Hiện nay có rất nhiều loại vải được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu tổng hợp, vậy nên chúng có giá thành rẻ, dễ sử dụng và trở thành những chất liệu chính được sử dụng trong cuộc sống. Một trong loại vải tổng hợp, mà May In Thêu Hải Triều muốn nhắc đến trong bài viết này chính là vải su. Vậy Vải su là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản liên quan đến loại vải đặc biệt này nhé.

vai su la gi

I. Tìm hiểu khái quát về vải su

  • Tên vải: Vải Su
  • Vải còn được gọi là: Vải su sược, sufa, shu pha.
  • Thành phần vải: Sợi polyester, spandex
  • Khả năng hút ẩm: Rất thấp
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Co giãn được 4 chiều
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
  • Thường được sử dụng trong: Quần áo, khẩu trang, đồ lót…

hinh anh vai su la gi

1. Vải su là gì?

Vải su là một chất liệu có giá thành rẻ, được tạo ra bao gồm hai thành phần chính là polyester và spandex. Vải su hay còn được gọi với những cái tên khác là Sufa, hay Su pha. Bề mặt của chất liệu trơn trượt, ít bị xù lông sau một thời gian dài sử dụng. Mặc dù vải có sự tham gia của thành phần spandex, nhưng vải su không co giãn quá lớn.

Vải su không có các đặc điểm như các loại vải thông thường, thoạt nhìn chúng ta sẽ thấy chất liệu tương tự như một tấm cao su. Tuy nhiên, vì chúng được sản xuất từ những sợi vải mỏng và nhỏ nhất, nên vẫn tạo ra được sự mềm mại cho trang phục và các đồ dùng may mặc khác.

2. Các loại vải su hiện nay

Vải su hiện nay được chia thành 3 loại như sau:

  • Vải su PE: Các sợi vải của vải su PE rất đồng đều, nên tạo thành một tấm vải mịn màng, đẹp, có tính thẩm mỹ cao. Chất liệu chứa 95% là sợi tổng hợp polyester, và 5% sợi spandex. Vì tỷ lệ polyester cao, nên rất thích hợp in chuyển xử lý nhiệt, ép lụa, ép decal.
  • Vải Supha: Vải Supha hay còn được gọi là vải thun Supha, được dệt bằng cách đan xen các sợi vải theo hình chữ thập, tạo thành các ô vuông vô cùng nhỏ nằm xếp sát nhau trên bề mặt vải. Vải Supha không nhám, có độ bóng nhẹ.
  • Vải su sược: Vải su sược có độ dày lớn hơn so với vải su PE.

cac loai vai su

3. Cách nhận biết vải su

Để phân biệt được vải su với các loại vải khác, chúng ta có thể dựa vào những tính chất cơ bản như:

  • Dùng lực tác động: Dùng lực kéo tấm vải theo 4 chiều, nếu là vải su, chất liệu sẽ bị kéo căng ra nhưng có thể kéo được cả 4 chiều đó. Khi thả tay ra, tấm vải sẽ trở về với hình dạng và kích thước ban đầu. Ngoài ra, nếu vò mạnh thì vải cũng không bị nhăn, bề mặt cũng không tạo thành những nếp gấp.
  • Dùng lửa đốt: Chất liệu có chứa PE cao, nên khi thử vải với lửa, ngọn lửa sẽ cháy chậm, có mùi hôi như khi đốt cao su hay nylon. Tro của vải sẽ vón cục, khi nóng sẽ bị bết dính, nhưng khi đã nguội hẳn, tro cuộn lại thành một khối nhựa cứng.
  • Dùng nước thử độ thấm: Vì chất liệu không có bất kỳ một thành phần nào từ tự nhiên, nên vải có khả năng thấm nước rất kém. Nếu giọt vài giọt nước lên bề mặt, chúng ta sẽ thấy nước không bị thấm, mà nhanh chóng rớt đi. Hoặc bạn có thể di chuyển giọt nước ấy theo ý muốn. Chỉ khi dùng ngón tay tác động vào nước, thì vải mới bắt đầu thấm hút, nhưng tốc độ thấm nước cũng sẽ rất chậm.

4. Ưu và nhược điểm của vải su

a. Ưu điểm

Vải su mặc dù chỉ được tạo nên từ các thành phần của sợi tổng hợp, nhưng vẫn có những ưu điểm rất vượt trội.

  • Giá thành thấp: Đây chính là ưu điểm lớn nhất của chất liệu, chi phí sản xuất vải su thấp nên khi đưa sản phẩm ra thị trường, vải có giá cả phải chăng, rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì hợp túi tiền, và có thể ứng dụng nhiều hơn vào trong cuộc sống hàng ngày. Nếu so sánh loại vải này với vải có chứa 100% cotton, thì chất liệu chỉ có giá bằng với 1/3 giá của vải cotton.
  • Co giãn 4 chiều: Độ co giãn không quá lớn, nhưng vì có thể co giãn được 4 chiều, nên người sử dụng vẫn có cảm giác thoải mái, dễ chịu mặc dù vải không được thoáng khí như các loại vải tự nhiên khác. Với sự co giãn này, vải su có độ bền cao hơn.
  • Màu sắc phong phú: Vải su là một trong những chất liệu có màu sắc phong phú và đa dạng nhất. Những màu sắc được sử dụng nhiều như: Đỏ, đỏ đô, cam ngói, cam đất, vàng nghệ, vàng cúc, hồng đào, rêu, xanh biển, màu xám…
  • Không bị nhăn: Chất liệu không bị nhăn sau khi sử dụng hay vệ sinh, giữ được tính thẩm mỹ cho các sản phẩm.
  • Dễ in ấn: Vải su là chất liệu có thể sử dụng các phương pháp in ấn công nghệ cao như: In chuyển nhiệt, in lụa… So với vải cotton, chất liệu khi sử dụng các phương pháp này thường có màu sắc rõ nét hơn, cũng như hình ảnh sau khi in sống động và chân thực hơn.
  • Độ bền cao: Ưu điểm cuối cùng nhưng được mọi người khá chú trọng chính là độ bền của chất liệu. Các sản phẩm được may từ vải sufa có thể sử dụng được trong một thời gian dài. Không chỉ có giá thành rẻ, mà chất lượng và độ bền cũng đồng hành song song.

ung dung cua vai su trong cuoc song

b. Nhược điểm

  • Độ thoáng khí thấp: Chất liệu không chứa sợi tự nhiên nên độ thoáng khí hầu như bằng 0. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có cảm giác bức bí khi sử dụng chất liệu, vào những ngày có thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, đây lại là ưu điểm tốt khi chúng giúp bạn giữ gió lạnh vào mùa đông.
  • Khả năng hút ẩm kém: Khi cơ thể hoạt động quá nhiều, mồ hôi không thể thấm hút ra phía bên ngoài, khiến người dùng không được thoải mái.
  • Cần phải biết cách bảo quản: Mặc dù là vải tổng hợp, nhưng nếu không biết cách bảo quản, chất liệu sẽ bị xù lông, làm giảm đi tính thẩm mỹ của sản phẩm.

II. Ứng dụng của vải su trong cuộc sống hàng ngày

1. May áo đồng phục

Vì chất liệu có giá thành rẻ, nên được nhiều nhóm lựa chọn để may áo đồng phục. Vải su pha in màu sắc nét, có hình ảnh sống động, phù hợp để tạo nên những chiếc áo đồng phục nổi bật, đặc biệt. Ngoài ra, việc co giãn 4 chiều còn giúp cho người mặc dễ dàng hơn trong di chuyển, trong tất cả các hoạt động ngoài trời khi đi du lịch, hay làm việc nhóm, tập thể.

2. May quần lót nữ

Để sử dụng các loại váy ôm, các bạn nữ thường sử dụng quần lót su nhằm che đi những đường viền in hằn ở trên trang phục. Quần lót su có độ thông thoáng và khả năng thấm hút kém, nhưng bù lại chất liệu  giúp chị em tự tin hơn khi mặc các loại váy ôm.

quan lot vai su

Ngoài ra, chất liệu này còn giúp cho da bạn được thoải mái khi bề mặt vải khá mềm và mịn màng. Quần lót vải su không làm phần da của người sử dụng bị hằn đỏ, giúp cho vòng 3 luôn đẹp và có cảm giác dễ chịu nhất. Bên cạnh được dùng để may quần lót, chất liệu còn được sử dụng để may đồ ngủ, áo lót.

ao lot vai su

3. May khẩu trang

Vải su là một trong những loại vải thích hợp để may khẩu trang, khẩu trang vải su có khả năng chống bụi, chống nước, virus có trong không khí. Vì vậy, xu hướng sử dụng khẩu trang vải su của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.

khau trang duoc may tu vai su

Không những vậy, khẩu trang vải su còn được sản xuất với dây đeo mềm mại, không gây khó chịu khi phải đeo trong một thời gian dài.

III. Những lưu ý khi sử dụng vải su

  • Không sử dụng chất tẩy: Bản chất của loại vải này xuất phát từ nhựa, vì vậy tất cả các loại chất tẩy sẽ làm cho vải bị mất màu, biến dạng và giảm đi độ bền của các sản phẩm may mặc.
  • Nên giặt bằng tay: Để đảm bảo rằng chất liệu không bị co giãn quá nhiều, cũng như hạn chế được tình trạng xù lông trên bề mặt, chúng ta nên giặt tay thay vì sử dụng máy giặt. Tốc độ đánh và quay của máy sẽ tạo lực và nhiệt độ, tác động đến bề mặt, khiến cho vải dễ hư hỏng, giảm đi tính thẩm mỹ của trang phục.
  • Không giặt với nước có nhiệt độ cao: Để đảm bảo độ bền cho các sản phẩm, chúng ta chỉ nên sử dụng nước lạnh để vệ sinh. Nước nóng sẽ làm biến dạng và thay đổi kích thước của chất liệu.
  • Không phơi quá lâu dưới trời nắng nóng: Chất liệu rất nhanh khô, vì vậy chỉ cần phơi quần áo vải su ở những thoáng mát, có gió. Hạn chế cho loại vải này tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao sẽ làm cho vải dễ phai màu, kém sắc.

Xem thêm:

Vải su là một chất liệu được sử dụng rất phổ biến vì chúng có giá thành rẻ. Tuy nhiên, vì chất liệu không thể tự phân hủy, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Vậy nên, khi sử dụng vải su trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết cách tái chế nhằm giảm thiểu rác thải ô nhiễm do chất liệu này gây nên.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

1 bình luận trong “Vải su là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải su

  1. Avatar of Tran Thi Ngoc Yen
    Tran Thi Ngoc Yen nói:

    Em là sinh viên đến từ Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM. Em đang thực hiện đồ án liên quan đến các loại vải dùng trong in chuyển nhiệt. Em rất mong quý công ty xem qua phản hồi này và cung cấp một vài thông tin về thông số kỹ thuật như độ chịu nhiệt, độ bền nén, độ bền kéo, độ đàn hồi,… của vải Su nói trên cũng như các loại vải khác của quý công ty. Em rất mong nhận được phản hồi của quý công ty, em chân thành cảm ơn ạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *