Vải lụa không còn là cái tên xa lạ với chung ta đúng không? Mặc dù vậy để hiểu hơn về vải lụa là gì cũng như hiểu hơn được ra đời như thế nào. Mời mọi người cùng May In Thêu Hải Triều khảo bài viết dưới đây nhé.

Hinh anh vai lua la gi

I. Vải lụa là gì?

  • Tên vải: Lụa
  • Độ thoáng khí của vải: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên:
  • Trung Quốc
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Mát hoặc ấm
  • Thường được sử dụng trong: Váy ngủ, đồ lót, áo choàng, đồ dạ hội, áo cánh, bộ quần áo, áo khoác thể thao, rèm cửa, ruột gối.

1. Khái niệm

Vải lụa là loại vải được dệt tự nhiên, được làm từ những sợi tơ do côn trùng tạo ra. Sợi tơ là một loại sợi protein tự nhiên có thành phần chủ yếu là fibroin. Fibroin được tạo ta từ một số loại ấu trùng, nhưng trên thế giới thì đa phần tơ được lấy từ ấu trùng Bombyx mori. Loại sâu này sống ở trên cây dâu tằm.

2. Nguồn gốc ra đời

  • Từ xa xưa, con người đã biết lấy lụa hoang dã để làm các loại vải thô sơ. Sau này khi nhu cầu ngày càng cao thì nghề nuôi sâu để nhả tơ đã được thuần hoá ở Trung Quốc.
  • Các nhà khảo cổ học đã minh chứng cho được việc Trung Quốc đã sử dụng vải lụa từ năm 6500 trước Công Nguyên.
  • Trong lịch sử, Hoàng hậu Leizu đã phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm. Đây cũng là một bước đệm để công việc này được duy trì đến nay.
  • Vải lụa ngày càng được phát triển và vươn ra thế giới bên ngoài khi con đường tơ lụa xuất hiện. Nó kéo dài từ Trung Quốc đến Tây Âu.

Con duong to lua

  • Sau Công nguyên, việc trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan…
  • Thế kỷ 11 sau Công nguyên, loại vải này bắt đầu phổ biến ở Châu Âu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha…
  • Vào thế kỷ 17, loại vải này bắt đầu được sản xuất tại các bang của Mỹ như Connecticut và Massachusetts. Loại vày này đã dần thay thế cho các loại sợi tổng hợp như là nylon.

3. Các loại vải lụa

  • Tơ dâu tằm: Vải lụa tơ tằm có độ bền cao, sản phẩm làm từ tơ tằm có độ mềm mại nhất định. Và đây cũng là loại vải dễ làm cũng như phổ biến nhất trên thế giới.
  • Lụa Tasar: Nếu tơ tằm xếp thứ nhất thì Tasar sẽ xếp thứ 2. Đây là những con tằm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại tơ mà nó nhả ra có màu xanh lục.
  • Lụa Eri: Tơ hoà bình là cái tên được đặt cho loại vải này vì các con tằm sẽ không bị giết đi. Đây là loại vải có độ nặng và độ bền cao
  • Tơ nhện: Để tạo ra tơ nhện thì sẽ tốn rất nhiều chi phí nên nó không có giá trị trong ngành dệt may. Vì lý do này mà tơ nhện đã được áo dụng để sản xuất các sản phẩm như áo chống đạn, kính hiển vi…
  • Lụa Muga: Đây là loại vải được sản xuất tại Ấn Độ. Và nó được nhiều thế hệ cư dân Assam sử dụng để sản xuất các loại áo quần cho giới quý tộc ở đây.
  • Lụa biển: Hay còn được gọi là lụa trai. Loại trai này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và nó cũng cho ra sợi tơ nhưng chỉ có một số lượng nhỏ. Người dân Taranto Của Ý sản xuất vải từ số lượng tơ ít ỏi này.
  • Lụa Coan: Đây là loại vải có nguồn gốc từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý. Ngày nay, lụa Coan đã bị hạn chế sản xuất. Tằm nhả tơ để sản xuất loại vải này có tên Pacypasa atus và thức ăn chính của nó là cây thông, cây sồi.

II. Quy trình sản xuất vải lụa

1. Sưởi ấm kén

Trước hết chúng ta sẽ thu hoạch kén tằm, sau đó sẽ đem chúng đi sưởi ấm để những con sâu không thể trưởng thành.

2. Ươm tơ

Kén sau khi thu hoạch sẽ cho vào nước sôi để loại bỏ lớp keo serikin. Khi lớp áo kén bong ra thì quá trình rút sợi tơ sẽ bắt đầu. Sợi tơ này sẽ được cho chạy vào guồng tơ gỗ để cuộn thành các vò tơ sống, cuối cũng sẽ đem nó ra phơi.

3. Dệt tơ

Những sợi tơ sau khi phơi xong sẽ được đem đi dệt. Tuỳ vào những loại tơ có nguồn gốc xuất xứ khác nhau mà chất liệu vải dệt ra sẽ khác nhau. Những sợi dọc và sợi ngang sẽ phối hợp với nhau để tạo thành các sản phẩm khác nhau. Những vuông lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc sẽ có màu trắng ngà hoặc màu vàng mỡ gà, và nó được đem đi nhuộm.

4. Nhuộm màu

Bước cuối cùng, vải lụa sẽ được đem đi nhuôm màu. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà vải sẽ được nhuộm màu tương thích, phù hợp.

Quy trinh san xuat vai lua

III. Ưu và nhược điểm của vải lụa

1. Ưu điểm

  • Tính chất vải: Vải lụa có trọng lượng nhẹ hơn các loại vải khác. Có độ bóng tạo cảm giác nhẹ nhàng cho người sử dụng. Ngoài ra vải còn có độ bền cao. Vào mùa hè, vải lụa thoáng mát nhưng nó vẫn ấm khi sử dụng mùa đông
  • Độ hút ẩm cao: Với ưu điểm độ hút ẩm cao sẽ giúp cho người mang cảm thấy mát mẻ hơn.
  • Chịu nhiệt tốt: Khi vải gặp nhiệt độ cao sẽ không bị biến dạng
  • Thân thiện với làn da: Với thành phần cấu tạo từ nguồn gốc thiên nhiên, vải lụa rất thích hợp với những người có làn da nhạy cảm.

2. Nhược điểm

  • Khó bám màu: Vì sợi vải được làm tơ tằm, là thành phần thiên nhiên nên việc nhuộm màu khá khó khăn.
  • Giá thành cao: Là một loại vải cao cấp nên vải lụa có giá thành khá cao.
  • Khó bảo quản: Vải lụa dễ bị nhăn vì vậy nếu bạn bảo quản không tốt sẽ mất thời gian ủi áo quần.

IV. Sử dụng vải lụa trong cuộc sống

1. Sản xuất may mặc

Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của loại vải này mà nó được sản xuất khá nhiều phục vụ cho ngành may mặc như:

  • Váy ngủ
  • Đồ lót
  • Áo choàng
  • Váy dạ hội
  • Áo cánh
  • Sườn sám
  • Áo dài

Vay duoc lam tu vai lua

2. Trang trí nội thất

Với độ bóng bẩy, mượt mà mà vải lụa đem lại đã giúp cho không gian sống của chúng ta ngày càng sang trọng và phong cách:

  • Rèm cửa
  • Khăn bàn
  • Màn treo
  • Vỏ chăn
  • Vỏ gối
  • Vỏ nệm
    ….

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải lụa

  • Sử dụng bàn là: Vải lụa tốt nhất nên sử dụng bàn là hơi nước. Trước khi ủi bạn nhớ bỏ mặt trái để ủi, vì vải lụa mỏng nên rất dễ hỏng nếu bạn trực tiếp ủi mặt trên của vải.
  • Giặt nhẹ tay: Đối với vải lụa, điều quan trọng nhất chính là phom dáng. Giặt mạnh tay sẽ dễ làm nhăn vải và khiến cho aod quần mất đi phom dáng ban đầu.
  • Phơi tránh nắng gắt: Loại vải này rất khó bám màu nhuộm. Vì vậy, bạn nên phơi dưới trời nắng nhẹ, có gió để tránh tình trạng màu của sản phẩm bị phai nhanh.
  • Phân chia đồ giặt: Không nên giặt chung vải lụa với những đồ có màu trắng, lụa rất dễ ra màu sẽ làm loang màu những đồ khác.

Xem thêm: 

Qua bài viết trên đã phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vải lụa là gì? Và nó có những công dụng như thế nào trong cuộc sống rồi đúng không. Vì vậy, chúng tôi mong rằng các bạn sẽ ứng dụng thật tốt loại vải này trong đời sống hàng ngày nhé. Cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *