Vải thun là gì? Khi nghe đến tên của loại vải này, chúng ta sẽ cảm nhận được sự co giãn cũng như sự mềm mại của chất liệu. Vậy để biết về vải thun là gì? Cũng như chất liệu được phân loại ra sao? May In Thêu Hải Triều sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tim bổ ích sau.
- Vải phi bóng là gì? Tính chất, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải phi bóng
- Vải nhung tăm là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải nhung tăm
I. Vải thun là gì?
- Tên vải: Vải thun
- Vải còn được gọi là: Lycra, Spandex, elastane
- Thành phần vải: Polyether-polyurea đồng trùng hợp
- Độ thoáng của vải: Cao
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Đặc biệt cao
- Dễ bị vón cục/sủi bọt: Cao
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
- Quốc gia sản xuất/xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Ấm hoặc lạnh
1. Vải thun là vải gì? Vải thun Tiếng Anh là gì?
Vải thun là một loại vải tổng hợp được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Chất liệu có độ đàn hồi và co giãn cao nhất trong tất cả các loại vải. Tuy nhiên, vải thun là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi vải giúp tạo nên độ co giãn, và nhiều loại vải khác như cotton, polyester, nylon, rayon…
Nhờ vào sự co giãn tuyệt vời, mà chất liệu được đặt tên là vải thun. Chính vì vậy, vải thun không dùng để chỉ riêng biệt cho một loại vải nào cả. Đó là sự kết hợp giữa nhiều loại sợi khác nhau, nhưng trong thành phần luôn luôn phải có loại sợi giúp tăng độ co giãn cho vải.
Ngoài ra, vải thun còn được dùng để chỉ các loại vải copolymer polyether-polyurea , được tạo ra với nhiều quy trình sản xuất khác nhau. Chất liệu có khả năng co giãn gấp 8 lần so với hình dạng bình thường ban đầu. Trong tiếng Anh, thì vải thun được gọi là Spandex. Và sợi spandex không sử dụng nguyên bản để sản xuất, mà chúng sẽ là một thành phần chiếm tỷ trọng nhỏ để tạo nên các loại vải tổng hợp, bán tổng hợp và các loại vải khác.
2. Nguồn gốc của sợi spandex để tạo nên vải thun
Polyurethane là chất liệu cơ bản để tạo nên sợi spandex. Sợi spandex phát triển vào năm 1937 ở Đức. Các nhà khoa học của Đức đã phát triển sự nghiệp tại Hoa Kỳ, vào thời gian cuối chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều kỹ sư của Đức đã chuyển đến Công ty Dupont Corporation. Đây là công ty sản xuất ra nhiều loại sợi tổng hợp nhất như polyester hay nylon. Và spandex cũng được phát triển dựa trên những phát minh đã có sẵn này.
Ban đầu khi loại sợi này được phát minh, các nhà khoa học gọi loại sợi này là spandex. Nhưng khi bán ra chúng được bán với tên thương hiệu là Lycra. Tuy nhiên, spandex là cái tên được người tiêu dùng ưa chuộng, vậy nên cái tên này được sử dụng cho đến bây giờ.
Nhờ vào đặc điểm và tính chất của sợi spandex, mà chất liệu được dùng nhiều trong việc kết hợp với các loại sợi khác, để tạo nên những chất liệu vải có độ co giãn tốt nhất. Theo dự đoán, thì trong tương lai, đây sẽ là một loại sợi ngày càng được sản xuất nhiều hơn, vì ứng dụng và những đặc điểm nổi trội của nó trong ngành dệt may.
3. Sợi spandex được tạo ra như thế nào?
Để chất liệu được đặt tên là vải thun, thì không thể nào thiếu được sợi spandex. Vậy sợi spandex được dệt như thế nào?
Sợi spandex không được tạo ra bằng các chất hữu cơ, vậy nên chúng hoàn toàn được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Để tạo ra sợi spandex, có rất nhiều phương pháp như: Kéo sợi phản ứng, ép đùn nóng chảy, kéo sợi khô dung dịch. Và hiện nay, phương pháp kéo sợi khô dung dịch được áp dụng phổ biến nhất.
Để tạo được sợi spandex, macroglycol được hòa trộn với monomer diisocyanate theo một áp suất và nhiệt độ riêng. Khi kết hợp hai chất này với nhau, thông thường macroglycol sẽ chiếm 1 phần, và diisocyanat chiếm 2 phần. Khi hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo ra prepolymer. Sau đó chúng được tiếp xúc với axit diamine để tạo nên phản ứng đùn dây chuyền.
Chất này có độ nhớt, và chúng tiếp tục được pha loãng với dung môi trước khi đem đi kéo sợi. Dung dịch được cho vào máy kéo sợi có hình trụ, bên trong có thiết bị spinneret. Đây là thiết bị giúp dung dịch khi đi qua tạo thành các sợi vải nhỏ và có kích thước dài. Những sợi vải ướt này sẽ được tiếp xúc với dung môi và ni tơ để tạo thành sợi vải khô.
Các sợi vải khô tiếp tục được tạo thành các sợi xoắn khi chúng để khô tự nhiên trong không khí. Cuối cùng để có sợi spandex hoàn hảo, thì chúng sẽ được ngâm trong magie stearat và tải lên ống chỉ.
Để dệt vải thun, sợi spandex này sẽ được kết hợp với các loại sợi khác nhau, nhằm tạo nên các loại vải thun khác nhau. Nếu spandex được kết hợp với polyester sẽ tạo nên vải thun lạnh. Spandex kết hợp cùng cotton sẽ tạo ra vải thun cotton 2 chiều, hoặc vải thun cotton 4 chiều. Để tạo vải thun bamboo, thợ dệt sẽ kết hợp spandex cùng với sợi bamboo…
II. Đặc điểm của vải thun
1. Ưu điểm
- Co giãn rất tốt: Đây chính là đặc điểm nhận dạng đầu tiên của vải thun. Nếu như những loại vải khác có sự kết hợp của spandex, thì vải thun được thợ dệt đưa spandex vào với tỷ lệ cao hơn. Điều này giúp cho vải tạo được sự thoải mái cho người sử dụng. Và cũng chính nhờ ưu điểm này mà con người sử dụng chất liệu nhiều hơn vào mùa hè, và có thể may nhiều loại trang phục ôm sát cơ thể.
- Độ thoáng khí cao: Nếu như những chất liệu tổng hợp làm vải hạn chế đi khả năng này, thì nhờ vào sợi spandex mà chất liệu luôn giúp cho người mặc được thoải mái, mát mẻ, và không có cảm giác nóng nực vào mùa hè.
- Độ bền cao: Là loại vải chủ yếu được cấu tạo từ các loại sợi tổng hợp, nên vải luôn bền, đẹp và có tuổi thọ kéo dài hơn. Tuy nhiên, cần phải biết cách bảo quản tốt để chất liệu phát huy được ưu điểm này.
- Màu sắc và hoa văn phong phú: Vải thun là một trong những loại vải được dệt và nhuộm màu sắc rất nổi bật, phong phú. Không những vậy, hoa văn trên bề mặt vải còn là điểm nhấn giúp mọi người có thể phân biệt được loại vải này với những chất liệu khác.
- Giá cả dao động: Vải thun có mức giá dao động với nhau. Đối với các chất liệu được dệt từ sợi tự nhiên thì vải có giá cao hơn. Tuy nhiên, đa phần chất liệu có giá rẻ, thích hợp cho nhiều người sử dụng hơn.
2. Nhược điểm
Với những chất liệu hoàn toàn được dệt từ sợi tổng hợp, thì vải không thấm hút mồ hôi tốt. Điều này không làm cho vải phát huy hoàn toàn được khả năng thấm hút của mình. Nó cũng là nhược điểm gây cản trở khí sử dụng chất liệu vào những ngày quá nóng.
III. Các loại vải thun hiện nay
1. Vải thun cotton
Vải thun cotton là loại vải được dệt từ sợi spandex và sợi cotton tự nhiên. Đây là một loại vải có độ thoáng khí rất cao, khả năng hút ẩm tốt. Tùy vào tỷ lệ sợi spandex được cho vào, mà vải trở thành vải thun cotton 2 chiều hay vải thun cotton 4 chiều. Vải thun cotton 2 chiều có khả năng co giãn theo 2 chiều, tức là khả năng co giãn theo một phương. Khi tỷ lệ spandex được cao hơn, thì vải thun có khả năng co giãn theo 4 chiều, 2 phương.
Nếu như khi vải thun cotton có nhiều tỷ lệ spandex cao hơn thì chất liệu có sự co giãn tốt hơn, tạo được cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Nhưng đây là loại vải có độ bền thấp, dễ bị biến dạng hơn. Đối với vải thun cotton 2 chiều, thì chất liệu có độ co giãn thấp hơn, nhưng lại có tuổi thọ kéo dài. Bản chất của sợi cotton là tự nhiên, an toàn, nhưng khi được kết hợp thêm sợi spandex thì chất liệu tăng thêm được nhiều ưu điểm hơn.
2. Vải thun lạnh là gi?
Vải thun lạnh hay còn được gọi là cold spandex, là chất liệu khi sờ vào bề mặt vải ta có cảm giác mát mẻ và khá mềm mại. Vải thun lạnh hoàn toàn được dệt từ các sợi tổng hợp như polyester hay nylon. Ngoài ra, chúng được kết hợp thêm sợi spandex giúp cho vải có sự co giãn thoải mái hơn. Mặc dù chất liệu được dệt hoàn toàn từ sợi tổng hợp, nhưng đây là loại vải rất thích hợp sử dụng vào mùa hè.
Vải thun lạnh được sử dụng chủ yếu để may đồ bộ với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau. Chất liệu tuy thoáng mát nhưng khả năng hút ẩm kém hơn so với các loại vải thun khác. Chất liệu khi được kết hợp với sợi spandex theo tỷ lệ tương ứng, cũng tạo nên vải thun lạnh 2 chiều và 4 chiều. Vì hoàn toàn được dệt từ các loại sợi tổng hợp, nên vải thun lạnh là loại vải không nhăn, giúp người mặc luôn có tính thẩm mỹ cao nhất.
3. Vải xô thun là gì?
Vải xô thun cũng là một loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi polyester. Tuy nhiên, các sợi polyester này đều là những loại sợi có kích thước dài và đồng đều với nhau. Bên cạnh đó, chất liệu cũng có sự kết hợp với spandex giúp tăng khả năng co giãn cho vải. Vải thun xô khác với vải thun lạnh chính là khả năng bắt ánh sáng tốt, tạo điểm nhấn cho trang phục và cả người sử dụng.
Chất liệu có độ bền cao, khi sờ vào tay sẽ có cảm giác chắc chắn hơn. Vải được ứng dụng nhiều trong sản xuất may mặc như váy đầm, may đồ bộ, áo khoác mỏng, áo sơ mi…
4. Vải thun tăm
Vải thun tăm cũng là loại vải có sự kết hợp giữa polyester và spandex. Tuy nhiên, vì áp dụng cách dệt khác nhau, nên chất liệu có các đường sọc tăm trên bề mặt vải. Sự nổi bật của đặc điểm này, đã giúp cho chất liệu ngày càng được sự đón nhận từ người tiêu dùng. Vải được ứng dụng phổ biến để may áo thun, áo croptop, các loại váy ôm hay đồ bộ được sử dụng ở nhà. Ngoài ra, đây còn là một loại vải có tính thẩm mỹ rất cao, giúp người mặc luôn có cảm giác tự tin, và tạo ra được nhiều loại trang phục đặc biệt.
5. Vải thun bamboo
Đây là một chất liệu khá đắt đỏ, vì sợi bamboo là một chất liệu phải trải qua một quá trình sản xuất rất phức tạp. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của sợi bamboo, sợi spandex giúp tạo nên một loại vải hoàn hảo hơn bao giờ hết. Vải thun bamboo có khả năng kháng khuẩn, có độ thoáng khí cao, khả năng hút ẩm rất tốt. Đây là một loại vải được sử dụng chủ yếu cho trẻ em vì chất liệu có độ an toàn rất cao.
Tuy nhiên, để có thể sở hữu được loại vải này, người tiêu dùng phải chi ra một số tiền khá lớn. Và chỉ có thể tìm thấy trang phục đắt đỏ này ở những cửa hàng quần áo lớn, quy mô và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, chất liệu còn có khả năng chống tia UV, giúp bảo vệ hoàn toàn cho da, thích hợp sử dụng cho những ai bị mẫn cảm hay dị ứng.
6. Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu là loại vải mát mẻ, có độ co giãn tốt. Đây là chất liệu được chia thành 4 loại như sau:
- Cá sấu 65/35: Là chất liệu được kết hợp từ polyester, cotton và spandex. Trong đó polyester chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Cá sấu thái: Chất liệu ít xù lông, ít nhăn và được dệt kín. Vải cá sấu Thái được sử dụng nhiều để may áo polo.
- Cá sấu 2 chiều
- Cá sấu cotton 100%
- Cá sấu Polyester thái dệt mỏng: Hay còn đươc gọi là vải cá sấu polyester dạng tổ ong.
Tất cả những loại vải này khi dệt đều được pha trộn với spandex, giúp tăng sự co giãn cho trang phục. Vải thun cá sấu là một chất liệu đẹp, hoàn mỹ. Vừa có độ co giãn tốt, vừa thoáng mát lại vừa tăng tính thẩm mỹ cho người sử dụng.
Nhược điểm duy nhất của chất liệu chính là độ bám màu kém. Sau khi sử dụng được một thời gian dài, chất liệu bị phai màu và dễ mất đi phom dáng ban đầu. Tuy nhiên, nếu biết cách bảo quản tốt, trang phục có thể được sử dụng lâu dài hơn.
IV. ứng dụng vải thun trong cuộc sống
1. May đồ bộ
Vải thun là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất để may đồ bộ cho chị em sử dụng ở nhà. Và loại vải được sử dụng chính là vải thun cotton và thun lạnh. Ngoài ra đây còn là chất liệu được dùng để may đồ bộ cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Ai cũng có thể sử dụng, và chất liệu hoàn toàn phù hợp với người lớn tuổi.
2. May áo thun, áo Polo
Đối với áo thun và áo Polo, người tiêu dùng thường sử dụng vải thun cotton 2 chiều, hoặc 4 chiều. Ngoài ra, vải cá sấu cũng là loại vải rất phù hợp để may những mẫu trang phục này. Vì chất liệu co giãn, nên có thể may được các loại áo thun với nhiều phom dáng khác nhau như oversize, bigsize, croptop…
3. May các loại váy đầm
Vải thun tương tự như các loại vải khác, chúng được dùng để may các loại váy đầm dự tiệc, những mẫu váy đi chơi, váy ngủ, váy công sở… Sự đa dạng về chất liệu giúp tạo ra được nhiều loại váy đẹp và phong phú hơn.
4. May quần áo thể thao
Vải thun có độ co giãn cực kỳ tốt, đây chính là điểm đặc biệt để giúp chất liệu được ưa chuộng để may các loại quần áo thể thao. Khi hoạt động mạnh hay để thể hiện được tốt hơn trong khi luyện tập, thì vải thun giúp người mặc có thể dễ dàng di chuyển, chạy nhảy và thực hiện hoàn thiện các động tác khó của bài tập.
5. Những ứng dụng khác của vải thun
Là một chất liệu hữu ích và có giả cả phải chăng, khi được ứng dụng vào việc trang trí nội thất. Cũng như những loại vải khác, thì chất liệu được dùng để may các loại rèm cửa, may vỏ chăn ga gối. Ngoài ra, chất liệu còn được sử dụng để may khăn bàn, khăn quàng cổ…
Xem thêm:
- Hướng dẫn chọn chất liệu vải may đồng phục phù hợp nhất
- 15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại
Vải thun chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tất cả các loại chất liệu vải được sử dụng hiện nay. Vải thun được đánh giá cao về khả năng co giãn, và với giá thành hợp lý mà chất liệu được rất nhiều người ưa chuộng. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu hơn về vải thun, cũng như biết được nhiều loại vải thun được sử dụng trên thị trường hiện nay.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm: