Là một chất liệu bán tổng hợp, có sự góp mặt của các chất hoá học trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên vải Umi có nhiều ưu điểm vượt trội giúp cho các sản phẩm từ chất liệu Umi ngày càng được sử dụng rộng rãi và được đánh giá rất cao. Vậy vải Umi là gì mà có thể khiến người tiêu dùng ưa chuộng như vậy? Cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo những thông tin dưới đây để biết rõ hơn.

Hinh anh vai umi la gi

I. Vải Umi là gì?

1. Khái niệm

Vải Umi là một chất liệu bán tổng hợp có nguồn gốc từ bột gỗ của các loại cây, và trải qua các quá trình hoá học khác nhau bằng cách tác dụng với những chất xúc tác.

Bên cạnh đó, sợi Umi còn kết hợp thêm với nhiều loại sợi khác nhằm tạo ra những tấm vải phù hợp với mục đích sử dụng của con người.

Là một trong những loại vải được ưa chuộng khi sử dụng vào mùa hè, bởi chúng có một số đặc tính được thừa hưởng từ các thành phần có bên trong bột gỗ.

2. Nguồn gốc vải Umi

Có rất ít thông tin ghi nhận sự ra đời của vải Umi. Theo một số tài liệu cho rằng vải Umi xuất hiện vào năm 1883, chúng được thay thế cho sự đắt đỏ của vải lụa tơ tằm. Mặc dù độ bền không cao, nhưng nhờ vào những ưu điểm như độ thoáng mát, độ hút ẩm cao nên vải Umi ngày càng được thế giới ưa chuộng và sử dụng một cách rộng rãi hơn.

3. Các loại vải Umi

a. Thun Umi

Cũng là sợi vải Umi nhưng vải có sự kết hợp thêm thành phần Spandex, giúp tạo độ co giãn cho vải. Vải thun Umi được mọi người ưa chuộng khi may các set thể thao hơn nhờ vào sự co giãn mà con người có thể hoạt động một cách thoải mái hơn.

b. Cotton Umi

Là loại vải có sự kết hợp thêm của thành phần sợi bông. Nhờ sự kết hợp này, chất liệu tăng thêm được độ thoáng khí, giúp vải nhanh khô hơn cũng như giúp người sử dụng thấy thích thú hơn khi mặc chúng vào mùa hè. Tuy nhiên vải sẽ dễ bị nhàu hơn so với vải thun Umi.

II. Quy trình sản xuất vải Umi

1. Thu gom nguyên liệu

Để sản xuất vải Umi, cũng như những loại vải khác việc trước tiên đó là thu gom nguyên liệu. Vải Umi được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên người dệt vải có thể tìm mua những thân cây như cây tre, các loại thân cây lấy gỗ…

Sau khi đã thu gom đủ nguyên liệu, những thân gỗ này sẽ được chặt ra thành từng mảnh nhỏ sau đó nghiền hoặc xay thành bột.

2. Tạo dung dịch Viscose

Bột gỗ đã được nghiền nát sẽ tiếp tục cho tiếp xúc với dung dịch NaOH để tạo thành một dung dịch màu nâu. Dung dịch này sẽ được tẩy trắng để loại bỏ các chất bẩn còn sót lại. Để tạo dung dịch Viscose, chúng sẽ được xử lý với Carbon Díulfite và hoà tan một lần nữa với NaOh.

3. Tạo sợi vải

Dung dịch Viscose sẽ được cho vào máy ép có các lỗ nhỏ như vòi hoa sen, sau đó chúng sẽ được phun thành từng sợi nhỏ. Những sợi vải sau khi khô sẽ được kéo dài nhằm tăng độ bền và chắc cho sợi.

4. Thành phẩm

Sợi vải sẽ được cuộn vào ống và đưa đến nơi dệt vải. Vải Umi thường được dệt bằng máy hơn là thủ công. Khi đã có một thấm vải hoàn thiện, chúng sẽ tiếp được nhuộm màu theo mục đích sử dụng và ý đồ của người sản xuất.

Quy trinh san xuat vai umi

III. Ưu điểm và nhược điểm vải Umi

1. Ưu điểm

  • Độ thoáng khí cao: Mặc dù là sợi vải bán tổng hợp, nhưng vải Umi có độ thoáng khí khá cao. Nhờ vào thành phần tự nhiên, đặc biệt là bột gỗ nên vải mặc rất thoải mái, có bề mặt mềm mại và không gây bức bí cho da.
  • Khả năng hút ẩm tốt: Tương tự như cotton, vải Umi có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Điều này giúp vải Umi trở thành là một trong những chất liệu có tính ứng dụng cao trong những ngày hè nóng nực.
  • Co giãn tốt: Nhờ vào việc kết hợp với sợi Spandex mà chất liệu tăng được độ co giãn. Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng chất liệu Umi để may các loại trang phục nhằm tạo sự thoải mái trong khoảng thời gian sắp sinh.
  • Giữ màu tốt: Vải có khả năng giữ màu khá tốt trong một thời gian dài sử dụng. Vấn đề này khá mẫu thuẫn khi mà vải có dấu hiệu hư hỏng nhưng hầu như màu sắc trên bề mặt vải vẫn còn rất mới.
  • Thay thế cho vải lụa: Theo một số đánh giá của người tiêu dùng, vải Umi nhẹ nhàng, bay bỏng, có độ rủ và có bề mặt mềm mại nên có thể sử dụng để thay thế cho vải lụa tơ tằm có giá thành cao, xa xỉ.
  • Giá cả hợp lý: Vải Umi có giá thành rất hợp túi tiền với đa số người tiêu dùng. Nếu so sánh với các loại vải khác thì chất liệu có giá ở mức bình dân

2. Nhược điểm

  • Độ bền thấp: Mặc dù vải có nhiều ưu điểm tốt nhưng bù lại độ bền lại không được cao. Đây là một điểm yếu mà ít vải bán tổng hợp nào có. Tuy nhiên không phải vì độ bền không cao mà khách hàng lại không ưa chuộng chất liệu này.
  • Dễ ẩm mốc: Vải có khả năng hút ẩm tốt nên rất dễ ẩm mốc. Trong điều kiện thời tiết không có nắng hoặc mưa lâu ngày, vải Umi hay có hiện tượng sinh nấm mốc do cách bảo quản chưa hợp lý.

IV. Ứng dụng vải Umi trong cuộc sống

1. Trong sản xuất may mặc

Cũng như những chất liệu khác, vải Umi được sử dụng nhiều trong việc sản xuất ra các loại trang phục phục vụ cho khách hàng thích sử dụng chúng vào mùa hè. Hay sử dụng vào việc may các loại đồng phục trong công sở. Bên cạnh đó những ai làm các công việc nặng nhọc, tiếp xúc nhiều với ánh nắng thì vải Umi cũng là một sự lựa chọn thích hợp.

Một số sản phẩm nổi bật được tạo ra vải Umi:

  • Áo khoác
  • Áo vest
  • Áo sơ mi
  • Set vest
  • Chân váy
  • Váy dạo phố
  • Váy dự tiệc
  • Quần âu

Vay vai umi

Ung dung vai umi trong cuoc song

2. May túi xách, ba lô

Đây là một trong những chất liệu được người tiêu dùng ưa chuộng để may các loại ba lô. Đặc biệt là ba lô sử dụng để đựng các vật dùng thường ngày. Với giá thành không cao, nên mọi người sẵn sàng bỏ ra một số tiền nhỏ sở hữu được những chiếc ba lô hay túi xách từ được may từ vải Umi.

3. Trang trí nội thất

Vải Umi được sử dụng may các loại vải bọc ghế, may rèm cửa thậm chí có thể dùng để may vỏ gối hay làm các loại khăn trải bàn, trang trí cho không gian sống của bạn.

Vai umi boc ghe

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Umi

  • Không bảo quản nơi ấm ướt: Như đã nói ở trên, vải có khả năng thấm hút nước đến kinh ngạc nên khi để chúng gần với không khí ẩm ướt, vải sẽ dễ bị ố vàng và gây ra những vết đen bẩn trên bề mặt.
  • Không sử dụng chất tẩy mạnh: Vải có độ bền không cao, dễ bị hao mòn nên khi giặt và vệ sinh vải, các bạn không nê sử dụng những chất tẩy quá mạnh. Những chất tẩy này sẽ làm cho vải nhanh bị hỏng hơn.
  • Sử dụng bàn ủi nhiệt độ hợp lý: Vải Umi không phải loại vải dày nên khi sử dụng bàn ủi, không được chỉnh quá nóng. Có thể chỉnh theo chế độ của vải lụa nhằm đảm bảo cho bề mặt vải được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao.
  • Giặt nhẹ: Vải Umi có độ co giãn tốt nên khi giặt không được vắt quá mạnh. Việc làm này sẽ khiến cho vải dễ bị biến dạng.

Vải Umi là một loại vải được sử dụng phổ biến bởi chúng có tính ứng dụng cao nhưng lại có giá thành khá hợp lý. Đây là một chất liệu lý tưởng cho những bộ trang phục tại công sở mà bạn không nên bỏ qua. Chọn ngay cho mình một tấm vải Umi thật đẹp, cũng như nhanh chóng may liền một item đặc biệt phục vụ cho chính bản thân mình nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi. Hẹn gặp lại mọi người trong những thông tin bổ ích sau. 

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *