Ngoài những bộ trang phục được thiết kế dành riêng cho nhân viên công sở, thì quần áo bảo hộ lao động cũng rất quan trọng. Đa phần công nhân sẽ là lực lượng lao động sử dụng đồ bảo hộ lao động, nhằm hạn chế tiếp xúc với những sự nguy hiểm mà công việc đem lại. Và mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những thiết kế cũng như chất liệu vải để may trang phục khác nhau.

Đồng Phục Hải Triều sẽ gửi đến bạn đọc, những loại vải may quần áo bảo hộ lao động. Và theo như những thông tin tổng hợp được, top 5 loại vải may quần áo bảo hộ lao động được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm những chất liệu như sau.

top cac loai vai may do bao ho lao dong tot nhat

I. Quần áo bảo hộ lao động là gì?

1. Quần áo bảo hộ lao động là gì?

Quần áo bảo hộ lao động là loại trang phục được thiết kế riêng dành cho công nhân, cho người lao động khi làm việc trong môi trường có nguy cơ và tiềm ẩn các mối hiểm họa đối với con người. Trang phục giúp người lao động hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, nhằm bảo vệ toàn diện cho người thực hiện công việc. Vì vậy đây là môt loại trang phục thực sự rất cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và thể hiện sự đãi ngộ cũng như chính sách của công ty đối với nhân viên của mình.

vai may quan ao bao ho lao dong

Mỗi ngành nghề sẽ có những thiết kế và màu sắc nhận dạng khác nhau, giúp hỗ trợ trong công việc và tạo được cảm giác thoải mái khi làm việc. Những gam màu thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động như xanh dương, xanh đậm, xám, cam.

2. Một số ngành nghề sử dụng quần áo bảo hộ lao động

  • Ngành điện lực: Đây là một trong những ngành nghề rất nguy hiểm, cần có đồ bảo hộ lao động nhằm giúp công nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm khi làm việc. Màu sắc đồng phục đã được chuyển từ xanh đậm sang màu cam, nhằm thông báo sự nguy hiểm của ngành nghề. Đồng phục được thiết kế theo quy định của nhà nước nên có khả năng chống tĩnh điện khá tốt, đồ bền cao, phần túi được may thành dạng hộp giúp cho công nhân có thể đựng được các vật dụng cần thiết khi leo trèo.
  • Ngành xây dựng: Ngành xây dựng cần có đồ bảo hộ lao động nhằm bảo vệ công nhân khỏi tia UV, bụi bẩn, gạch vữa và thường được thiết kế với màu xanh dương. Đối với kỹ sư xây dựng, đồng phục yêu cầu thiết kế thời trang, thoáng mát và cũng chống lại được bụi bẩn. Chất liệu sử dụng để may đồng phục công nhân ngành xây dựng thường là vải Pangrim.
  • Ngành hóa chất: Ngành hóa chất đòi hỏi đồng phục phải bảo vệ được cơ thể khỏi những hóa chất độc hại. Vì thế đồng phục được may với chất liệu chống thấm và thiết kế kín để người lao động không bị chịu ảnh hưởng trực tiếp của hóa chất.
  • Ngành y tế: Ngành y tế cần sự tỉ mỉ khi thiết kế quần áo bảo hộ lao động. Đồng phục phải được may kín, có khả năng chống lại những vi khuẩn và bụi bẩn. Bên cạnh đó chất liệu phải thông thoáng và có khả năng khử khuẩn.
  • Ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp sẽ được chia thành hai loại là công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng. Ngành công nghiệp nặng đòi hỏi sự khắt khe khi may đồng phục, đó chính là khả năng chống lại nhiệt độ cao, và chống cháy. Màu sắc được sử dụng phổ biến là màu xám.

Mỗi ngành nghề sẽ được may với các loại chất liệu vải khác nhau, tuy nhiên điểm chung ở đây chính là quần áo phải đảm bảo được độ an toàn cũng như giúp người lao động cảm nhận được sự thoải mái khi làm việc. Một số chất liệu còn có khả năng thấm hút cao, nên người mặc không bị nóng nực hay quần áo bết dính vào da. Vậy nên cần phải chọn được chất liệu vải phù hợp nhất.

II. Những loại vải may quần áo bảo hộ lao động

1. Vải pangrim

Đây được xem là loại vải được sử dụng phổ biến nhất để may đồ bảo hộ lao động, và chất liệu ứng dụng nhiều nhất có thể kể đến là vải pangrim Neotex Hàn Quốc. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các chất liệu tự nhiên, cùng với cách dệt độc đáo, vải pangrim đem đến sự tiện ích cho người tiêu dùng, đặc biệt phát huy được những ưu điểm tốt khi may đồ bảo hộ lao động.

vai may quan ao bao ho lao dong chat lieu pangrim

a. Ưu điểm

Vải pangrim có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với những loại chất liệu khác. Vải rất thoáng mát, hút ẩm cao nên người lao động rất ưa chuộng sử dụng khi phải làm việc trong môi trường nắng nóng. Bên cạnh đó, vải pangrim không bị bắt bụi, đây là một trong những đặc điểm thiết yếu của quần áo bảo hộ lao động cần phải có. Nhờ vào ưu điểm này mà người lao động không bị tác động của môi trường làm ảnh hưởng, cũng như giúp việc vệ sinh quần áo được dễ dàng hơn.

Chất liệu còn có độ bền rất cao, ít bị nhăn và luôn lên chuẩn phom dáng. Vải pangrim dày dặn giúp bảo vệ làn da khỏi những tia UV độc hại, cũng như ngăn ngừa sự cháy nắng do ánh nắng mặt trời gây ra. Chất liệu được sử dụng hầu hết trong nhiều ngành vì có giá thành khá rẻ.

b. Nhược điểm

Vải pangrim dễ bị ẩm và mốc vào mùa mưa, vậy nên bạn cần có các phương pháp bảo quản và sử dụng chất liệu hợp lý hơn. Phải thường xuyên vệ sinh quần áo, vì chất liệu sẽ khó được làm sạch nếu như bị vết bẩn vướng vào một thời gian quá lâu. Những ngày thời tiết ẩm ướt thì chất liệu sẽ rất lâu khô, gây nên trở ngại lớn trong việc hong khô và vệ sinh vải.

2. Vải cotton

Vải cotton là chất liệu thoáng mát nhất khi được dùng để may quần áo bảo hộ lao động. Mặc dù chất liệu có một số nhược điểm khá lớn, nhưng người lao động vẫn ưa chuộng vì chúng an toàn cho da, và không thô ráp như một số loại vải khác.

https://haitrieu.com/blogs/vai-cotton-la-gi/

a. Ưu điểm

Vải cotton có ưu điểm lớn nhất chính là có độ thoáng khi rất cao. Vải có sự thông thoáng giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, giúp công nhân luôn cảm nhận được sự thoải mái khi làm việc dưới thời tiết nóng nực. Ngoài ra, khả năng hút ẩm cực tốt, vải thấm hút mồ hôi rất nhanh nên không gây ra sự khó chịu, hay làm người mặc bị ướt át do tuyến mồ hôi gây nên. Vải cotton còn là chất liệu bảo vệ tốt cho da, và có bề mặt vải mềm mại nên phù hợp với hầu hết mọi loại da.

b. Nhược điểm

Vải cotton không có khả năng chống lại bụi bẩn, nên ít được dùng trong môi trường công việc có nhiều khói bụi. Vải cotton còn dễ bị hư hỏng nếu như không có cách bảo quản tốt. Chất liệu dễ bị thay đổi hình dạng sau một thời gian sử dụng, vải cũng dễ nhăn và làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có.

3. Vải xi

Vải xi hay còn được gọi là vải polyester, do trong thành phần vải chứa tỷ lệ loại sợi tổng hợp polyester rất lớn. Vải xi có giá thành rẻ nên khá được ưa chuộng để may đồng phục bảo hộ lao động.

vai may quan ao bao ho lao dong chat lieu vai xi

a. Ưu điểm

Vải xi ít bị thấm nước, có khả năng chống lại bụi bẩn rất cao. Bề mặt vải còn được dệt nhằm giúp cho quần áo ít bị nhăn nhúm, và tăng được hiệu quả sử dụng khi tiếp xúc vói môi trường khắc nghiệt. Chất liệu còn có độ bền cao và lâu bị phai màu, giúp giữ được tính thẩm mỹ lâu dài cho các sản phẩm, đặc biết đối quần áo bảo hộ lao động khi phải dùng và giặt rửa thường xuyên.

b. Nhược điểm  

Thành phần sợi cấu tạo vải xi chủ yếu được dệt từ sợi tổng hợp, nên vải khá nóng, không giúp người mặc được cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Ngoài ra, vải còn làm một số người dễ bị dị ứng vì không thích hợp với các chất hóa học trong sợi vải.

4. Vải kaki

Vải kaki cũng được xem là chất liệu phù hợp trong việc may quần áo bảo hộ lao động. Tuy nhiên phân theo từng ngành nghề, vải kaki sẽ có sự biến tấu nhằm thích hợp với từng công việc khác nhau. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là kaki tĩnh điện và kaki liên doanh.

a. Kaki tĩnh điện

Là loại vải được dệt có sự đan xen của sợi chỉ chống tĩnh điện. Giúp trang phục tạo ra một lá chắn faraday có công dụng hạn chế được hiện tượng phóng điện. Đây là chất liệu được sử dụng chủ yếu cho công nhân, kỹ sư điện lực, hay dành cho người lao động thuộc các ngành điện tử, xăng dầu, hóa chất…

vai may quan ao bao ho lao dong chat lieu kaki tinh dien

Chất liệu có khá nhiều ưu điểm vì có sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố nguyên liệu khác nhau. Đặc biệt với thành phần sợi cotton có trong vải, giúp cho kaki tĩnh điện luôn thoáng mát. Vải cũng ít nhăn, độ bền cao và dễ dàng trong việc giặt rửa.

b. Kaki liên doanh

Kaki liên doanh là một loại vải có độ bền cũng rất cao, chất liệu được cấu tạo từ cotton và polyester, trong đó tỷ lệ polyester chiếm cao hơn giúp tăng tuổi thọ cho quần áo. Bề mặt vải khá mềm mại, lâu phai màu nên phù hợp khi may đồ bảo hộ lao động được sử dụng ngoài trời.

5. Vải tráng bạc

Là loại vải được tráng lớp bạc bên ngoài giúp chống lại nhiệt độ cao và các ngọn lửa lớn. Chất liệu được dùng để may quần áo bảo hộ cho lính PCCC. Ngoài lớp vải tráng bạc, trang phục còn được cấu tạo với nhiều lớp vải khác như: Lớp chịu nhiệt, lớp chống thấm và lớp vải giúp thoáng khí. Với sự kết hợp giữa các lớp vải được thiết kế riêng cho ngành cứu hỏa, quần áo bảo hộ giúp người lính luôn được bảo vệ an toàn, hạn chế sự tác động nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ.

vai may quan ao bao ho lao dong chat lieu vai trang bac

Vải tráng bạc có cấu tạo từ chất liệu Carbon Aramid có khả năng chịu nhiệt lên đến 300 độ C. Ngoài được sử dụng cho lính cứu hỏa, vải tráng bạc còn được dùng để may quần áo bảo hộ cho công nhân làm việc tại các hầm mỏ, sản xuất luyện kim hay những nơi có môi trường nóng ẩm.

Xem thêm: các mẫu áo đồng phục bảo hộ lao động tại Hải Triều

Trong tất cả các chất liệu may quần áo bảo hộ lao động, vải kaki được sử dụng phổ biến nhất. Chất liệu dày và có nhiều ưu điểm tốt, giúp cho trang phục luôn phát huy được các tính năng bảo vệ an toàn cho người lao động. Bất kỳ môi trường công việc nào đều tiềm ẩn những mối hiểm họa có thể xảy đến với con người, vì vậy lựa chọn chất liệu phù hợp cho từng công việc rất quan trọng. Quần áo bảo hộ lao động không những bảo vệ cho người lao động mà còn giúp nâng cao hiệu quả của công việc.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *