắt quá mạnh cũng như trong khi vệ sinh vải cần phải cẩn thận nhiều hơn.
  • Lộn trái vải trước khi giặt: Sợi bông rất dễ bị đổ lông nếu như bạn khoing biết cách bảo quản. Vì vậy trước khi giặt, bạn nên lộn trái áo quần lại để bề mặt vải khoing bị tiếp xúc trước tiếp với hoá chất.
  • Hạn chế sử dụng bàn ủi: Vải ít chịu đựng được với nhiệt độ cao, nhất là đối với bàn ủi. Mọi người nên hạn chế sử dụng bàn ủi hoặc nếu có dùng chỉ chỉnh ở chế độ ấm vừa.
  • Không nên dùng móc treo: Đối với vải cotton 2 chiều, nếu như bạn dùng móc treo, sức nặng của nước sẽ làm vải bị chảy xệ và biến dạng. Vậy nên khi phơi bạn hạn chế dùng móc, và khi cất cũng vậy, chỉ gấp gọn và cho vào tủ.
  • Tránh xa không khí ấm: Vải có khả năng hút ấm rất tốt, vào mùa đông bạn không nên để vải gần với nơi có không khí ấm, chất liệu sẽ dễ bị ẩm mốc và có mùi hôi khó chịu.

Vải cotton 2 chiều có khá nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng có độ co giãn vừa phải giúp người mặc luôn cảm nhận được sự thoải mái và dễ chịu. Tuy chỉ có thể co giãn theo một chiều, nhưng đó là lợi thế giúp vải có độ bền cao hơn. Hãy thử kiểm tra tủ đồ của mình xem, có bao nhiêu sản phẩm được may từ chất liệu đặc biệt này nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

1 bình luận trong “Vải cotton 2 chiều là gì? Ứng dụng & cách phân biệt vải 2 chiều, 4 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *