Cùng là sợi bông nhưng lại có cấu tạo dài hơn, độ bền cao hơn và có giá thành lớn hơn rất nhiều. Chất liệu mà May In Thêu Hải Triều đang nhắc đến chính là Supima Cotton, một trong những sợi vải được toàn thế giới ưa chuộng với những ưu điểm vượt trội. Vậy Supima cotton là gì? Cùng tham khảo qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

dac tinh uu nhuoc diem cua supima cotton

I. Supima Cotton là gì?

  • Tên vải: Bông Supima
  • Vải còn được gọi là: Bông Pima
  • Thành phần vải: Bông vải sợi dài Gossypium barbadense
  • Các biến thể số lượng sợi vải có thể có: 200-300
  • Độ thoáng của vải: Rất thoáng khí
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Trung bình
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Hoa Kỳ
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Nước ấm
  • Thường được sử dụng trong: Quần áo và khăn trải giường

1. Supima cotton là gì?

Supima cotton hay bông Supima là một loại bông dùng để chế tạo ra vải cotton có chất lượng cao hơn vải cotton thông thường. Supima cotton có nguồn gốc từ Gossypium barbadense, là một trong những dạng bông mềm và có độ bền rất cao.

Những sợi bông được lấy từ cây Gossypium barbadense có chiều dài vượt trội hơn so với những loại bông thường khác. Chính vì lý do này mà vải Supima cotton thường chắc chắn và có tuổi thọ cao hơn.

so sanh supima cotton va cotton thuong

2. Pima cotton là gì?

Ngoài cái tên Supima, chúng ta còn được nghe đến Pima. Vậy Pima cotton là gì? Thực ra đây là hai chất liệu khác nhau, tuy nhiên chúng có điểm chung là đều được lấy từ cây Gossypium barbadense. Vậy nên, mặc dù các sản phẩm được tạo ra là khác nhau nhưng độ bền, đặc tính của hai loại vải này tương tự như nhau.

3. Mua Supima cotton thật ở đâu?

Supima thật đã được chứng nhận bởi Hiệp hội Supima Hoa Kỳ viết tắt là ASA. Ở đây những người tạo ra sợi bông luôn hướng đến chất lượng ổn định và đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì lý do này, để có được chất liệu Supima cotton chính hãng, chúng ta chỉ có thể mua ở Hoa Kỳ.

Supima cotton la gi

4. Nguồn gốc của Supima cotton

Bông Supima được trông đầu tiên vào năm 1911 bởi một trang trại ở Sacaton. Khi ở đây phát hiện ra một loại sợi có độ dài đặc biệt và độ bền cao cho nên đã trồng thử loại cây này. Và loại cây này được lấy tên nhằm tôn vinh những người Pima bản địa Mỹ đã có công trong việc phát triển những bông vải tốt nhất. Nên tên Pima từ đây mà có.

Cho đến năm 1954, bông Supima đã được ra đời, là kết quả thành phẩm của tổ chức Supima. Tổ chức Supima bao gồm những người nông dân tại Mỹ được thành lập khi nhu cầu về bông Pima ngày càng cao hơn. Tổ chức này đã nghiên cứu và cho ra đời thành công Supima cotton có chất lượng cao nhất.

Năm 1988, bông Supima được công nhận là loại bông tốt nhất và được nhiều nơi như Thuỵ Sỹ hay Ý chọn là nguyên liệu kéo sợi chính cho vải cotton. Mặc dù có tìm mua vải Pima ở nhiều nơi, nhưng nó sẽ có sự pha trộn nhiều thành phần khác. Trong khi đó, Supima cotton vẫn là sợi vải có chất lượng tốt nhất và chỉ được tổ chức ASA tạo nên nguyên liệu chuẩn.

Ngày nay Supima đã được xuất khẩu trên toàn thế giới là nguồn vải cung cấp chính cho nhiều hãng thời trang nổi tiếng và các công ty bán lẻ hàng đầu. Với chất lượng cao của vải, Supima luôn tạo ra các sản phẩm được nhiều người ưa chuộng.

II. Supima cotton được sản xuất như thế nào?

Mặc dù được tạo ra ở đất nước công nghiệp, nhưng chất liệu vẫn được sử dụng các công đoạn bằng thủ công để tạo ra. Đó chính là việc đánh các hạt bông bằng tay. Từ các hạt bông này, chúng sẽ được tách sợi, các sợi bông được nén thành kiện cho công đoạn tiếp theo.

Các sợi bông của cây Gossypium barbadense sẽ được cho vào máy trộn. Chúng sẽ được trộn lẫn với nhau trước khi đem đi chải thô. Quá trình chải thô giúp cho các sợi bông tạo thành một mạng lưới có hình dạng tương tự như dây thừng.

Bước tiếp theo để loại bỏ các tạp chất còn bám lại trên sợi vải, chúng sẽ được chải kĩ thêm một lần nữa. Các sợi bông hoàn chỉnh sẽ được cuộn vào suốt chỉ để thực hiện giai đoạn kéo sợi. Đây là bước làm giúp cho sợi vải được dài hơn và tăng độ bền, độ dai cho sợi.

Cuối cùng chúng sẽ được dệt thành tấm vải hoàn chỉnh. Để phục vụ cho từng nhu cầu khác nhau mà vải sẽ được nhuộm màu tương ứng thích ứng. Với vải Supima cotton, màu nhuộm rất dễ bám nên vải có độ bền màu rất cao cũng như nhuộm được rất nhiều màu sắc khác nhau.

III. Ưu điểm và nhược điểm của Supima cotton

1. Ưu điểm

  • Độ bền cao: Sợi bông thông thường có độ dài khoảng 1 inch, trong khí đó Supima cotton lại là 1,5 inch. Với kích thước như vậy đã giúp cho bông Supima có độ bền gần như gấp đôi các loại bông thông thường. Và cũng chính vì lý dó này mà các sản phẩm chất lượng hơn, giảm được sự chảy xệ sau một thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, chúng cũng ít bị bào mòn hơn, tuổi thọ của một sản phẩm có thể lên đến 10 năm.
  • Độ mềm: Bề mặt vải có sự mềm mại hơn so với cotton thường, tạo được cảm giác thoải mái dễ chịu cho người sử dụng. Sự mềm mại này làm cho vải không bị vón cục sau mỗi lần giặt.

Uu diem cua supima cotton

  • Giữ màu tốt: Bông Supima giúp sợi vải hấp thụ màu nhuộm và giữ màu được rất lâu. Khiến cho các sản phẩm may mặc cũng như các sản phẩm khác luôn mới mẻ và không bị sờn màu sau nhiều lần giặt giũ.
  • Độ thoáng khí cao: Đã là nguyên liệu sợi bông mà còn là sợi bông cao cấp thì chất vải được tạo nên hoàn toàn thoáng mát. Các sợi bông Supima giúp cho áo quần thông thoáng được không khí với bên ngoài.
  • Độ hút ẩm cao: Khả năng thấm hút mồ hôi của bông Supima cao gấp đôi sao với loại bông thường. Nhờ ưu điểm này mà người tiêu dùng rất ưa chuộng khi chọn loại vải này để may các loại trang phục vào mùa hè.

2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Là hàng xuất khẩu nên giá thành rất cao. Hàng thật và hàng nguyên chất chỉ được sản xuất tại Hoa Kỳ nên đối với các nước khác đây là một chất liệu cao cấp. Với giá thành như vậy, chỉ có những nhãn hàng thời trang nổi tiếng hay các thương hiệu mới có thể nhập về để sản xuất quần áo. Những hàng may mặc thông thường hầu như là không có các sản phẩm sở hữu chất liệu Supima.
  • Khả năng giữ nhiệt thấp: Supima cotton chỉ thích hợp sử dụng vào mùa hè. Còn vào những ngày trời lạnh thì vải có khả năng giữ nhiệt rất thấp nên không thể giúp cơ thể giữ ấm được.

IV. Ứng dụng của Supima cotton

1. Dệt vải sản xuất áo quần

Bông Supima được dùng để tạo các tấm vải cho việc sản xuất áo quần. Với những ưu điểm như độ thoáng mát cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt hay tuổi tho lâu dài, vải Supima cotton được các hãng thời trang nổi tiếng sử dụng để may các sản phẩm cao cấp như áo thun, áo sơ mi. Hay các kiểu váy như váy suông, chân váy…

Ung dung cua supima cotton

Vay may tu vai supima cotton

2. May đồ lót

Để đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính, nhiều hãng nội y đã sử dụng vải từ sợi bông Supima để sản xuất các thiết kế của mình. Mục đích chính của các sản phẩm này đó là luôn đem lại sự thoáng mát cho người sử dụng. Bên cạnh đó với bề mặt mềm mại sẽ không gây khó chịu với làn da của khách hàng.

Xem thêm: Top 12 loại vải may quần lót nữ phổ biến & phân loại chất liệu theo nhu cầu

3. Trang trí nội thất

Ứng dụng được mọi người ưa chuộng nhất đó chính là sử dụng chất liệu Supima sản xuất các loại ga trải giường. Vào mùa hè, khi ga trả giường có khả năng thấm hút mồ hôi tốt thì sẽ giúp người sử dụng có một giấc ngủ thoải mái và ngon giấc hơn.

Supima cotton trang tri noi that

Bên cạnh đó, Supima cotton là một chất liệu rất bền, không bị đổ màu trong một thời gian dài sử dụng. Nhiều người tiêu dùng nhận xét rằng, các sản phẩm gia dụng làm từ bông Supima có vẻ bên ngoài luôn mới mẻ, không bị môi trường hay các tác động giặt giũ làm chúng trông cũ hay phai màu đi.

V. Một số lưu ý khi sử dụng Supima cotton

  • Nhiệt độ nước giặt: Với chất liệu này, các bạn nên sử dụng nước lạnh để giặt hoặc nước ấm. Không nên sử dụng nước nóng cho quá trình làm sạch áo quần. Nước nóng làm cho các đặc tính của vải bị thay đổi rất nhiều.
  • Giặt liền sau khi sử dụng: Để bề mặt vải luôn được bảo vệ tuyệt đối, tốt nhất sau khi sử dụng chúng ta sẽ giặt luôn để các vết bẩn dễ được đánh bẩn. Ngoài ra không cần thiết phải chà xát mạnh làm cho sợi vải dễ bị đổ lông.
  • Không dùng chất tẩy mạnh: Mặc dù vải có khả năng chống bào mòn rất cao, tuy nhiên chúng ta cũng không được lạm dụng chất tẩy quá nhiều. Bởi chất tẩy mạnh sẽ làm cho bề mặt của vải bị khô và không còn được mềm mại nữa.
  • Không vắt mạnh tay: Vì không có sự kết hợp của các nguyên liệu nhân tạo nên chất liệu Supima cotton cũng rất dễ bị nhăn và chảy xệ. Chính vì điều này khi giặt chúng ta không nên vắt quá mạnh tay, làm biến dạng các sản phẩm sau khi khô.
  • Tránh không khí ẩm: Khi phơi hay bảo quản, không được để vải ở những nơi ẩm ướt. Độ ẩm chính là kẻ thù của Supima Cotton. Bơi chúng thấm hút nước tốt nên những nơi có độ ẩm quá cao sẽ làm cho vải dễ bị sinh mốc và có mùi hôi khó chịu.
  • Sử dụng nước xả vải: Nước xả vải giúp Supima đẩy lùi được các mùi hôi ẩm nhất là vào mùa mưa. Mùa hè nước xả vải sẽ giúp cho bề mặt vải được mềm mại hơn. Vì thế nước làm mềm vải thực sự cần thiết cho Supima cotton.

Có thể nói rằng Supima cotton là chất liệu xa xỉ nhất và có giá thành đắt đỏ nhất trong tất cả các loại sợi cotton. Và hơn bao giờ hết, bông Supima còn đươc mọi người ưa chuộng để sản xuất các hàng may mặc thay cho lụa. Nếu bạn thực sự muốn tận hưởng chất liệu xịn xò này thì hay nhanh tay sở hữu các sản phẩm được tạo ra từ Supima cotton nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn một ngày mới vui vẻ, tràn đầy năng lượng.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *