Váy đầm là một trong những loại trang phục phổ biến được rất nhiều phụ nữ sử dụng trong thời đại ngày nay. Họ sử dụng khi ở nhà, khi đi chơi, làm việc, đi dự tiệc… thậm chí cả khi đi ngủ. Mỗi hoàn cảnh sẽ có một sự lựa chọn về kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau để chiếc váy, đầm có thể sử dụng đúng mục đích và phù hợp với địa điểm đó.

Vậy những loại vải nào hay chất liệu nào sẽ được sử dụng để may váy đầm, mời các bạn cũng May In Thêu Hải Triều điểm qua 8 loại vải may váy đầm được nhiều người ưa thích nhé.

top cac loai vai may vay dam dep nhat hien nay

I. Top 8 loại vải máy váy đầm được ưa chuộng, sử dụng nhiều

1. Vải cotton

Vải cotton là một trong những loại vải được mọi người ưa chuộng sử dụng làm chất liệu may trang phục. Và trong đó không thể thiếu váy đầm. Vào mùa hè, vải cotton luôn là lựa chọn số 1 bởi chúng có độ thoáng khí rất cao. Váy đầm cotton lên phom dáng cũng khá chuẩn và sử dụng được nhiều trong hoàn cảnh khác nhau.

Vay dam vai cotton

a. Ưu điểm

Vải rất thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt nên có thể may các loại váy đầm dài hoặc có tay mà không sợ bị nóng. Vải cotton được may thành nhiều kiểu váy khác nhau như váy đi chơi, váy công sở hay váy ngủ… Được dệt từ những sợi bông nguyên chất, vải không làm cho mọi người bị nổi dị ứng hay mẩn đỏ.

b. Nhược điểm

Tuy nhiên, vải sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng đổ lông. Chính vì vậy khi vệ sinh cần phải nhẹ nhàng và không đặt chế độ sấy quá lớn. Bên cạnh đó, vải rất dễ nhăn và chảy xệ sau một thời gian sử dụng. Chính vì vậy váy đầm sẽ có thể bị dài hơn so với kích thước ban đầu mà chúng ta không biết rõ nguyên nhân.

2. Vải ren

Vải ren là hơi thở của chị em phụ nữ chúng mình, với cách dệt độc đáo cùng với những chi tiết hoa văn trên bề mặt, vải ren được mọi người ưa chuộng khi may các loại váy đầm phục vụ cho từng nhu cầu của bản thân. Vải ren còn rất tôn da nếu như chúng ta biết tận dụng ưu điểm của nó.

Vay dam vai ren

a. Ưu điểm

Vải ren có nhiều lỗ thoáng khí nên người mặc dường như sẽ không thấy nóng nực. Trước đây, những sản phẩm của ren thường hướng theo phong cách cổ điển. Tuy nhiên nhờ vào sự phong phú và kiểu dáng thiết kế mà vải ren đã được ứng dụng trong việc may váy đầm với những phong cách khác nhau.

Vải ren cũng có độ bền rất cao và hạn chế bị co giãn. Nên váy đầm ren sẽ được sử dụng trong một thời gian dài khoing có dấu hiệu hư tổn.

b. Nhược điểm

Vì sự liên kết giữa các sợi vải có nhiều khoảng trống nhỏ nên rất dễ bị các vật nhọn làm hỏng. Chỉ cần một chạm xước nhẹ thì sợi vải cũng sẽ bị bung ra. Giảm mất đi độ thẩm mỷ cho chiếc váy đầm.

3. Vải Tafta

Là loại vải được dệt theo công nghệ dệt xoắn, có nguồn gốc từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, sợi bông và một số nguyên liệu tổng hợp khác. Bề mặt vải tafta có ánh kim và khả năng bắt ánh sáng tốt nên rất được chị em tin dùng để may váy đầm.

Vay dam vai tafta
Vải Tafta được nhiều chị em lựa chọn để may đầm, váy hiện nay

a. Ưu điểm

Vải Tafta có độ cứng và phồng giúp váy đầm luôn giữ được phom dáng chuẩn nhất. Tuy vải có hơi nhăn nhưng độ nhăn của vải là không đáng kể. Bề mặt vải tafta có khả năng bắt ánh sáng tốt nên giúp chiếc váy đầm luôn nổi bật hơn trong đám đông. Không những thế màu sắc cũng rất đa dạng nên có nhiều loại váy đầm được ra đời hơn.

b. Nhược điểm

Vải tafta không thích hợp sử dụng vào những ngày có nhiệt độ cao. Vải tafta dày hơn các loại vải khác nên thường sẽ bí mồ hôi và ít thoáng khí hơn. Vải tafta khi giặt cũng sẽ lâu khô hơn nên cần phải chọn nơi mát mẻ có gió giúp cho vải được thông thoáng không ẩm mốc.

4. Vải đũi

Sự nhẹ nhàng và thanh thoát được dệt từ phần sợi thô của tơ tằm, đã giúp cho vải đũi góp mặt vào danh sách dòng vải được chị em lựa chọn may váy đầm. Mặc dù không được mềm mại như vải lụa, nhưng vải đũi vẫn có độ rũ và vay đầm vẫn có độ bồng bềnh nhẹ. Vải đũi cũng được sử dụng để may nhiều kiểu váy khác nhau phù hợp theo từng môi trường và hoạt động.

Vay dam vai dui

a. Ưu điểm

Vải đũi rất thoáng mát, thấm hút mồ hôi và cũng không gây hại cho làn da. Bên cạnh đó với độ nhăn tự nhiên vốn có của vải còn giúp cho những chiếc váy đầm tạo nên được những nét đẹo độc lạ và ít loại vải nào có được. Việc bảo quản vải cũng khá đơn giản, chỉ cần không cho vải tiếp xúc với nhiệt độ cao và hạn chế việc gấp váy đầm là được.

b. Nhược điểm

Như đã nói ở trên vải sẽ có độ nhăn tự nhiên, chính vì vậy nếu bạn nào thích sự phẳng phiu với bề mặt nhẵn mịn thì vải đũi không phải là sự lựa chọn hoàn hảo.

5. Vải chiffon

Mỏng, nhẹ, bay bổng chính là những đặc điểm đặc trưng của vải chiffon. Cũng chính vì lý do này mà mọi người rất thích chọn vải chiffon để may váy đầm. Váy đầm chiffon giúp người mặc trở nên nhẹ nhàng, quyến rũ và nữ tính hơn rất nhiều.

Vay dam vai chiffon

a. Ưu điểm

Mềm mại chính là điểm đặc trưng mà vải chiffon mang lại, người mặc sẽ có cảm giác rất thoải mái và dễ chịu cho dù váy đầm được may mỏng hay may thành nhiều lớp. Vải cũng rất thân thiện với làn da của bạn bởi cách dệt độc đáo.

Màu sắc của chiffon cũng rất đa dạng, tha hồ cho bạn lựa chọn hoạ tiết cũng như những gam màu phù hợp theo nhu cầu sử dụng.

b. Nhược điểm

Vải chiffon rất mỏng nên khi may váy đầm cần phải có thêm vải lót bên trong hoặc phải may thành nhiều lớp vải giúp che đi những phần cơ thể gây phản cảm.

6. Vải lụa

Vải lụa cũng được nhiều bạn gái chọn để may váy đầm, với độ bóng và sự mềm mại của lụa, chiếc váy đầm trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết. Không những thế vải lụa còn đem đến sự sang trọng và quý phái cho người mặc.

Vay dam vai lua

a. Ưu điểm

Vải lụa rất thoáng mát, không gây hại đến da. Sử dụng vào mùa hè cũng rất hợp lý bởi chúng có khả năng thấm hút mồ hôi cao và đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao vải không bị biến dạng. Váy đầm lụa còn có độ bóng nhẹ nên khi sử dụng vào những tiệc đêm sẽ giúp người mặc được nổi bật hơn.

b. Nhược điểm

Vải dễ bị nhăn ngay cả trong khi đang mặc, nên khi sử dụng váy đầm hạn chế ngồi lâu hoặc phải tạo thẳng bề mặt vải trước khi ngồi để nhiệt độ của cơ thể không làm vải bị nhăn. Và giá thành của vải lụa cũng rất cao nên để sở hữu được một chiếc đầm lụa cần phải bỏ ra một số tiền khá lớn.

7. Vải nhung

Vải nhung là chất liệu mịn và rất sang nhưng ít khi được sử dụng vào mùa hè. Bởi chất liệu nhung có khả năng giữ nhiệt cao hơn các loại vải khác. Tuy vậy vải nhung vẫn là chất liệu được chị em ưa chuộng bởi chúng đem đến một vẻ đẹp quyến rũ và đầy bí ẩn.

Vay dam vai nhung

a. Ưu điểm

Vải nhung có độ bền rất cao nhờ vào sự liên kết bền chặt giữa các sợi vải. Vải nhung rất tôn da và dáng giúp các bạn nữ luôn tự tin khi chọn vải nhung may các loại váy đầm bó ôm body. Bên cạnh đó nếu như biết cách lựa chọn thiết kế kiểu dáng của váy đầm thì bạn có thể sử dụng vải nhung suốt bốn mùa mà không sợ vải làm nóng cơ thể hay sợ gió lạnh vào nùa đông.

b. Nhược điểm

Vải nhung nếu được dệt từ các nguyên liệu thiên nhiên thì sẽ có giá thành rất cao, nên khi chọn mua vải bạn cần vải biết chọn vải để không bị nhầm lẫn với vải nhung sợi nhân tạo. Ngoài ra váy đầm vải nhung cũng sẽ rất dễ bị bụi bẩn bám vào nên chúng ta phải vệ sinh thường xuyên.

8. Vải organza

Đây là loại vải đang làm mưa làm gió trong những năm gần lại đây. Vải organza mềm và mỏng nhưng lại tạo nên sự nhẹ nhàng và tinh khiết khi may váy đầm. Các đặc tính của chất liệu khiến chị em mê mệt khi có thể dễ dàng trở thành những cô gái thuỳ mị, nữ tính trong chốc lát với chiếc váy đầm trên tay.

Vay dam vai organza

a. Ưu điểm

Vải có nhiều lỗ thoáng khí nên khi sử dụng tạo ra được sự thông thoáng, mát mẻ. Vải rất nhẹ nên không gây khó chịu cho người mặc. Ngoài ra vải cũng rất ít nhăn, và giữ được phom dáng ban đầu sau nhiều lần sử dụng. Đây là một ưu điểm tốt đối với những chiếc váy đầm, khi phom dáng hoàn toàn được bảo toàn thì dù cho có sử dụng lâu dài, chiếc váy đầm vẫn đẹp.

b. Nhược điểm

Vải mỏng nên sẽ không được kín đáo, và nếu như vải được dệt từ sợi tơ tằm thì giá thành sẽ rất cao. Ngoài ra kết cấu các sợi vải dễ bị phá vỡ nếu như không may bị vật nhọn đâm vào.

II. Gợi ý cách chọn chất liệu may váy đầm phù hợp

Tuỳ theo nhu cầu sử dụng và thời tiết mà chúng ta sẽ có những cách lựa chọn vải may váy đầm

1. Váy dạo phố

Đối với váy dạo phố thì nên chọn những chất liệu đơn giản và kín đáo cũng như may những kiểu váy suông giản dị, không phô trương. Trong trường hợp này, dường như vải cotton và vải đũi sẽ sự lựa chọn hoàn hải nhất. Chúng giúp chúng ta di chuyển và hoạt động một cách thoải mái nhất.

Không những thế hai chất liệu này còn có thể dễ dàng kết hợp được với nhiều loại trang phục khác nhau giúp bạn luôn năng động và tự tin trên đường phố.

2. Váy đầm dự tiệc

Đối với váy đầm dự tiệc, chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu như tham gia các bữa tiệc vào ban ngày, thì vải nhung hay organza cũng là một lựa chọn hợp lý. Vào ban ngày thì hai chất liệu này cũng không quá nổi bật nên bạn có thể hoàn tâm yên tâm khi không tạo ra sự khác biệt quá lố.

Còn khi các bạn đi dạ tiệc tức những buổi tiệc vào ban đêm thì Tafta sẽ là chất liệu hoàn hảo. Váy đầm tafta luôn bắt ánh điện rất tốt, chúng giúp bạn thật sự nổi bật giữa đám đông.

3. Phong cách thời trang quyến rũ

Nếu như bạn mong muốn trở thành một cô nàng quyến rũ hay đằm thắm thì chiffon và lụa sẽ là hai chất liệu ưu tiên hàng đầu. Với sự bay bổng nhẹ nhàng và bề mặt sáng bóng, những chiếc váy đầm sẽ càng trở nên thướt tha và bay bổng. Bên cạnh đó vải ren cũng là một sự lựa chọn không tồi.

Vay chiffon cho phong cach quyen ru

4. Phong cách thời trang cá tính

Nếu bạn đang theo đuổi xu hướng thời trang cá tính, thì hãy nên chọn vải đũi để may váy đầm. Vải đũi tạo nên được những chiếc váy độc và lạ, không giống như những chất liệu khác. Tuy khi nhìn vào tấm vải đũi chúng ta thấy rất đơn giản, nhưng sản phẩm mà vải đũi tạo nên lại tinh tế và sang trọng.

Xem thêm:

Có rất nhiều loại vải có thể sử dụng để may váy đầm, tuy nhiên để tìm được chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng không phải là điều dễ dàng. Hy vọng thông qua bài viết trên, mọi người sẽ đưa ra những chọn lựa sáng suốt và tìm mua được cho mình những chiếc đầm thật xinh đẹp.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *