Vải xi là gì? Là chất liệu mà chúng ta thường nhìn thấy qua những bộ đồ công nhân hay nói chung hơn là những đồng phục bảo hộ lao động. Và để tìm hiểu sâu hơn về loại vải này. Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều khai thác những thông tin dưới đây nhé.

1. Vải xi là gì?

Vải xi là loại vải có thành phần chính là Polyester (PE) nên sẽ có những đặc tính tương tự như polyester. Vải được sử dụng nhiều để may đồng phục và các vật dụng khác.

Vải xi rất nhanh khô, ít thấm nước và có trọng lượng khá nhẹ. Ngoài ra độ bền của vải cũng cao thích hợp để sản xuất các loại trang phục ngoài trời.

Vai xi lam do bao ho lao dong
Ứng dụng phổ biến là làm đồng phục BHLĐ

Vải xi cũng được sản xuất thành nhiều loại để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Ngoài PE ra, vải xi sẽ được cho thêm các thành phần khác để tăng đặc tính riêng cho vải. Có hai loại phổ biến là:

  • Vải xi co giãn: Để tăng độ co giãn cho vải, vải xi sẽ có thêm thành phần spandex. Vì vậy sẽ có xi co giãn 2 chiều và xi co giãn 4 chiều. Vải xi co giãn thường được dùng để may đồ thể thao.
  • Vải xi không co giãn: Các sản phẩm may từ vải xi không co giãn thường có phom đứng hơn, bền hơn nhưng không tạo được cảm giác thoải mái cho người dùng.

2. Ưu và nhược điểm của vải xi

a. Ưu điểm

  • Nhanh khô: Vải xi ít thấm nước nên cũng rất nhanh khô, tránh gây ra tình trạng ẩm mốc vào mùa đông
  • Độ bền cao: Vải xi có độ bền khá cao rất thích hợp để may đồ bảo hộ lao động.
  • Giá thành rẻ: Thành phần chính của vải là PE, là một nguyên liệu tổng hợp nên chi phí sản xuất vải thấp.
  • Chống nước tốt: PE có các đặc tính giúp vải có khả năng chống nước tốt nên ngoài việc sử dụng để sản xuất áo quần, vải xi còn được dùng để sản xuất các vật dụng chống nước khác
  • Màu sắc đa dạng: Vải xi có khả năng bám màu khá tốt nên màu sắc của vải rất phong phú và đa dạng.

b. Nhược điểm

  • Độ thoáng khí thấp: Chất liệu PE có độ thoáng khí khá thấp, làm cho người mặc sẽ thấy khó chịu khi gặp nhiệt độ cao.
  • Gây dị ứng: Vải xi đối với một số loại da nhạy cảm sẽ gây mẩn đỏ, dị ứng. Vì vậy đối với trẻ em thì lại càng nên không cho sử dụng loại vải này.
  • Không thân thiện với môi trường: Vải có khả năng tự phân huỷ thấp nên rất dễ làm ô trường môi nhiễm.

3. Ứng dụng vải xi trong cuộc sống

a. May áo quần

Vải xi có giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều để may áo quần đồng phục trong công ty, đồ bảo hộ lao động hay đồng phục đến trường. Ngoài ra nhờ vào đặc điểm của vải xi là nhẹ nên chúng còn được sử dụng để may áo quần thể thao.

Ung dung cua vai xi

b. Các vật dụng khác

Vải xi được dùng nhiều để may găng tay, khẩu trang và balo. Ngoài ra vải xi nhập khẩu còn được sử dụng để làm vải phủ bàn bida.

Su dung vai xi lam vai boc ban bida

4. Một số lưu ý khi sử dụng vải xi

  • Nhiệt độ cao: Không phơi các sản phẩm vải xi dưới trời nhiệt độ quá cao. Mặc dù vải có độ bền nhưng chịu nhiệt khá kém bởi các hạt PE trong vải khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các tính chất vật lý củ vải.
  • Nhiệt độ nước giặt: Nhiệt độ nước giặt khuyên dùng cho vải xi là nước ấm. Vừa bảo vệ được chất lượng cho vải mà nước ấm còn có khả năng giặt sạch được các vết bẩn sâu bên trong.

Qua những thông tin tìm hiểu trên thì vải xi có khá nhiều đặc tính giống với vải polyester. Vì vậy bạn sẽ dàng áp dụng dòng vải này hơn vào cuộc sống đấy. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đừng quên theo dõi chúng tôi để biết nhiều thêm thông tin mới nhé.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *