Vải Acrylic là gì? Tại sao Acrylic lại được ra đời và ứng dụng thực tiễn của nó ra sao? Đó là những câu hỏi mà nhiều người đang còn chưa có câu trả lời chính xác. Vì vậy, hôm nay May In Thêu Hải Triều sẽ  giải đáp toàn bộ những thắc mắc này nhé, mời quý độc giả cũng theo dõi bài viết dưới đây.

Hinh anh vai acrylic la gi

I. Vải acrylic là gì?

  • Tên vải: Vải acrylic
  • Vải còn được gọi là: Polyacrylonitrile, acrylic, acrylonitrile
  • Thành phần vải: Polyme polyacrylonitril tổng hợp
  • Các biến thể số lượng sợi vải có thể có: 18-100
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Cao
  • Khả năng co giãn: Cao
  • Dễ bị vón cục: Rất cao
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Nước ấm
  • Thường được sử dụng trong: Áo len, áo hoodie, giày ống, nón, găng tay, trang phục thể thao, thảm, chăn, chổi lăn, vải bọc, thảm khu vực, quần áo bảo hộ, tóc giả, nối tóc.

1. Chất liệu acrylic là gì?

Vải Acrylic là một loại vải tổng hợp, được làm nhân tạo từ sợi acrylic. Đây là loại sợi được tạo nên từ một polymer tổng hợp. Vải Acrylic không có thành phần tự nhiên. Và nó được tạo ra để thay thế cho các loại vải thuộc chất liệu len nên còn có một cái tên khác là len nhân tạo.

2. Nguồn gốc ra đời

  • Vải acrylic cũng là một sản phẩm của công ty Dupont, và nó được ra đời vào những năm 1940. Nhưng đến những năm 1950, loại sợi này đã không còn phổ biến bởi có nhiều loại vải dệt tổng hợp khác đã ra đời.
  • Ra đời chưa được lâu thì loại vải này bị cho rằng có nhiều chất độc hại và rất dễ bị cháy. Những nguyên nhân này làm cho thị trường tiêu thụ của vải giảm xuống rất nhiều ở Hoa Kỳ.
  • Nhưng thay vào đó loại vải này lại phát triển nhiều hơn ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, và các nước ở Đông Nam Á.
  • Lúc này, Dupont không còn là công ty sản xuất hàng đầu nữa do Mỹ đã giảm lượng tiêu thụ khá nhiều. Những công ty khác thuộc khu vực Châu Á đã thay thế vị trí hàng đầu của Dupont.

3. Các loại vải acrylic

  • Acrylic: Đây là loại vải có chứa ít nhất 85% acrylonitrile nguyên chất. Hay còn được gọi là vải acrylic thật.
  • Modacrylic: Đây là loại vải có sự kết hợp giữa acrylonitrile và nhiều loại polyme khác. Các loại vải làm từ sợi này có ưu điểm là không nhăn, chống cháy, giữa hình dạng tốt và có độ bền cao.
  • Nytril: Là loại vải có chứa ít thành phần acrylonitrile. Mà thành phần chủ yếu của nó là vinylidene dinitrile. Nytril chủ yếu được sản xuất ở Châu Á, nhưng không được sản xuất nhiều bởi nó có nhược điểm là ít bám màu nhuộm.
  • Lastrile: Là loại vải được kết hợp giữa acrylonitrile và một loại hoá chất có tên là diene. Sự kếp hợp này giúp cho vải có sự đàn hồi cao hơn những loại vải crylic khác.

Hinh anh vai acrylic la gi

II. Quy trình sản xuất vải Acrylic

1. Trùng hợp

Để có được sợi acrylic, trước hết phải tạo ra được polyme acrylonitril polyacrylonitril bằng cách trùng hợp các gốc tự do trong nước

2. Tạo sợi acrylic

Các polyme sau khi được trùng hợp sẽ kết hợp với dung môi hoá học để hoà tan. Đưa chất đã được hoà tan này qua máy quay để tạo sợi.

a. Sợi ướt

Các sợi acrylic nếu được đông tụ trong dung dịch của cùng một dung môi thì sẽ tạo ra sợi ướt.

b. Sợi khô

Khi dung môi được được làm bay hơi bằng một dòng khí đốt nóng thì sẽ cho ra sợi khô.

3. Kéo sợi

Các sợi sau khi thu được sẽ phải rửa sạch; kéo căng để sợi vải được dài ra. Việc kéo căng sợi acrylic sẽ giúp cho chiều dài thay đổi gấp nhiều lần và giảm được chi phí sản xuất.

4. Hoàn thiện

Các sợi acrylic sẽ được đưa đến nhà máy sản xuất để dệt tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

III. Ưu và nhược điểm của vải Acrylic

1. Ưu điểm

  • Độ đàn hồi cao: Vải acrylic có khả năng co giãn tạo được sự thoải mái cho người sử dụng.
  • Giá cả phải chăng: Được làm từ các thành phần tổng hợp nên chi phí sản xuất thấp giúp hạ được giá cả bán ra.
  • Khả năng giữ nhiệt cao: Vải acrylic vó khả năng giữ ấm cho cơ thể nên rất thích hợp sử dụng vào mùa đông.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Là loại vải chống nắng tốt, chống tia UV.
  • Màu sắc ấn tượng: Sợi vải có khả năng bám màu nhuộm tốt nên sản phẩm làm ra có màu sắc ấn tượng và phong phú.
  • Dễ vệ sinh: Vải acrylic khó bám bụi bẩn, giặt nhanh khô nên rất tiện lợi trong việc vệ sinh, giặt giũ.

2. Nhược điểm

  • Xù lông: Vải acrylic sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ có hiện tượng bị xù lông. Vì vậy để hạn chế được nhược điểm này, bạn nên có một chế độ giặt hợp lý.
  • Vải nóng và ít thoát mồ hôi: Vì là loại vải tổng hợp nên rất khó chịu cho người mặc khi gặp nhiệt độ cao.
  • Dễ cháy: Vì được cấu tạo từ thành phẩn chủ yếu là nhựa nên loại vải này sẽ rất dễ bốc cháy khi gặp lửa.
  • Bị tích điện: Nếu sử dụng loại vải này vào những ngày có nhiệt độ quá thấp, khi tiếp xúc da có nhiệt độ cao hơn sẽ gây ra hiện tượng tích điện tạo cảm giác không thoải mái cho người mặc.
  • Không thân thiện với môi trường: Thành phần polymer trong vải khó có khă năng tự phân huỷ hoặc phải đợi một thời gian dài nó mới có thể bị phân huỷ. Điều này sẽ tác động xấu đến môi trường và gây ô nhiễm.

IV. Ứng dụng của vải acrylic trong cuộc sống

1. Sản xuất may mặc

Vải acrylic phục vụ rất nhiều trong ngành sản xuất may mặc như:

  • Áo len
  • Áo hoodie
  • Các loại áo ấm
  • Làm thảm
  • Vải bọc
  • Quần dài
  • Khăn quàng cổ
  •  Len
  • Áo khoác lông thú

2. Ứng dụng công nghiệp

Trong công nghiệp sợi acrylic là thành phần cấu tạo nên sợi carbon. Sợi carbon là một trong những loại sợi phục vụ nhu cầu trong các ứng dụng của công nghiệp. Vì cho tính chất dễ cháy của sợi nên nó chỉ được sử dụng hạn chế trong ngành này.

3. Vật liệu để đan len

Đây là loại sợi đặc biệt có thể tạo thành vải bằng cách đan bằng tay. Để tiết kiệm chi phí và tạo ra những sản phẩm theo nhu cầu cũng như sở thích của bản thân mà nhiều người đã tự đan lấy cho mình những đồ dùng riêng biệt như khăn ấm, giày len, mũ len hay kể cả áo quần.

Ung dung cua vai acrylic trong cuoc song

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải acrylic

  • Giặt bằng nước ấm: Vải acrylic chỉ thích hợp với nước ấm. Nếu bạn giặt với nước nóng, nó sẽ bị giãn ra và làm áo quần bị chảy xệ. Cũng với lý do này nếu như giặt nước lạnh áo quần sẽ bị ngắn đi làm mất phom dáng ban đầu.
  • Sử dụng túi giặt: Các sản phẩm từ len nên cho vào túi giặt khi giặt máy. Việc làm này sẽ giúp vải ít bị xù lông và kéo dài tuổi thọ của nó.
  • Không phơi dưới trời nắng gắt: Nhiệt độ cao sẽ làm các sợi vải bị khô tạo cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.
  • Tránh không khí ẩm: Vải acrylic nên phơi ở những nơi thoáng gió, giúp cho vải nhanh khô và không bị sinh ẩm mốc.

Mot so luu y khi su dung vai acrylic

Vải Acrylic tuy không thân thiện với môi trường nhưng lại được sử dụng khá rộng rãi bởi tính năng và công dụng hữu ích của nó. Thông qua bài viết trên hy vọng rằng các bạn có thể hiểu được vải acrylic là gì và để sử dụng nó cách hợp lý hơn. Chúc các bạn sức khoẻ, hẹn các độc giả trong bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *