Trong tất cả các loại vải được tạo ra từ cellulose thì Tencel được đánh giá là loại vải vừa cao cấp, vừa thoáng mát và còn rất thân thiện với môi trường. Vậy vải Tencel là gì? Cùng Đồng Phục Hải Triều tìm hiểu rõ hơn về chất liệu đặc biệt này thông qua những dữ liệu được tổng hợp dưới đây.

Hinh anh vai tencel la gi

I. Vải Tencel là gì?

  • Tên vải: Tencel
  • Vải còn được gọi là: Lyocell
  • Thành phần vải: Cellulose từ gỗ và các chất tổng hợp
  • Các biến thể số lượng sợi vải có thể có: 300-600
  • Độ thoáng của vải: Rất thoáng khí
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Vừa phải
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Châu Âu và Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
  • Thường được sử dụng trongDenim, váy sơ mi, đồ lót, khăn tắm, băng tải, băng y tế, giấy chuyên dụng

1. Khái niệm

Vải Tencel là một trong những loại vải có nguồn gốc từ cellulose của bột gỗ nhưng đặc biệt hơn Tencel được tạo nên từ cây bạch đàn Eucalyptus của Úc. Vải Tencel là một dạng lyocell đặc biệt rất thân thiện với môi trường và có những đặc tính ưu việt.

Vải Tencel được xem là một loại vải bền vững vì so với các sợi rayon khác thì Tencel thân thiện với môi trường hơn cũng như quá trình sản xuất thải ra các chất độc hại ít hơn.

2. Nguồn gốc của Tencel

Tencel được phát triển vào năm 1972 ở Enka, Bắc Carolina. Sự phát triển của Tencel đã được Hiệp hội các nhà hoá học Mỹ trao Giải thưởng Henry E.Millson vào năm 2003.

Sau khi đóng cửa cơ sở Enka, một công ty có tên là Courtaulds Fiber ở Anh đã đẩy mạnh sự phát triển của lyocell trong suốt những năm 1980, cuối cùng là tạo ra Tencel. Năm 1990, nhà máy sản xuất rayon Courtaulds Fiber ở Mobile, Alabama, là nơi diễn ra quá trình thương mại hóa đầu tiên của quy trình Tencel.

Cuối cùng vào năm 2000, công ty Lenzing AG đã mua lại bản quyền Tencel và nó được duy trì và phát triển cho đến bây giờ.

II. Quy trình sản xuất vải Tencel

1. Thu hoạch gỗ

Trước hết để sản xuất được vải Tencel, thì gỗ phải được lấy về tại cơ sở sản xuất và được làm thành những mảnh vụn nhỏ. Những mảnh vụn gỗ này sẽ được cho vào máy phân huỷ hoá chất nhằm biến những vụn gỗ thành bột giấy.

2. Tạo tấm ép

Bột giấy sẽ được rửa sạch bằng nước và thuốc tẩy, sau đó sẽ ép khô lại thành từng tấm lớn. Những tấm lớn gỗ ép sẽ lại được tiếp tục chia thành những mẫu nhỏ có kích thước khoảng 1 inch.

3. Tạo chất lỏng cellulose

Để có được lượng chất lỏng cellulose bắt đầu cho quá trình kéo sợi, thì những mẫu gỗ đã được chia sẽ phải cho vào trong thùng oxit amine. Những mãnh gỗ ép này sẽ được nung nóng và hoà tan thành chất lỏng cellulose.

4. Kéo sợi

Chất lỏng cellulose sẽ được lọc và bơm qua các ống hút để tạo thành những sợi cellulose dài và mỏng hơn. Để cố định được sợi vải, chúng tiếp tục được ngâm vào đung dịch oxit amine pha loãng rồi được rửa lại bằng nước sạch.

5. Thành phẩm

Các sợi cellulose sẽ được làm khô lại bằng các chất bôi trơn. Trước khi được đem đi dệt thành vải sợi cellulose sẽ được nén và chải thô để phân tách và sắp xếp các sợi.

III. Ưu điểm của vải Tencel

1. Ưu điểm

  • Mềm mại: Vải Tencel đem lại một cảm giác mềm mại và không gây khó chịu cho người sử dụng. Kể cả khi mặc các loại trang phục ôm sát người cũng cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái.

Uu diem cua vai tencel

  • Độ thoáng khí cao: Vải có độ thoáng khí cao nên không gây bức bí cho người mặc. Mồ hôi có thể thông thoáng ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn. Với ưu điểm này, vải Tencel rất thích hợp để sử dụng vào mùa hè.
  • Không bị co lại: Thêm một ưu điểm nữa đó là qua một quá trình sử dụng lâu dài nhưng vải vẫn không bị biến dạng hay co lại. Nhiều người tận dụng ưu điểm này để may những bộ trang phục hàng ngày nhằm tiết kiệm được chi phí.
  • Ít phai màu: Sợi vải của Tencel có khả năng bám màu rất tốt nên khi giặt hay sử dụng vải cũng không bị phai màu nhiều.
  • Ít nhăn: Vải Tencel tuy có bị nhăn nhưng lại không bị nhăn như những loại vải khác. Trước khi phơi, nếu bạn rủ nhẹ thì khi áo quần khô bạn có thể sử dụng ngay mà ko cần làm thẳng.

Vai tencel may ao so mi

2. Nhược điểm

Vải Tencel chỉ có một nhược điểm lớn nhất đó là giá thành. Là một loại vải sinh học và phải trải qua quá trình sản xuất khắt khe và tốn nhiều chi phí nên giá cả của vải Tencel thực sự cao. Ngoài ra ưu điểm mà loại vải này đem lại cũng không thua kém gì những loại vải khác nên mức giá của Tencel luôn nằm ngưỡng cạnh tranh cao với loại vải cao cấp khác.

IV. Ứng dụng vải Tencel trong cuộc sống

1. Sản xuất may mặc

Với những ưu điểm thích hợp để sản xuất các loại áo quần đem lại sự thoải mái và thích nghi với mùa hè nắng nóng. Vải Tencel được ứng dụng nhiều để máy các loại trang phục thể thao hay những set đồ đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặc.

Ung dung vai tencel

Ngoài ra Tencel còn được ứng dụng nhiều để may các loại áo sơ mi. Ngày nay có khá nhiều công ty may mặc cao cấp sử dụng vải Tencel để may áo sơ mi vừa giúp cho chất liệu được mềm mại nhưng lại không kém phần thoáng mát và ngăn chặn được các mùi hôi khó chịu.

2. Sản xuất chăn ga gối đệm

Đã có rất nhiều hãng sản xuất chăn ga gối đệm sử dụng Tencel. Người tiêu dùng cũng dần dần thích nghi và nhiều người cảm thấy thích thú khi lần đầu tiên sử dụng. Với sự mềm mại và những hoạ tiết chìm mà Tencel đem lại đã giúp cho không gian phòng ngủ vừa có cảm giác dễ chịu, vừa đem lại được sự sang trọng thanh lịch.

Vai tencel dung de may vo goi

Ngoài ra Tencel còn được sử dụng để sản xuất các loại nệm và đặc biệt là nệm lò xo. Bởi Tencel giúp cho sản phẩm được thoáng khí không gây nóng lưng cho người nằm và cũng như ít bị ẩm mốc hơn do có độ thoáng khí cao.

Vai boc nem tencel

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Tencel

1. Chế độ giặt

  • Với vải Tencel, khi giặt chỉ dùng nước lạnh hoặc nước 30 độ C, không dùng các chất tẩy mạnh và không được giặt khô. Với những vết bẩn cứng đầu, tốt nhất nên ngâm trước khoảng 3 tiếng để các vết bẩn dễ được giặt sạch.
  • Không dùng lực quá mạnh, chỉ nên vò nhẹ để các vết bẩn được làm sạch. Thời gian giặt cũng không nên quá lâu, đối với giặt tay nếu đã được làm sạch sẽ lập tức xả lại với nước. Còn nếu giặt máy thì thời gian chỉnh giặt khoảng 15 phút là được.
  • Nếu có điều kiện nên giặt riêng các sản phẩm Tencel riêng ra hoặc cho vào túi giặt để đảm bảo rằng vải không bị xù lông sau khi giặt.

2. Cách bảo quản

  • Phơi các sản phẩm ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu lên áo quần. Với Tencel độ thoáng khí cao nên không nhất thiết phải phơi ở những nơi quá nắng hay sấy ở nhiệt độ cao.
  • Khi chưa sử dụng nên cho vào túi nilon để tránh bụi cũng như tránh được không khí ẩm xung quanh. Ngoài ra những nơi có sử dụng vải Tencel cần phải có rèm che để ánh nắng hạn chế chiếu vào.

V. Vải Tencel tác động đến môi trường như thế nào?

  • So với vải Modal hay Viscose, thì Lyocell có quy trình sản xuất khép kín tức là hết 99% dung môi hoá chất được sử dụng lại trong một quy trình sản xuất mới. Và nếu như các nhà sản xuất thực hiện quy trình đúng cách thì sẽ không có chất thải được đưa ra ngoài môi trường.
  • Bên cạnh đó, lượng thuốc nhuộm sử dụng cho vải Tencel cũng thấp hơn so với những loại vải khác. Điều này cũng giảm thiểu được lượng thải hoá chất làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Vải Tencel có nguồn gốc từ cây bạch đàn, nhưng bạch đàn sinh trưởng lại không cần đến thuốc trừ sâu. Vì vậy đất đai không bị nhiễm độc do tác động của các loại thuốc này. Và hơn hết các sản phẩm làm từ vải Tencel có khả năng tự phân huỷ sinh học rất cao.
  • Tuy cũng là loại vải được sản xuất từ cellulose của bột gỗ. Nhưng nhờ vào nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất sạch mà vải Tencel được đánh giá là khá thân thiện với môi trường.

Như vậy vải Tencel ngoài được sử dụng để sản xuất áo quần, may mặc. Vải còn được sử dụng phổ biến để sản xuất các loại mặt hàng chăn ga gối nệm cao cấp rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Và qua bài viết này hy vọng bạn biết thêm được một chất liệu tốt nữa để phục vụ cho cuộc sống của mình được hoàn hảo hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *