Vải bamboo hay vải sợi tre đã bao giờ bạn được nghe đến chưa? Đây là một loại vải khá thông dụng, cao cấp được sử dụng rộng rãi hầu hết trên khắp thế giới bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Vậy vải bamboo là gì mà có thể được nhiều người ưa chuộng như vậy. Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu ngay nhé.

Hinh anh vai bamboo la gi

I. Vải Bamboo là gì?

  • Tên vải: Vải Bamboo
  • Vải còn được gọi là: Tre rayon, sợi tre, vải lanh tre
  • Thành phần vải: Xenluloza visco bán tổng hợp chiết xuất từ tre hoặc sợi làm từ sợi tre
  • Các biến thể số lượng sợi vải có thể có: 300-600
  • Độ thoáng khí: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
  • Khả năng co giãn: Cao
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Các quốc gia ở Đông Á
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Ấm áp
  • Thường được sử dụng trong: Quần áo và hàng dệt gia dụng

1. Khái niệm

Vải bamboo hay còn gọi là vải sợi tre có chứa thành phần cellulose được lấy từ bột gỗ của cây tre.

Vải bamboo được xem là một loại vải thân thiện với môi trường ở dạng bền vững. Từ khâu nguyên liệu để sản xuất ra sợi vải cho đến khi trở thành phế thải thì vải bamboo cũng không tạo ra các chất độc hại có hại cho môi trường và sức khoẻ của con người.

2. Nguồn gốc vải bamboo

Tre là một loại cây mọc thành từng bụi và sinh trưởng nhiều ở các nước Châu Á. Nhưng hiện nay nó đã phát triển rộng khắp trên toàn thế giới.

Vải bamboo được sản xuất cách đây hàng ngàn năm ở các nước thuộc Châu Á như Trung Quốc hay Ấn Độ. Ở những vùng nông thôn Trung Quốc, hằng năm vẫn tổ chức các lễ hội vải tre và nhờ vậy mà vải bamboo được phát triển qua từng thế hệ.

Vào năm 2000, Trung Quốc đã thay đổi một số bước trong quy trình sản xuất vải tre như sử dụng dung môi hiện đại và các chất tẩy trắng giúp cho tre bỏ đi được lớp keo bên ngoài, tạo được vải bamboo cao cấp hơn.

Bước vào những năm của thế kỷ XXI, vải bamboo đã dần dần được sử dụng nhiều hơn và để đáp ứng được lượng nhu cầu này, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đã sản xuất loại vải này nhiều hơn.

3. Các loại vải bamboo

Để có thể tạo ra các sản phẩm có các thuộc tính khác nhau, vải bamboo đã được biến thể thành những loại vải như:

  • Viscose bamboo: Là loại vải có các đặc điểm tương tự như vải viscose khác. Thay vì sử dụng những loại gỗ khác, thì tre được sử dụng để tạo nên loại vải này. Mục đích đó là giúp cho giá thành được rẻ hơn, vì tre dễ kiếm hơn các loại gỗ khác.

Cac loai vai bamboo

  • lyocell: Đây là loại vải tương tự như viscose nhưng được sản xuất theo chu trình khép kín. Xenlulo được giữ nguyên cấu tạo khi sản xuất loại vải này.
  • Sợi tre mịn: Đây là loại vải tre được đánh giá là nguyên chất. Có quy trình sản xuất rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí cao. Đây là loại vải bamboo chắc chắn nhất, có độ bền cao và bề mặt vải mềm mại.

II. Quy trình sản xuất vải bamboo

Tuỳ thuộc vào từng loại vải bamboo khác nhau mà nó có quy trình sản xuất khác nhau. Loại vải bamboo được sản xuất nhiều nhất trên thế giới là vải sợi viscose bamboo. Tuy nhiên để sản xuất được vải bamboo cũng phải trải qua các bước chính như sau:

1. Thu hoạch tre

So với những loại gỗ khác, tre có thời gian trưởng thành nhanh hơn rất nhiều. Chỉ cần 2 đến 4 năm thì tre đã trưởng thành và có thể thu hoạch được. Tre sau khi thu hoạch được chuyển đến nơi sản xuất và được cắt thành những phần nhỏ. Việc cắt nhỏ ống tre giúp cho quá trình di chuyển được nhẹ nhàng hơn.

Vai bamboo duoc lam tu cay tre

2. Làm vụn tre

Tre sau khi đã được cắt khúc tiếp tục sẽ đươcn nghiền nát bằng cách dùng hai tấm ván ép lớn được kẹp vào nhau.

3. Ngâm tre

Các vụn tre được ngâm trong một dung dịch. Và đây là loại dung dịch được cho rằng rất an toàn và thân thiện với môi trường. Sau khi ngâm với dung dịch, vụn tre sẽ được chuyển thành bột giấy. Lúc này bột giấy ướt nên nhìn sẽ giống như bông.

4. Đun nóng hỗn hợp

Cắt những tấm bột tre thành những miếng nhỏ hơn. Cho bột tre, nước, oxit amine, một dung môi nhẹ vào nồi có áp suất. Sau đó đun nóng hỗn hợp này cho đến khi tan hết.

5. Quay sợi tre

Dùng bộ lọc để lọc hỗn hợp trên, sau đó cho qua một vòi quay có các lỗ nhỏ như vòi hoa sen để phun thành những sợi dài. Những sợi tre sẽ được ngâm với nước và oxit amin để các sợi này được mềm ra.

6. Xử lý sợi

Khi sợi tre đã mềm chúng sẽ được làm sạch lại với nước để bỏ đi các dung dịch còn bám sót lại. Khi sợi đã khô, chải để tách chúng ra thành những sợi nhỏ hơn.

7. Dệt vải

Sợi vải sẽ kéo sợi giúp sợi được bền và dai hơn. Cuối cùng đưa lên khung cửi để dệt thành những tấm vải lớn.

III. Ưu điểm và nhược điểm của bamboo

1. Ưu điểm

  • Độ thoáng khí cao: Vải có độ thoáng khí rất cao, giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái, không gây bức bí hay khó chịu khi trời nắng nóng.
  • Độ hút ẩm cao: Vải có độ hút ẩm tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi cao nên khi có mồ hôi, vải sẽ thấm hút mồ hôi ra bên ngoài cơ thể, tạo được độ thoáng mát nhất định cho cơ thể.
  • Thích hợp sử dụng quanh năm: Với các loại trang phục làm bằng sợi tre, bạn có thể sử dụng thích hợp cho cả mùa đông lẫn hè. Vải giữ không khí ấm áp trong các sợi mặt cắt ngang nên dù hè hay đông, vải bamboo vẫn có thể sử dụng tốt.
  • Không gây dị ứng: Vải bamboo được làm từ những sợi tre nguyên chất tạo ra được các sản phẩm có bề mặt mềm mịn, tạo được sự thân thiện cho làn da nhạy cảm.
  • Kháng khuẩn: Trong tre có các chất giúp áo quần có thể kháng khuẩn tốt. Với ưu điểm này, vải sợi tre giúp áo quần hạn chế được vi khuẩn sinh sôi nay nở cũng như hạn chế được các mùi hôi ẩm mốc.
  • Chống lại tia cực tím: Vải bamboo còn có khả năng chống nắng chống lại tia cực tím rất tốt. Vì vậy các sản phẩm làm từ sợi tre có thể sử dụng tốt vào những ngày có nhiệt độ cao.

2. Nhược điểm

Vải bamboo là loại vải có rất nhiều ưu điểm vượt trội và nhược điểm duy nhât của vải chính là giá thành. Vải có quy trình thực hiện phức tạp và tốn nhiều nhân công nên chi phí sản xuất rất cao. Vì vậy, vải bamboo được nhiều nhãn hàng chọn để sản xuất các mặt hàng cao cấp.

IV. Ứng dụng của vải bamboo

1. Sản xuất may mặc

Với ưu điểm vốn có của vải bamboo, vải được sử dụng rất nhiều để may các loại áo quần phục vụ cho nhu cầu của con người. Độ thoáng khí, độ hút ẩm hay chống lại tia cực tím…toàn là những điều kiện thuận lợi giúp cho các sản phẩm may mặc được ưa chuộng nhiều hơn.

Ao may bang vai bamboo

Một số sản phẩm tiêu biểu được làm từ vải bamboo như:

  • Áo sơ mi
  • Áo thun
  • Áo dài
  • Các loại váy
  • Set bộ
  • Quần đùi
  • Quần dài
  • Đồ ngủ
  • Đồ lót

Vay duoc may tu vai bamboo

Ngoài ra vải còn được sử dụng nhiều để sản xuất găng tay, khẩu trang hay tất chân và các loại trang phục dành cho trẻ sơ sinh.

2. Các vật dụng trong gia đình

Ngoài được dùng để sản xuất các loại trang phục, vải bamboo còn được dùng để làm các loại khăn sử dụng trong gia đình như khăn lau hay khăn tắm.

Với bề mặt vải mềm mại thoáng mát, vải được nhiều nhà sản xuất chọn để may rèm cửa, may chăn ga gối đệm như ga bọc nệm, vải bọc gối, bọc chăn hay cả khăn trải bàn cũng được sử dụng vải sợi bamboo.

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải bamboo

  • Giặt nhẹ tay: Vải cần phải được giặt nhẹ tay, không vò mạnh tránh làm bề mặt vải bị xơ hay tổn thương hư hỏng.
  • Tránh nhiệt độ cao: Mặc dù vải có khả năng chống nắng nhưng cũng cần phải bảo quản bằng cách tránh những tia nắng để tâng được tuổi thọ cho áo quần. Bởi vậy khi phơi áo quần nên để áo quần được khô dưới không khí trời tự nhiên. Không dùng máy sấy để làm cho áo quần nhanh khô. Việc làm này sẽ khiến bề mặt vải bị khô và làm giảm đi sự mềm mượt của vải.
  • Chế độ nước giặt: Vải bamboo được làm sạch nhất trong chế độ nước ấm. Bởi vậy khi giặt máy, có chế độ chỉnh nhiệt chúng ta nên chọn nhiệt độ khoảng 40 độ C. Tuyệt đối không giặt bằng nước nóng đối với vải bamboo.

Một nguyên liệu rất gần gũi với chúng ta nhưng lại tạo nên một điều thật bất ngờ và thú vị phải không nào. Vải bamboo là loại vải hoàn toàn thân thiện với mẹ thiên nhiên. Vậy nên chúng ta hãy tích cực sử dụng loại vải này bởi chúng tốt cho sức khoẻ và ngoài ra còn góp phần bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *