Vải kaki hay khaki là loại vải được nhiều quân lính sử dụng vì những ưu điểm mà nó mang lại phù hợp với các hoạt động ngoài trời và có thể tránh được nắng, gió hiệu quả. Vậy vải kaki là gì? Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu rõ hơn về những thoing tin hữu ích liên quan đến chất liều này nhé.
- Vải Chiffon là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải Chiffon
- Vải Tencel là gì? Ưu nhược điểm & ứng dụng của vải Tencel trong cuộc
I. Vải Kaki là gì?
- Tên vải: Kaki
- Vải còn được gọi là: Khaki, ca-ki
- Thành phần vải: Cotton, polyester, spandex…
- Độ thoáng của vải: Cao
- Khả năng hút ẩm: Thay đổi tùy thuộc vào các loại vải cấu thành – nói chung là cao
- Khả năng giữ nhiệt: Thay đổi tùy thuộc vào các loại vải cấu thành – thường là trung bình
- Khả năng co giãn: Trung bình
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Ấn Độ
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
- Thường được sử dụng trong: Các loại quần, áo khoác, áo sơ mi, chân váy, tạp dề…
1. Khái niệm
Vải Kaki là loại vải ban đầu được dệt bằng sợi cotton nhưng được dệt chặt chẻ, mật độ sợi rất dày và theo kiểu dệt chéo. Sau này khi khoa học phát triển vải được biến tấu bằng cách thêm nhiều thành phần khác nhau như spandex và các sợi tổng hợp.
Tiếng Anh vải có tên gọi là Khaki, còn theo cách đọc và phát âm của người Việt ta thì có nhiều cách nói như kaki hay caki. Kaki là một loại vải nhưng nó cũng được dùng để gọi một màu sắc.
2. Màu kaki là gì?
Khaki (kaki) có nghĩa là bụi hay đất màu được dịch từ tiếng Urdu. Màu kaki có màu ngả vàng nhưng có hơi pha nâu. Chính vì vậy mà các loại trang phục kaki đa phần có màu sắc truyền thống này.
Các sản phẩm may từ vải kaki có màu đất này thường phù hợp với những ai thích phong cách vintage hay có tính cách trầm lắng và tĩnh lặng.
3. Nguồn gốc vải kaki
Vải được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1846 do Henry Lawrence (1806 – 1857) đưa ra để sử dụng cho Quân đoàn hướng dẫn viên.
Nhờ sự ra đời của vải kaki mà vào năm 1848 vải đã được sử dụng rộng rãi cho các trung đoàn và binh linh tại Anh và Ấn Độ. Tại Anh trang phục kaki chính thức được sử dụng trong cuộc thám hiếm đến Abyssinia. Và tại Ấn Độ vải được sử dụng cho quân đội khi đến Ethiopia.
Quân đội Hoa Kỳ sử dụng trang phục kaki thay cho những bộ trang phục màu xanh truyền thống trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm 1898.
Trải qua nhiều chặng đường, vải kaki nay đã được sản xuất phổ biến và đa dạng màu sắc hơn cùng với sự kết hợp của các chất liệu tổng hợp giúp tăng những đặc tính tốt cho vải và ngày càng được nhiều người ưa chuộng hơn.
4. Các loại vải kaki
- Kaki thun: Cũng được dệt nên từ sợi cotton hoặc sợi nhân tạo và cũng có thể kết hợp cả hai. Vải không quá dày mà cũng không quá mỏng, tạo được cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc. Vải được sử dụng nhiều để may các loại trang phục như váy và đồ bảo hộ lao động.
- Kaki không thun: Trái ngược với kaki thun thì kaki không thun khá dày và nặng. Bên cạnh đó vải dễ bị gấp khúc khi xếp lại. Vải thường được sử dụng nhiều trong việc may set vest cho nam.
- Kaki cotton: Được dệt 100% từ nguyên liệu tự nhiên. Vải khá nhẹ và có độ co giãn, vải được sử dụng để may các loại trang phục dành cho chị em phụ nữ giúp chị em được tôn thêm dáng như các loại váy ôm hay quần bó sát.
- Kaki polyester: Là loại vải khá cứng và không bị thấm nước, được tạo nên chủ yếu từ chất liệu polyester. Được đánh giá là loại vải bền và ít nhăn.
II. Quy trình sản xuất vải kaki
1. Thu hoạch bông
Để sản xuất vải kaki, trước hết cần phải thu hoạch bông. Người nông dân sẽ hái quả bông và tách sợi bông ra khỏi quả.
Sợi bông sẽ đựo xếp thành từng kiện để đem đi kéo sợi.
2. Sơ chế sợi bông
Các sợi bông sẽ được làm sạch trước khi cho vào lò nấu bằng hơi và lọc đi lọc lại nhiều lần giúp các sợi bông được sạch hơn và hạn chế tối đa các bụi bẩn còn sót lại. Sợi bông sẽ được đánh rối và tạo thành các tấm phẳng đều.
3. Kéo sợi
Các sợi bông tiếp tục được kéo thô để tăng độ bền và dai cho sợi. Các sợi sau khi được hình thành sẽ bước vào giai đoạn hồ sợi dọc. Đây là giai đoạn mà các sợi bông sẽ được bọc hồ tinh bột và một số chất nhân tạo để giúp cho sợi vải tăng được độ bền và độ trơn bóng cho vải.
4. Dệt vải
Vải được dệt theo kiểu dệt vân chéo, các sợi dọc sẽ được kết hợp với các sợi ngang. Sau khi được dệt xong vải sẽ tiếp tục được nấu ở áp suất cao trong các chất phụ gia để loại bỏ lớp hồ còn sót lại. Cuối cùng vải kaki được làm bóng và nhuộm màu.
III. Ưu điểm và nhược điểm của vải kaki
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Vải kaki khá dày nên độ bền cùng được đánh giá rất cao. Nếu như biết cách bảo quản vải cũng có thể được sử dụng đến tận vài năm mà không có dấu hiệu hư hỏng. Nhờ vào đặc tính này mà vải thường được sử dụng để may áo khoác hay đồ bảo hộ lao động.
- Độ thoáng khí cao: Với thành phần chủ yếu là sợi cotton, vải kaki rất thoáng khí, không gây bức bí hay khó chịu cho người sử dụng. Ngoài ra vải còn rất dễ thấm hút mồ hôi nên người mặc sẽ không có cảm giác bị bết dính khi gặp phải trời có nhiệt độ quá cao.
- Ít nhăn: Vải kaki được đánh giá là rất ít nhăn nên tăng được độ thẩm mỹ cho các loại trang phục khi sử dụng và cũng như không làm mất thời gian khi phải làm thẳng các sản phẩm trước khi sử dụng.
- Khó phai màu: Vải kaki rất ít khó phai màu nên qua một quá trình sử dụng lâu dài vải vẫn còn đang rất tươi mới, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí.
- Giá cả phải chăng: Mặc dù được làm từ nguyên liệu tự nhiên là chủ yếu nhưng vải kaki dường như có giá cả không quá cao, rất tiện dụng cho nhiều lứa tuổi và đặc biệt là sinh viên, có thể sử dụng các loại trang phục từ vải kaki mà không hề đắn đó.
- Thân thiện với làn da: Vải kaki tuy hơi nặng và dày, tuy nhiên bề mặt vải không hề gây ra sự khó chịu cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những làn da nhạy cảm cũng có thể yên tâm khi sử dụng loại vải này.
2. Nhược điểm
Vải kaki không thiết kế được các kiểu trang phục mềm mại, quyến rũ. Tất cả các sản phẩm được làm từ vải kaki hơi thô và cứng, không sử dụng thích hợp cho những bạn gái có tính cách quá nhẹ nhàng hay dịu dàng. Đa phần vải kaki được nam giới sử dụng nhiều hơn, nữ giới chỉ sử dụng một phần ít.
IV. Ứng dụng vải kaki trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Với các đặc tính vốn có của vải kaki, vải được sử dụng khá nhiều để may các loại quần tây, các loại balo, đồ bảo hộ lao động, các loại vest, đồng phục học sinh…Bên cạnh đó vải kaki thun còn được sử dụng để may các loại váy, đặc biệt chân váy công sở.
Vải kaki không giới hạn về độ tuổi nên ai cũng có thể sử dụng chất liệu này mà không sợ bị trẻ hay bị già so với số tuổi của mình.
2. Một số loại trang phục phổ biến sử dụng vải kaki
a. Quần jogger
b. Quần Âu
c. Quần Short
d. Áo khoác
e. Áo sơ mi
Xem thêm một số mẫu áo sơ mi do Hải Triều sản xuất TẠI ĐÂY.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải kaki
- Sử dụng nước giặt: Vải kaki rất dễ bám bột xà phòng, vì vậy ưu tiên sử dụng nước giặt để tránh áo quần sau khi giặt xong không bị bám cặn của bột giặt, nhất là khi giặt máy.
- Hạn chế gấp: Vải kaki nên được treo lên móc để tiện sử dụng để không bị thời gian lâu ngày làm các nếp gấp bị lằn sâu sẽ rất khó để ủi thẳng.
- Sử dụng bàn là hơi nước: Vải kaki khi ủi cần có nhiệt độ cao để dễ được làm thẳng. Nhưng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm cho vải nhanh bị cũ và phai màu nên tốt nhất bạn nên sử dụng bàn là hơi nước, vừa có thể dễ làm thẳng mà lại không có tác động nhiệt quá lớn vào bề mặt vải.
- Dùng nước xả vải: Vải kaki hơi thô nên cần thiết mỗi lần giặt nên sử dụng nước xả làm mềm vải. Giúp cho áo quần được lưu giữ mùi hương và giúp cho bề mặt vải được mềm mại hơn.
- Tránh ẩm mốc: Vải kaki nếu có điều kiện nên được cất vào tủ nhôm thay vì tủ gỗ để tránh ẩm mốc và bị mối mọt.
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Không được phơi áo quần dưới ánh nắng trực tiếp, đặc biệt là khi trời có nhiệt độ quá cao. Vải sẽ bị khô và dễ bị phai màu.
Xem thêm:
- Top 6 loại vải may tạp dề đẹp, thông dụng nhất hiện nay
- Top 5 loại vải may quần áo bảo hộ lao động được sử dụng nhiều nhất
- Xưởng may tạp dề đồng phục – cập nhật mẫu mới nhất
Vải kaki tuy có nhiều ưu điểm nhưng đặc điểm cũng như cấu tạo của vải chỉ được sử dụng hạn chế trong việc sản xuất hàng may mặc. Nhưng không phải vì vậy mà vải kaki không tốt, không chất lượng. Nếu bạn muốn bảo vệ làn da khỏi cái nắng chói chang hay muốn tránh gió trong những ngày se lạnh thì vải kaki là lựa chọn số 1 đấy. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn mọi người trong những bài viết sau nhé.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Vải kaki là loại vải may tạp dề đẹp và bền, có khả năng chịu mài mòn cao. Tuy nhiên, vải này có nhược điểm là không thoáng khí và thấm hút mồ hôi kém hơn các loại vải khác.
Vải kaki được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thời trang như quần, áo khoác, balo, túi xách… vì độ bền cao và dễ dàng chăm sóc. Tuy nhiên, để vải đẹp hơn và tránh nhăn sau khi giặt nên ủi ở nhiệt độ thấp.
Nếu bạn thường xuyên di chuyển và hoạt động nhiều, áo sơ mi Kaki là một sự lựa chọn tuyệt vời. Vải Kaki rất bền và có thể chịu được nhiều thời gian sử dụng. Thêm vào đó, áo sơ mi Kaki thường có màu sắc đẹp và rất dễ phối đồ.