Vải trên thị trường được chia thành ra 3 loại đó là vải sợi tự nhiên, vải sợi tổng hợp và vải sợi bán tổng hợp. Mỗi loại sẽ có nguồn gốc cũng như ứng dụng khác nhau. Và sau đây mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu xem vải sợi tổng hợp là gì? Và vải sẽ bao gồm những loại nào cũng như ứng dụng của vải trong cuộc sống ra sao.
- 15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại
- Lụa tơ sen là gì? Quy trình sản xuất & ưu nhược điểm của vải lụa tơ sen
I. Vải sợi tổng hợp là gì?
1. Khái niệm
Vải sợi tổng hợp là cụm từ chỉ chung cho tất cả các loại vải mà có nguồn gốc xuất xứ từ những sợi tơ nhân tạo. Tức chúng không phải là loại sợi được tinh chế từ các thành phần tự nhiên như cây cối hay các loại lông của con vật.
Vải sợi tổng hợp là quá trình chế tạo các sợi nhờ vào các phản ứng hoá học và các chất xúc tác do con người trực tiếp thực hiện và tạo thành.
Trên thị trường hiện nay có các loại vải sợi tổng hợp như: PE, Nylon, Acrylic và Spandex. Mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng sẽ có những điểm chung tương tự do chúng đều có cùng nơi xuất xứ.
2. Nguồn gốc ra đời
a. Vải PE
Vải PE hay polyester được ra đời vào năm 1926 do WH Carothers ở Anh tổng hợp . Tên gọi ban đầu sơ khai của vải là Terylene. Và vào năm 1941, vải ngày càng được các nhà đầu tư Mỹ chú ý hơn do sự phát triển ngày càng khởi sắc từ các nhà hoá học. Sự phát triển này ngày càng được nhân rộng và đã được đưa vào tiêu dùng khi công ty Dupont Corporation bắt đầu triển khai loại vải này.
Không những thế, vải còn được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Và hiện nay vải ngày càng nhận được sự ưa chuộng của khách hàng nhiều hơn nhờ vào việc cải thiện một số khuyết điểm còn thiết sót.
b. Vải nylon
Vải nylon hay nilon cũng được sử dụng từ rất lâu và sử dụng nhiều trong chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Chất liệu này cũng được công ty Dupont Corporation phát triển vào những năm 1920 nhằm phục vụ cho ngành dệt may.
Mặc dù vải được phát triển đầu tiên tại Hoa Kỳ nhưng hiện nay Trung Quốc lại là quốc gia sản xuất và xuất khẩu nylon lớn nhất.
c. Vải Acrylic
Acrylic cũng là một đứa con tinh thần của công ty Dupont Corporation. Tuy mới ra đời vào đầu năm 1940 nhưng đến năm 1950, vải đã ít được sản xuất hơn do trên thị trường nay đã có rất nhiều loại vải phát triển.
Bên cạnh đó Acrylic là một chất liệu rất dễ cháy nên tại Hoa Kỳ lượng tiêu dùng cũng đã giảm hẳn. Thay vào đó thị phần Acrylic lại phát triển mạnh hơn tại các nước Châu Á. Và các công ty tại đây cũng đã thay thế vị trí sản xuất hàng đầu của công ty Dupont Corporation.
d. Vải Spandex
Vải spandex được ra đời tại Đức vào năm 1937. Và sau chiến tranh thế giới thứ 2, Dupont Corporation cũng đã nghiên cứu và phát triển loại vải này nhằm tăng độ co giãn cho vải.
Công dụng của spandex ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm. Chính vì vậy mà vải ngày càng được sự ưa chuộng từ các nhà sản xuất.
III. Quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp
Mặc dù các loại vải có ứng dụng và nguồn gốc ra đời khác nhau. Nhưng quá trình sản xuất chúng lại gần như giống nhau. Tất cả phải trải qua các giai đoạn như sau.
1. Tạo monomer – polyme
Để tạo ra được các loại sợi tổng hợp trước hết phải chế tạo được monomer.
- Polyester: Phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Sau đó sẽ cho phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polyme.
- Nylon: Để tạo được polyme, axit diamine sẽ tham gia phản ứng với axit adipic để tạo thành PA 6,6
- Spandex: Chất macroglycol và monomer diisocyanate sẽ được trộn với nhau dưới nhiệt độ và áp suất riêng.
- Acrylic: Trùng hợp các gốc tự do trong nước để tạo ra polyme acrylonitril polyacrylonitril.
2. Tạo sợi tổng hợp
Sau khi có các polyme ban đầu, các chất này sẽ được lọc lại để làm sạch rồi sau đó sẽ được nung nóng chảy cho vào máy bơm để phun sợi. Tất cả các loại sợi tổng hợp đều sẽ phải bước qua giai đoạn này để hình thành được sợi vải ban đầu.
3. Kéo sợi
Các sợi vải sau khi được tạo thành sẽ được để khô và nguội trong tự nhiên. Tiếp đến chúng sẽ được kéo dài nhằm tăng kích thước và độ bền cho vải. Có nhiều loại sợi có kích thước tăng gấp đến trăm lần so với khi chưa kéo.
4. Thành phẩm
Các sợi vải hoàn chỉnh sẽ được quấn vào ống và đem đi dệt. Cuối cùng vải sẽ được nhuộm theo từng màu khác nhau để phục vụ mục đích riêng của nhà sản xuất.
III. Ưu và nhược điểm của vải sợi tổng hợp
1. Ưu điểm
Các loại vải sợi tổng hợp sẽ có những đặc điểm và tính chất giống nhau, tuy nhiên ở đây thì sợi acrylic lại có chút phân biệt hơn vì nó là len nhân tạo.
a. Vải sợi Polyester, nylon, spandex
- Độ bền cao: Các vải sợi tổng hợp có độ bền khá cao, do sự kết hợp giữa các thành phần tổng hợp nên sự liên kết này rất chặt chẽ và chắc chắn.
- Ít nhăn: Đa phần những loại vải được cấu tạo từ các thành phần tổng hợp thường ít bị nhăn nhúm. Riêng vải acrylic hầu như là không nhăn. Điều này rất thuận tiện cho mọi người khi có thể dễ dàng bảo quản mà không phải ngần ngại về việc làm hỏng phom dáng.
- Nhanh khô: Vải polyester, nylon và spandex thường rất nhanh khô do bề mặt của vải lâu thấm nước. Vì vậy chỉ cần phơi các sản phẩm mà có gió nhẹ cũng đủ để làm khô các sợi vải.
- Trọng lượng nhẹ: Các loại vải này có trọng lượng rất nhẹ. Tiện lợi trong việc vệ sinh và cất giữ.
- Độ co giãn cao: Vải spandex có độ giãn rất cao. Đây là ưu điểm ngược lại so với polyester và nylon.
- Bám màu tốt: Các sợi tổng hợp có độ bám màu cao, giúp cho vải được làm ra đa dạng và phổ biến.
- Giá thành rẻ: Đây là ưu điểm chung của vải sợi tổng hợp. Không có bất cứ thành phần tự nhiên nào tham gia nên vải tạo ra có chi phí thấp giúp cho giá thành được rẻ hơn.
b. Vải sợi Acrylic
- Khả năng giữ nhiệt cao: Sợi Acrylic có khả năng giữ nhiệt cao thích hợp để sử dụng vào mùa đông.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Khác với những loại vải sợi tổng hợp khác thì acrylic có khả năng chống lại tia UV và ít bị tác động của ánh nắng lớn làm hư vải.
- Độ đàn hồi cao: Sợi acrylic có độ đàn hồi tốt thích hợp để may các loại áo len và các kiểu váy len ôm.
2. Nhược điểm
a. Vải sợi polyester, nylon, spandex
- Độ thoáng mát thấp: Vải khá nóng, không thông thoáng nên khi mang sẽ có cảm giác bị bức bí và khó chịu.
- Chịu nhiệt kém: Các loại sợi tổng hợp khi gặp nhiệt độ cao bề mặt sẽ dễ bị hấp thụ nhiệt và làm cho vải bị nóng lên cũng như làm cho vải dễ bị sờn màu nếu như tiếp xúc ánh nắng hay nhiệt độ cao quá nhiều.
- Độ hút ẩm thấp: Ngoại trừ spandex ra thì hai hai loại sợi còn lại hút ẩm rất kém. Chính vì lý do này mà vào mùa hè vải không được mọi người ưa chuộng.
b. Vải sợi Acrylic
- Xù lông: Vải rất dễ bị xù lông nếu như cách bảo quản không tốt, và nếu có bị vật nhọn xước vào thì nguy cơ cao là cả miếng vải sẽ bị hỏng.
- Không thân thiện với môi trường: Đây là nhược điểm chung của các loại vải sợi tổng hợp. Các sản phẩm làm ra từ những chất liệu này không có hoặc rất ít có khả năng tự phân huỷ sinh học.
IV. Ứng dùng vải sợi tổng hợp trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Vải sợi tổng hợp cũng được dùng để sử dụng trong may mặc. Mặc dù vải còn nhiều khuyết điểm nhưng vì giá cả phải chăng nên vải vẫn được nhiều người ưa chuộng. Những loại trang phục thường được may bởi các loại vải sợi tổng hợp như:
- Áo thun
- Áo sơ mi
- Áo hoodie
- Các loại quần
- Áo khoác
- Váy dạo phố
- Váy dự tiệc
- Đồ công sở
Bên cạnh đó, vải Acrylic còn được ứng dụng để may các loại áo để giữ ấm như áo len, áo khoác len dài, váy body, chân váy…
2. Trang trí nội thất
Vải polyester, nylon và spandex còn được sử dụng để may các loại rèm cửa. Vì chi phí rẻ cũng như có khả năng chống bám bụi nên nhiều gia đình đã lựa chọn những loại sợi này giúp cho không gian nhà ở thêm phần sang trọng.
Bên cạnh đó vải còn được dùng để may các loại ga bọc nệm hay vỏ bọc gối.
3. Các vật dụng khác
Ngoài những ứng dụng trên vải sợi tổng hợp còn được dùng để làm các vật liệu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như
- Áo mưa
- Khẩu trang
- Mũ (Sợi acrylic làm mũ len)
- Khăn quàng cổ
- Khăn trải bàn
- Thước phim
- Lưới đánh cá
- Sợi vợt cầu lông
- Dây thừng
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải sợi tổng hợp
- Tránh nhiệt độ cao: Các loại sợi được tạo thành từ các phương pháp nung nóng chảy nên phải hạn chế để vải tiếp xúc với nhiệt độ cao làm hư bề mặt của vải.
- Nhiêt độ nước giặt: Với vải sợi tổng hợp có thể thoải mái giặt với nước giặt có nhiệt độ ấm hoặc lạnh. Không nên giặt vải sợi acrylic với nước nóng.
- Không cần dùng bàn ủi: Đối với vải acrylic không nên dùng bàn ủi hay các loại vải khác thì chỉ chỉnh ở nhiệt độ vừa phải vì nó rất dễ bị làm cháy.
- Không dùng thuốc tẩy: Hạn chế sử dụng các loại thuốc tẩy làm cho vải bị bào mòn và nhanh phai màu.
Như vậy vải sợi tổng hợp tuy giá cả phải chăng nhưng tác động xấu đến môi trường rất nhiều. Chính vì lý do này, chúng ta nên sử dụng những sản phẩm từ các loại sợi này ít hơn hoặc bảo quản cẩn thận để sử dụng lâu dài tránh thải rác ra ngoài môi trường làm ô nhiễm.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Không hiểu