Ngoài vải jeans ra thì Denim cũng là một trong những cái tên được các bạn trẻ ưu tiên xướng tên mỗi lần đi mua sắm. Vậy vải Denim là gì mà khiến ai cũng phải trầm trộ khen ngợi đến thế. Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu kỹ hơn ở những nội dung dưới đây nhé.
- Vải Jeans là gì? Đặc điểm, phân loại & cách bảo quản vải Jeans tốt nhất
- Vải Đũi là gì? Quy trình sản xuất & ưu nhược điểm của vải đũi
I. Vải Denim là gì?
- Tên vải: Denim
- Vải còn được gọi là: Serge de Nimes
- Thành phần vải: Sợi bông nhuộm được dệt theo kiểu mặt dọc
- Độ thoáng khí: Cao
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
- Khả năng co giãn: Thấp đến trung bình
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Pháp, rồi Mỹ
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh, ấm hoặc nóng
- Thường được sử dụng trong: Quần jean, áo khoác, áo sơ mi, suit, váy, mũ, thắt lưng, giày, tạp dề, chăn lông vũ, v.v.
1. Khái niệm
Vải Denim là loại vải được dệt chéo làm từ cotton với kỹ thuật dệt đôi. Ngoài ra vải có pha thêm sợi polyester hoặc lycra giúp vải chống nhăn hiệu quả.
Vải denim được kết hợp giữ sợi trắng và sợi chàm với nhau. Các sợi trắng được dệt ngang còn các sợi chàm được dệt dọc.
Vải denim là một trong những chất liệu được sử dụng để sản xuất nhiều bậc nhất trên thế giới. Sự tiện dụng của denim khiến nhiều người cảm thấy thích thú với loại vải này.
2. Nguồn gốc ra đời
- Vải denim được sản xuất đầu tiên Pháp, ở một thị trấn có tên là Nimes. Vải denim được lấy tên từ thị trấn này với tên gọi đầy đủ là Serge de Nimes. Một thời gian sau loại vải này đã dần phát triển và được sản xuất tại nước Ý.
- Những người khai thác vàng rất thích sử dụng vải denim vì độ bền của nó. Vải tuy đã được nhuộm nhiều màu khác nhau nhưng màu chàm vẫn rất được nhiều người ưa chuộng. Vào những năm 1850, vải được sử dụng nhiều để may quần dài tại Mỹ. Từ đó quần jeans denim đã dần trở thành biểu tượng và là loại vải tồn tại lâu dài trong nền văn hoá của nước Mỹ.
- Cuối thế kỷ 20, vải denim đã được sản xuất nhiều ở những nơi khác. Ngoài những nguyên liệu truyền thống, vải denim được kết hợp với những chất liệu khác nhằm tăng độ bền cũng như để tạo ra các sản phẩm phục vụ những nhu cầu cao hơn của con người. Tuy vậy, mọi người vẫn thích các sản phẩm được làm từ cotton là phần nhiều.
- Ngày nay vải denim được dùng để may nhiều loại trang phục hơn kể cả các đồ dùng khác như thắt lưng hay tạp dề.
3. Các loại vải denim
- Denim thô: Là loại vải ít nhất không được giặt trong vòng 6 tháng để vải có thể định hình được với phom dáng của người sử dụng. Nhiều người có sở thích với loại vải thô này thường cho quần vào tủ đông qua đêm để tiêu diệt vi khuẩn.
- Denim co giãn: Vải denim co giãn được cấu tạo giữa cotton và spandex hoặc chất liệu để làm tăng độ co giãn cho vải. Denim co giãn dùng để may các loại quần ôm, vừa giúp tăng phom dáng cho người sử dụng nhưng không tạo cảm giác khó chịu.
- Crushed denim: Là một loại vải denim có kiểu dệt tương tự như nhung. Loại vải này thường có nếp nhăn nhẹ và sử dụng nhiều để may váy hay áo khoác.
- Acid wash denim: Đây là loại vải denim được tạo ra bằng cách nhúng denim thô với axit. Vải denim này có các điểm lốm đốm rất đặc trưng.
- Poly denim: Là loại vải ngoài cotton có thêm thành phần polyester hoặc thêm những chất liệu nhân tạo khác. Một phần để giảm chi phí sản xuất, một phần giúp cho vải có độ bền và giảm nhăn hiệu quả. Nhưng theo một số quan niệm của người tiêu dùng, denim poly không phải là denim thật.
II. Quy trình sản xuất vải denim
1. Thu hoạch cây bông
Lá cây bông sẽ được làm rụng hết trước khi thu hoạch quả bông. Người nông dân lúc này sẽ thu hoạch bông rồi tách sợi ra khỏi quả. Sợi bông có thể được tách bằng tay hoặc tách bằng máy.
2. Sơ chế sợi bông
Các sợi bông sau khi tách ra khỏi quả sẽ được làm sạch rồi cho vào lò nấu. Mục đích nấu sợi bông là để giúp sợi có thể được lọc đi lọc lại nhiều lần, bỏ được hết các tạp chất còn sót lại. Tiếp đến sợi bông sẽ được hoà cùng với một dung dịch hoá học đặc biệt rồi kéo thành sợi dài. Những sợi bông dài tiếp tục được nhuộm màu trước khi dệt.
3. Hoàn thiện
Những sợi bông sẽ được dệt theo kỹ thuật dệt chéo và dệt đôi. Các sợi vải trắng sẽ được dệt ngang cùng với những sợi chàm dọc. Và cuối cùng vải được dệt sẽ được chuyến đến các xưởng sản xuất may mặc.
III. Ưu điểm và nhược điểm của vải denim
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Vải denim dệt đôi nên có độ bền rất cao. Những sản phẩm được may từ vải denim có tuổi thọ sử dụng lâu dài. Theo một số nhận xét người tiêu dùng, nếu bảo quản tốt, áo quần có thể sử dụng được 10 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu hư hỏng.
- Bảo quản dễ dàng: Không giống như các loại vải khác, vải denim có thể móc lên hoặc xếp cất vào tủ đều được. Chỉ cần tránh xa nơi có độ ẩm cao.
- Tạo phong cách thời trang: Với vải denim, chúng ta dễ dàng may các loại trang phục thời trang, bụi bặm, đường phố. Tạo được phong thái tự tin cho người sử dụng.
- Độ thoáng khí cao: Vải denim được đánh giá là có độ thoáng khí cao, giúp người mang cảm thấy thoải mái, không bức bí và thấm hút mồ hôi cũng rất tốt.
- Lâu phai màu: Vải qua nhiều lần sử dụng tuy có phai màu nhưng vẫn luôn thấy mới, giúp nâng cao được độ thẩm mỹ cho áo quần.
2. Nhược điểm
Ngoài một số ưu điểm nổi trội, vải denim cũng có một vài nhược điểm như sau:
- Lâu khô: Vải denim khá dày nên mỗi lần giặt thường rất lâu khô. Nhiệt độ quá thấp hay trời có độ ẩm cao sẽ khiến cho vải dễ sinh ra mùi hôi khó chịu.
- Độ co giãn chưa cao: Mặc dù vẫn có các chất liệu giúp cho vải tăng độ co giãn nhưng vì thành phần cotton chiếm phần nhiều nên so với những loại vải khác, vải có độ co giãn khá thấp, không thích hợp để may những bộ trang phục thể dục thể thao.
IV. Ứng dụng của vải denim
1. Sản xuất quần áo
Vải denim được dùng để may các loại trang phục sử dụng được cả quanh năm đặc biệt là quần dài. Ngoài ra vải denim còn được dùng để may các loại trang phục như:
- Áo khoác
- Áo sơ mi
- Áo vest
- Set bộ
- Yếm
- Chân váy
- Quần đùi
- May phụ kiện
Ngoài dùng để may áo quần, vải denim còn được sử dụng làm các phụ kiện rất phổ biến như:
- Nón
- Thắt lưng
- Nơ
- Ví đựng
- Túi xách
2. Trang trí nội thất
Với tuổi thọ của vải được kéo dài, vải được sử dụng nhiều trong việc tạo ra những sản phẩm để trang trí nội thất như:
- Rèm cửa
- Màn che
- Vỏ gối
- Vỏ chăn
- Bọc ghế sofa
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải denim
- Trước khi sử dụng: Theo một số mẹo được truyền tai thì vải denim khi mới mua về chúng ta có thể gói lại cho vào ngăn đông tủ lạnh qua đêm rồi sau đó mới đem đi giặt. Cách làm này giúp cho vải được lâu bị phai màu hơn.
- Dùng nước giặt: Bề mặt vải denim hơi thô nên khi tiếp xúc với xà phòng bột, bột xà phòng dễ bám chặt vào vải. Nếu giặt với máy nhiều khi áo quần sẽ không được làm sạch. Bởi vậy ưu tiên dùng nước giặt để chúng có thể hoà tan được một cách nhanh chóng.
- Giặt riêng: Mặc dù vải có độ bền cao nhưng denim lại bị ra màu sau mỗi lần giặt. Bởi vậy khi giặt các sản phẩm làm từ denim tuyệt đối không được giặt chung với các loại trang phục sáng màu.
- Sử dụng nước xả vải: Nước xả vải giúp cho vải luôn được mềm mại sau mỗi lần giặt, không làm cho vải bị khô hay nhăn gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
VI. Tác động của vải denim đối với môi trường
Sợi bông có nguồn gốc từ thiên nhiên nên nó thường không gây ra các tác động xấu cho môi trường. Nhưng bên cạnh đó, để trồng được cây bông và thu hoạch, thì phải cần một lượng lớn thuốc trừ sâu và các loại phân bón độc hại. Những loại thuốc này có nguy cơ làm ô nhiễm đất và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
Ngoài ra việc sử dụng các loại phân bón hoá học còn làm cho hệ sinh thái như động vật bị nhiễm độc hay các biến chứng về sức khoẻ.
Không những thế, các chất liệu nhân tạo như polyester hay nylon khi thải ra môi trường cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi chúng ít có khả năng tự phân huỷ được. Những chất độc này thường là chất gây độc gen hoặc chất gây rối loạn hormone.
Xem thêm:
- Vải Jeans là gì? Đặc điểm, phân loại & cách bảo quản vải Jeans tốt nhất
- Vải nhung tăm là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải nhung tăm
- Cách xắn quần ống rộng đẹp như giới trẻ Hàn Quốc
Vải denim là một loại vải được sử dụng rất phổ biến ở khắp mọi nơi. Với những ưu điểm vượt trội cũng như list ứng dụng dày đặc đã giúp cho lượng tiêu thụ ngày càng một tăng lên. Hy vọng qua những thông tin chúng tôi đã chia sẽ, các bạn phần nào đã hiểu hơn về vải denim. Chúc các bạn sức khoẻ và hẹn gặp lại mọi người trong những bài biết sau.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Cảm ơn admin đã chia sẻ bài viết hữu ích về vải denim. Nói chung, tôi rất thích sử dụng các sản phẩm từ loại vải này vì tính năng bền, đẹp và thoải mái.
Vải Denim thô là một loại vải có độ bền rất cao. Nó được sử dụng phổ biến trong sản xuất quần áo, túi xách và giày dép.
Vải denim dệt đôi là một loại vải được sử dụng rộng rãi trong thời trang. Chất liệu này khá bền, thường được sử dụng để sản xuất quần jean và áo khoác denim.
Vải Denim thô có màu xanh đặc trưng, cho nên nó rất phù hợp để làm quần jean, áo khoác và đồ dùng gia đình khác.
Theo mình biết, vải denim thường được làm từ bông, tuy nhiên có thể pha trộn với các sợi khác để tạo ra nhiều loại denim khác nhau. Rất thích ứng dụng vải này vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Tôi chưa biết nhiều về vải denim trước đây, nhưng sau khi đọc bài viết của bạn thì tôi cảm thấy rất thông tin và hiểu được loại vải này có nhiều ứng dụng trong đời sống. Cảm ơn bạn!
Vải Denim thô rất thích hợp cho những người thích phong cách vintage. Nó giúp tạo nên một phong cách trẻ trung và cá tính.
Một trong những ứng dụng phổ biến của vải denim dệt đôi là trong sản xuất quần áo bảo hộ. Với độ bền cao, chất liệu denim giúp bảo vệ người lao động trong các ngành công nghiệp mạo hiểm.
Mình thích mặc quần jean vải denim vì cảm giác thoải mái và bền chắc. Acid wash denim nổi bật càng làm cho bộ đồ thêm phong cách và trẻ trung. Công nghệ chất liệu vải cũng đang được cải tiến để đi đầu thời trang.