Được dệt từ nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng vải poplin có kết cấu đặc biệt tạo nên một vẻ bề ngoài mới lạ cho trang phục. Cũng chính vì lý do này vải poplin ngày càng được nhiều bạn ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Vậy vải poplin là gì? May In Thêu Hải Triều sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin cơ bản về chất liệu này.
- Top 7 loại vải may quần áo chó mèo, thú cưng đẹp nhất
- Top 10 loại vải may quần tây nam nữ phổ biến nhất hiện nay
I. Vải poplin là gì?
1. Vải poplin là gì?
Vải poplin là một loại vải dệt trơn có kiểu dệt chặt chẽ với những sợi dọc mịn, sợi ngang thô hơn. Vải poplin có thể làm được từ nhiều thành phần khác nhau như cotton, polyester hay spandex…
Vải poplin còn được gọi là vải tabinet, vải có kết cấu gân chạy dọc theo thớ. Các sợi ngang chạy theo chiều rộng của vải, có độ dày nhiều hơn, nổi bật hơn nên tạo thành hiệu ứng gân. Sự kết hợp giữa những sợi vải dày và mỏng khác nhau giúp poplin chắc chắn, sắc nét và mềm mại.
Vải poplin có thể được dệt từ cotton hoặc polyester hoặc hỗn hợp cả hai loại sợi này. Vải còn có thể được làm từ lụa hoặc từ len. Đối với loại vải có nguồn gốc từ lụa hay polyester thường có bề mặt trơn trượt khi sử dụng.
2. Nguồn gốc vải poplin
Vải Poplin – tabinet xuất hiện vào thế kỷ thứ 15, tại Avignon của đất nước Pháp. Tên gọi poplin xuất phát từ “papelaine” trong tiếng Pháp – đó là một chất liệu có những đặc điểm tương tự như vải lụa.
Poplin được sử dụng phổ biến hơn vào thế kỷ XX, khi vải được dùng để may các loại váy lụa, cotton hay len cần có độ nặng. Năm 1920, vải cotton polin đã đến với đất nước Hoa Kỳ, tuy nhiên ở quốc gia này đã đổi tên vải thành widecloth. Và cho đến nay cái tên này vẫn được sử dụng cho những loại vải poplin có sự pha trộn giữ polyester và cotton.
Từ poplin nói đến cách dệt hay phương pháp dệt vải để tạo ra nó. Tên gọi poplin còn chỉ đến nguyên vật liệu để dệt vải. Sợi len sẽ dùng dệt sợi ngang, sợi tơ tằm sẽ dùng để dệt các sợi dọc. Và vì sự kết hợp này mà vải còn được gọi với cái tên tabinet. Ngày nay, vải poplin được sử dụng thích hợp trong cả hai mùa mưa nắng trong năm.
II. Ưu điểm và nhược điểm vải poplin
1. Ưu điểm
- Bề mặt mềm mịn: Không giống với các loại vải dệt kim, vải poplin được dệt trơn nên có bề mặt rất mềm và mịn. Có một số loại vải có tính chất gần giống với lụa, nên thường được sử dụng để thay lụa để may áo quần.
- Không bị nhăn: Với cách dệt độc đáo cũng với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, vải poplin không bị nhăn nhúm. Đây là một lợi thế khi sử dụng vải poplin để may áo sơ mi.
- Độ bền cao: Vải poplin có độ bền khá cao, tuy không thể sánh bằng với những loại vải khác như Jeans hay canvas. Nhưng theo một số nhận xét cho rằng, một chiếc váy được may từ vải poplin có thể sử dụng được đến 3 năm.
- Tính thẩm mỹ cao: Là chất liệu rất được ưa chuộng khi sử dụng may các mặt hàng cao cấp. Vải poplin đem lại một nét đẹp tinh tế, sang trọng và quý phải cho người sử dụng.
- Dễ nhuộm màu và in ấn: Vải có khả năng bám màu nhuộm rất tốt, nên poplin sở hữu được nhiều lượng vải với sự đang dạng về màu sắc, hoạ tiết. Bên cạnh đó chất liệu còn rất dễ in ấn giúp vải trở nên hữu ích hơn.
- Giá cả hợp lý: Vải poplin có giá thành không cao, bởi chất liệu được dệt từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên sẽ có mức giá khác nhau. Poplin polyester là loại vải có giá rẻ nhất, cao cấp nhất sẽ là poplin được dệt từ lụa.
2. Nhược điểm
- Khả năng chống nhăn: Thông thường vải không nhăn là một lợi thế, tuy nhiên đối với poplin thì lại khác. Khi vải có khả năng chống nhăn sẽ làm cho việc gấp gọn rất khó khăn. Chỉ có thể dùng móc để treo lên, còn nếu bạn muốn gấp lại cất vào tủ thì không thể nào thực hiện được. Chúng rất trơn và không tạo thành được các nếp gấp.
- Khó tạo phom dáng: Vải khá nhẹ và mềm nên khi được may áo quần, sẽ rất khó để tạo những phom đứng. Áo quần sẽ có độ rũ bồng bềnh, chứ không thể tạo được những kiểu thiết kế như vải jeans hay khaki.
- Giữ nhiệt thấp: Vải vẫn có thể sử dụng vào những ngày trở gió, tuy nhiên nếu trời quá lạnh thì vải poplin không phát huy được tác dụng.
- Co giãn kém: Đây là một chất liệu có độ co giãn kém, bởi hầu như trong thành phần vải không có spandex. Nên để thiết kế vải poplin thành những trang phục ôm sât người là điều không thể.
III. Những loại vải poplin thường được sử dụng phổ biến
1. Vải 100% cotton poplin
Là loại vải được dệt hoàn toàn với thành phần sợi cotton nhưng theo phương pháp dệt poplin. Đó chính là cách dệt trơn có các sợi dọc và sợi ngang với độ dày khác nhau. Đối với cotton poplin thì hầu như không xuất hiện phần gân vãi, chỉ trừ khi nào được dệt bởi hai loại sợi bông có trọng lượng khác nhau thì chúng mới tạo lên được các đường gân nổi.Với cotton poplin, chất liệu rất thoáng mát và có khả năng hút ẩm rất tốt. Vải cũng được sở hữu một bề mặt mềm mại, và có độ bền cao. Vải có thể được sử dụng cho trẻ em bởi chất liệu hoàn toàn được từ tự nhiên, giúp bảo vệ làn da còn non nớt của trẻ.
Vải cotton poplin cũng không có tĩnh điện nên giúp người mặc có cảm giác thoải mái khi không bị chất liệu gây khó chịu do da. Vải 100% cotton poplin được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm may mặc khác nhau.
2. Vải Polyester poplin
Vải poplin polyester có thể được làm từ 100% polyester hoặc có sự pha trộn với sợi cotton. Bề mặt vải polyester poplin bóng láng hơn vải hoàn toàn được dệt từ cotton. Vải được thừa hưởng những đặc tính riêng của sợi polyester như độ bền cao, không bị nhăn hay chống tình trạng chảy xệ.
Đây là chất liệu có giá thành rẻ nhất, nên rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên vải không thoáng khí và khả năng thấm hút mồ hôi kém hơn hẳn vải poplin được dệt từ cotton.
3. Vải lụa – len poplin
Khi vải poplin lần đầu tiên được sử dụng tại Pháp, thì chất liệu đều được làm từ lụa hoặc len. Và thông thường các sợi len được xem là sợi thô và được dùng để làm sợi ngang khi dệt. Còn sợi tơ tằm tốt hơn, mềm hơn sẽ được dùng dệt các sợi dọc. Hai nguyên liệu đó đã tạo nên một phiên bản poplin hoàn hảo.
Đây là loại vải có thể sử dụng vào những ngày trở gió. Bởi chất liệu phát huy được tác dụng của sợi len đó chính là khả năng giữ nhiệt cho cơ thể. Vải còn giúp cho trang phục trở nên sang trọng và mềm mại hơn ưu điểm vượt trội của sợi tơ tằm.
IV. Ứng dụng vải poplin trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Vào thời chiến tranh, vải poplin đã được sử dụng để may quân phục, nhờ vào những đặc tính ưu việt của vải đã giúp quân lính có thể chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt ở bên ngoài.Và cho đến ngày nay, vải poplin rất linh hoạt, bạn có thể sử dụng vải trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có thể may trang phục mặc ở nhà, đi chơi, dự tiệc hay tại môi trường công sở. Vải poplin đặc biệt rất thích hợp khi được dùng để may áo sơ mi.
Chất liệu giúp vải luôn suôn mềm, không nhăn nhúm nên áo sơ mi là loại trang phục điển hình, rất thuận tiện cho những người không có nhiều thời gian rãnh rỗi. Bên cạnh đó vải poplin còn được sử dùng để may các loại váy khác nhau. Váy được may từ poplin có vẻ bên ngoài rất sang trọng và quý phái.
Áo khoác cũng là một trang những loại trang phục điển hình sử dụng vải poplin. Với những phần sợi vải thô có bên trong chất liệu, chúng giúp áo khoác có trọng lượng lớn hơn, dày hơn, phát huy tối đa được công dụng của chiếc áo khoác. Ngoài ra còn một số trang phục được may từ vải poplin như:
- Áo thun
- Quần
- Đồ ngủ
- Vải may áo dài
2. Trang trí nội thất
Ngoài được dụng để may trang phục, vải poplin còn là một chất liệu tốt khi may các loại rèm cửa, vải bọc nệm, vải bọc gối… giúp ngôi nhà trở nên sáng sủa và thẩm mỹ hơn. Là một loại vải có giá thành từ thấp đến cao, nên bạn có thể thoải mái sử dụng chất liệu để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Chúng không những góp phần vảo cải thiện không gian sống cho bạn, mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khi vải có độ bền cao.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải poplin
Để bảo đảm vải được sử dụng trong một thời gian dài, chúng ta cần có những phương pháp hoặc cách thức vệ sinh hợp lý nhằm giúp cho áo quần poplin luôn trông như mới.
- Nhiệt độ nước giặt: Với poplin không nên giặt vải trong nhiệt độ nước qua cao. Chỉ nên chỉnh ngang tầm 40 độ C trở xuống nhằm bảo vệ các đặc tính vốn có của vải.
- Kiểm tra nhãn mác trên sản phẩm: Trên mỗi sản phẩm đều có một nhãn mác được may liền vào phía bên trong sản phẩm. Ở đây sẽ chỉ rõ những điều cần phải lưu ý trong việc sử dụng, giặt ủi hay phải tránh xa một số vật dùng nguy hiểm khác.
- Sử dụng móc treo: Như đã chia sẽ ở trên, vải poplin nên sử dụng móc treo để giúp sản phẩm luôn giữ được phom dáng chuẩn.
- Sử dụng nước xả vải: Để các sản phẩm poplin luôn hoàn hảo, bạn hãy nên dùng nước xả vải giúp các sản phẩm được sạch sẽ và thơm tho hơn. Nhất là đối với vải lụa – len poplin, nước xả vải rất quan trọng nhằm lưu giữ hương thơm trên từng thớ vải. Ngăn chặn được mùi ẩm móc sinh ra.
Xem thêm: Top 8 loại vải may chăn ga gối đẹp – được ưa chuộng nhất hiện nay
Nếu bạn nào không có nhiều thời gian rãnh, hãy dùng vải poplin để may các sản phẩm may mặc hàng ngày. Chúng không những tạo nên một vẻ bề ngoài sang trọng, lịch lãm, mà chất liệu còn giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại mọi người trong những thông tin hữu ích tiếp theo.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Lần đầu nghe đến loại vải này, rất thú vị!