Vải Satin hay satanh là loại vải được sử dụng rất nhiều trong các trang phục dạ hội hay dùng để trang trí nội thất không gian nhà ở. Vậy vải Satin là gì mà ứng dụng của nó được sử dụng phổ biến như vậy. Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

vai satin la gi

I. Vải Satin là gì?

  • Tên vải: Satin
  • Vải còn được gọi là: Satanh
  • Thành phần vải: Lụa, cotton, polyester…
  • Khả năng hút ẩm: Trung bình
  • Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Trung bình
  • Thường được sử dụng trong: Áo, quần, váy dạ hội, rèm cửa, bọc nệm, vỏ chăn, vỏ gối…

1. Khái niệm

Vải Satin hay còn gọi là satanh là loại vải dệt có nguồn gốc từ lụa. Vải được dệt nên bởi các sợi có độ xoắn thấp và theo quy tắc dệt chéo. Các sợi dọc sẽ được dệt nổi trên các sợi ngang, số lượng sợi đan xen ít nên tạo ra bề mặt mịn và bóng cho vải.

Vải satin không phải được làm từ tơ tằm nguyên chất mà nó có pha thêm các chất liệu khác như cotton, polyester, len..

Mặt sau của vải satin thường có màu xỉn và tối hơn mặt trước, giúp có thể dễ dàng phân biệt được mặt trái phải của vải.

Hinh anh vai satin la gi

2. Nguồn gốc ra đời

Cách gọi satin được bắt nguồn từ chữ Zaitun. Zaitun (Quanzhou / 泉州市) là một thành phố thuộc Trung Quốc, nơi bắt đầu xuất hiện loại vải này. Thành phố này có tên là Tuyền Châu nhưng theo Ả Rập thời trung cổ thì nó được gọi là Zaitun.

Kỹ thuật dệt vải satin đã tồn tại hơn 2000 năm trước tại Trung Quốc và sau này kỹ thuật đã bị rò rỉ sang các nước Châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc.

Vào thế kỷ XII, ở phương Tây thì Ý là quốc gia đầu tiên sản xuất loại vải này. Và vào thế kỷ XIV, loại vải này đã dần dần được sử dụng phổ biến hơn và trải dài khắp châu Âu.

Vào những năm 1970, corset đã trở thành một xu hướng thời trang được làm từ satin. Và cho đến nay, sự phổ biến của croset đã bắt đầu nở rộ lại với những style hoài cổ.

3. Các kiểu dệt satin

  • Dệt satin 8 dây: Đây là kiểu dệt linh hoạt, để dệt một sợi ngang thì sợi ngang này phải đi qua 7 sợi dọc.
  • Dệt satin 5 dây: Với kiểu dệt này, sợi ngang sẽ dệt trên 4 sợi dọc rồi sau đó sẽ nằm dưới một sợi dọc. Quy trình này sẽ diễn ra cho đến hết khổ vải
  • Dệt satin 4 dây: Nó cũng tương tự như dệt 5 dây. Chỉ khác một điểm là sợi ngang sẽ đi qua 3 sợi dọc rồi sau đó nằm dưới một sợi.

4. Các loại vải satin

  • Lụa satin: Là loại vải được dệt từ lụa tơ tằm. Vải có độ óng ánh và chất liệu mềm mại thể hiện được sự sang trọng quý phái trong từng sản phẩm. Đây được xem là loại vải cao cấp không chỉ gói gọn trong các loại vải santin, mà nó còn cao cấp đối với tất cả các loại vải. Đây là loại vải được xem là đắt đỏ, có giá trị cao và ngày xưa chỉ có những người nhiều tiền mới được sử dụng loại vải này.
  • Satin cotton: Là loại vải được dệt từ sợi cotton mịn. Bỏ đi những đặc tính truyền thống của cotton, satin cotton nhẹ hơn, mềm mại hơn và có độ bền cũng cao hơn.

Cac loai vai satin

Ngoài ra, vải satin còn có các biến thể khác như:

  • Barone
  • Duchess: Được sử dụng nhiều trong việc may áo choàng
  • Charmeuse Satin
  • Faconne Satin: Vải satin được dệt jacquard
  • Gattar Satin: Được dệt kết hợp giữa sợi ngang cotton và sợi dọc lụa
  • Farmer’s Satin: Được dệt từ sợi cotton được tẩm hóa chất.
  • Messaline: Là một kiểu satin nhẹ và được dệt lỏng lẻo
  • Sultan Satin
  • Slipper Satin: Là loại vải nặng và cứng, được sử dụng nhiều để làm phụ kiện giày dép
  • Surf Satin.

II. Ưu và nhược điểm của vải satin

1. Ưu điểm

  • Vẻ ngoài sang trọng: Với độ bóng láng trên bề mặt của vải giúp cho các sản phẩm trông sang trọng và có tính thẩm mỹ cao. Thích hợp để sản xuất nhiều loại váy dạ hội hay các loại áo choàng.

Ve ngoai sang trong cua vai satin

  • Mềm mại: Vải satin có độ mềm mại nhất định, không gây khó chịu cho làn da. Sự mềm mại của vải satin tạo cảm giác bay bổng, quyến rũ khi được may thành những bộ cánh quý phái.
  • Độ bền cao: Vải có độ bền khá cao, tuy trông vải có vẻ mềm mại, mỏng nhưng thực ra nó có độ bền rất cao, tuổi thọ của các sản phẩm cũng được kéo dài.
  • Ít nhăn: Vải satin dày hơn các loại vải khác nên độ nhăn của vải cũng giảm nhiều đáng kể. Nhờ vào ưu điểm này mà trang phục trở nên lộng lẫy hơn và ko phải tốn nhiều thời gian cho công đoạn là ủi.

2. Nhược điểm

  • Độ trơn: Vải có độ trơn lớn nên cầm dễ bị tuột tay cũng như việc may vá cũng trở nên khó khăn hơn.
  • Bị xước: Một tấm vải lớn tuy đẹp nhưng chỉ cần bị một vật nhọn móc vào, vải sẽ dễ bị xước. Và chỉ cần bị một điểm nhỏ thì cả tấm vải sẽ mất đi tính thẩm mỹ.
  • Dễ bắt lửa: Vải satin rất dễ cháy, vì vậy phải cẩn thận hơn trong khâu bảo quản. Không được để vải gần với lửa hoặc khi sử dụng trang phục satin thì không nên đứng gần những nơi dễ phát ra lửa.

III. Sử dụng vải satin trong cuộc sống

1. Trong may mặc

Với những ưu điểm vượt trội mà chất liệu này mang lại, vải satin đã được sử dụng rất nhiều trong sản xuất may mặc, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Các sản phẩm thiết yếu của vải satin như:

  • Váy dạ hội
  • Set bộ
  • Quần dài
  • Áo sơ mi
  • Áo choàng
  • Đồ ngủ
  • Váy cưới

Vay duoc may tu vai satin

2. Trang trí nội thất

Vải satin được sử dụng rộng rãi trong không gian gia đình không chỉ là phòng khách mà nó còn được sử dụng nhiều để may chăn ga gối nệm. Với độ bóng mềm hay chất liệu mềm mại giúp không gian nhà ở trở nên sáng sủa, sang trọng và đẳng cấp hơn. Những sản phẩm được làm từ vải satin như:

  • Rèm cửa
  • Vỏ bọc sofa
  • Vỏ bọc đèn
  • Thảm trải bàn
  • Bọc nệm
  • Vỏ gối
  • Vỏ chăn

Phong ngu su dung vai satin

IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải satin

  • Không giặt mạnh tay: Vải satin nên được bảo quản cẩn thận để luôn có độ bóng và độ rủ nhất định. Vì vậy bạn không nên giặt quá mạnh tay làm cho sản phẩm bị mất đi những ưu điểm vốn có.
  • Không phơi dưới ánh nắng gắt: Vải satin không chịu được nhiệt độ cao, vì thế không nên phơi ở những nơi có nhiệt độ dễ làm phai màu vải
  • Giữ màu sắc được lâu dài: Trước khi sử dụng các sản phẩm may bằng vải santin lần đầu. Bạn nên ngâm trong nước khoảng vài tiếng, rồi sau đó xả nhiều lần với nước. Tiếp đến giặt nhẹ tay với xà phòng ít chất tẩy là được. Còn những lần vệ sinh sau, bạn có thể giặt bình thường nhưng nhớ là đừng quá mạnh tay là được.
  • Dùng móc treo: Các sản phẩm áo quần từ vải satin nên được treo lên thay vì gấp lại. Bởi vì nếu bạn muốn gấp, vải cũng rất khó để vào nếp. Tốt nhất sau khi phơi xong, bạn nên treo thẳng vào tủ.

Vải satin rất được nhiều bạn nữ ưa chuộng bởi nó đem lại một vẻ đẹp quyến rũ và giúp cải thiện được phom dáng một cách hoàn hảo nhất. Hãy nhanh tay sắm sửa cho mình một chiếc váy satin đẹp mê mẩn nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

2 bình luận trong “Vải Satin là gì? Nguồn gốc, đặc điểm & ứng dụng của chất liệu vải satin

  1. Avatar of Summer
    Summer nói:

    Cotton Satin thực chất là loại vải bông thiên nhiên truyền thống nhưng lại được dệt và định hình theo kiểu satin với mật độ sợi dày đặc lên đến 300 sợi/inch nên có độ bóng nhẹ, độ bền cao, thấm hút tốt, không bị lẫn tạp chất và ĐẶC BIỆT rất thân thiện với làn da của người sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *