Bề mặt mềm mại, sáng bóng, sang trọng như lụa, nhưng lại có giá thành rẻ, ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Đó là một loại chất liệu hiện được sử dụng rất phổ biến, và được nhiều chị em ưa chuộng. Vậy để hiểu rõ hơn về loại chất liệu này, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số thông tin về vải phi bóng là gì? Từ đó để biết ứng dụng cụ thể của chất liệu được sử dụng ra sao?
- Vải đay là gì? Đặc điểm, phân loại & ứng dụng của chất liệu vải sợi đay
- Vải cotton Ai Cập là gì? Ưu nhược điểm & các ứng dụng của cotton Ai Cập
I. Tìm hiểu về chất liệu vải phi bóng
1. Vải phi bóng là gì?
Vải phi bóng hay vải phi là một chất liệu được dệt từ sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Vải phi bóng là sự kết hợp giữa vải lụa và có độ sáng bóng nhờ chất liệu polyester. Ngoài ra, chất liệu còn được dệt theo từng lớp, và có nhiều sợi ngang song song với nhau. Chính vì đặc điểm này mà khi nhìn vào sẽ có cảm giác láng bóng, và mượt mà.
Vải phi bóng được ứng diều trong may mặc. Nhờ vào đặc điểm đặc biệt này, mà chất liệu luôn tạo hiệu ứng và giúp người sử dụng được nổi bật hơn. Vải phi bóng có chứa sợi tơ tằm, nên chất liệu sẽ được thừa hưởng các hiệu ứng, và tính chất đặc biệt của vải lụa.
2. Vải phi bóng có ủi được không?
Vải phi bóng không hoàn toàn được dệt từ sợi polyester nên chất liệu có thể được ủi khi bị nhăn. Nhưng để ủi vải phi bóng một cách an toàn, bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất. Chỉ nên ủi ở mặt trái của trang phục. Nếu ủi ở mặt phải, cần lót một lớp vải mỏng lên trên để đảm bảo cho vải không bị cháy do tiếp xúc với nhiệt độ cao.
3. Vải phi bóng giá bao nhiêu?
Vải phi bóng là một chất liệu có mức giá khá bình dân. Thông thường vải sẽ có khổ rộng 1.5m. Và giá cho 1m dài rơi vào tầm từ 30.000đ cho đến 33.000đ. Với mức giá này, bạn có thể hoàn toàn sử dụng chất liệu để may nhiều loại trang phục khác nhau như: Áo dài, quần dài, đồ bộ.
4. Cách nhận biết vải phi bóng
Để nhận biết được chất liệu này, chúng ta sẽ có 3 cách làm như sau:
- Cảm nhận bằng tay: Chất liệu khi sờ vào sẽ mềm mịn, sáng bóng và có cảm giác bị trơn trượt.
- Đốt vải với lửa: Vải phi bóng khi đốt với lửa sẽ có ngọn lửa cháy chậm, có mùi hôi và nhiều khói. Sau khi lửa tắt, tàn sẽ bị vón thành cục.
- Thấm vải với nước: Khi cho vải tiếp xúc với nước, phải mất một khoảng thời gian thì vải mới có thể thấm hết được nước. Vải thấm hút nước rất chậm, vậy nên nước sẽ trượt dài trên bề mặt vải.
5. Phân biệt vải phi bóng với vải lụa satin
- Giống nhau: Đây là hai loại vải có bề mặt mềm mại, vải phi bóng và lụa satin có các đặc điểm và tính chất vật lý gần giống nhau. Ứng dụng của hai chất liệu này được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau như áo sơ mi, váy đầm, đồ bộ…
- Khác nhau:
- Khả năng thoáng khí: Vải lụa satin có những loại được dệt hoàn toàn từ sợi tơ tằm, nên chất liệu mát mẻ và thông thoáng hơn vải phi rất nhiều.
- Giá cả: Vải phi có giá rẻ hơn vải lụa satin.
- Độ bền: Vải lụa satin có độ bền thấp hơn, dễ bị nhăn hơn và cũng dễ ra màu hơn.
- Trọng lượng: Hai chất liệu này có trọng lượng tương tự nhau, tuy nhiên so với vải phi bóng thì vải lụa satin vẫn có trọng lượng nhẹ hơn.
II. Đặc điểm của vải phi bóng
1. Tính chất vật lý
- Vải phi bóng thường có 2 mặt khác biệt nhau. Một mặt láng bóng, mềm mại. Mặt còn lại khi sờ vào sẽ hơi thô.
- Vải khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ có sự phản chiếu và tạo ra hiện tượng phản quang.
- Chất liệu có độ đàn hồi khá tốt.
- Vải phi bóng có độ dày vừa phải, không quá mỏng và có tuổi thọ rất cao.
2. Ưu điểm và nhược điểm của vải phi bóng
a. Ưu điểm
- Độ thẩm mỹ cao: Vải phi có độ sáng bóng và khả năng bắt ánh sáng rất tốt. Điều này giúp cho trang phục tạo nên được một vẻ đẹp hoàn mỹ, nổi bật trước đám đông. Đặc biệt, đối với những tấm vải phi có màu sắc rực rỡ như đỏ hay xanh, thì khả năng này càng phát huy được tác dụng.
- Độ bền cao: Chất liệu chủ yếu được dệt từ sợi nhân tạo nên có độ bền rất cao. Bề mặt vải có độ dày vừa phải, cầm chắc chắn, và không dễ bị sờn hay rách sau khi sử dụng một thời gian dài.
- Là loại vải ít nhăn: Mặc dù vải phi bóng được dệt từ nhiều loại sợi vải khác nhau, tuy nhiên vì cách dệt và sợi polyester chiếm khá nhiều, nên chất liệu không bị nhăn nhiều như những loại vải lụa khác. Đây là một lợi thế khi sử dụng vải để may áo dài hay các loại váy đầm.
- Vải có trọng lượng nhẹ: Vải tuy không mỏng, nhưng lại có có trọng lượng rất nhẹ. Giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, không tạo ra cảm giác nặng nề.
- May được nhiều loại trang phục khác nhau: Đối với vải phi bóng, hầu như mọi loại trang phục đều có thể sử dựng chất liệu này như áo dài, đồ bộ, váy đầm hay áo sơ mi đều được.
- Bộ sưu tập màu sắc phong phú: Không hẳn phải là vải phi bóng đen, mọi người vẫn rất ưa chuộng chất liệu khi chúng được nhiều màu sắc khác nhau như: Đỏ, xanh, vàng, hồng, tím…
- Giá cả phải chăng: Nếu như vải lụa là loại vải có chi phí đắt đỏ, thì vải phi có mức giá cả rất phải chăng. Vậy nên để tìm một chất liệu tương tự như lụa, nhưng có mức giá thấp hơn thì vải phi bóng là một sự lựa chọn hoàn hảo.
b. Nhược điểm
- Khả năng thấm nước kém: Vải được dệt từ thành phần polyester khá nhiều, nên khi tiếp xúc với nước vải sẽ không thấm hút nước tốt như lụa hay gấm. Đay cũng là đặc điểm khiến cho vải có khả năng thấm hút mồ hôi thấp. Gây ra sự bức bí khi mồ hôi không thể thấm hút và thoát ra được bên ngoài. Khi mặc trang phục từ loại vải này sẽ có cảm giác hơi nóng
- Độ thoáng khí thấp: Chất liệu khi mặc sẽ có cảm giác nóng nực, vì bề mặt vải rất bức bí. Chúng không giúp không khí được trao đổi qua lại với nhau. Nên người mặc sẽ có cảm giác rất khó chịu.
- Không thân thiện với môi trường: Chất liệu không có khả năng phân hủy trong tự nhiên, nên sẽ để lại một lượng lớn rác thải trong môi trường. Nếu lượng rác thải không tự phân hủy trong một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm.
- Dễ gây dị ứng cho da: Đối với những người có da mẫn cảm thì không nên sử dụng. Vì loại vải này khi dệt có các thành phần hóa học nên vải không tốt cho da, đặc biệt là người có da bị dị ứng.
III. Ứng dụng của vải phi bóng trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Vải phi bóng được sử dụng nhiều để may áo sơ mi. Tuy nhiên, vì chất liệu khá nóng nên chỉ thích hợp sử dụng tại những nơi làm việc mát mẻ, không khí thoáng đáng. Áo sơ mi vải phi bóng có thể được may thành nhiều mẫu mã khác nhau. Có thể được dùng để may áo sơ mi công sở, áo sơ mi cổ nơ hay những mẫu áo có phom rộng.
Ngoài áo sơ mi, vải có thể được dùng để may váy ngủ. Với sự mềm mại và độ sáng bóng của chất liệu, đã giúp cho những chiếc váy ngủ trở nên quyến rũ và gợi cảm hơn nhiều. Các bạn nữ thường thích những gam màu như đỏ, vàng, xanh ngọc của vải phi bóng để may đầm ngủ.
Đồ bộ là loại trang phục được sử dụng ở nhà, giúp phụ nữ làm các công việc nội trợ dễ dàng và thoải mái hơn. Với tính chất của vải phi bóng, chất liệu đã giúp cho những trang phục đơn giản, trở thành những bộ đồ sang trọng, giúp các chị em luôn xinh đẹp dù ở bất cứ nơi đâu.
Vải phi bóng còn là một chất liệu đẹp để may các loại váy đầm. Và đa phần, chất liệu thích hợp cho những loại váy sang trọng khi đi dự tiệc. Váy đầm vải phi bóng tạo nên một vẻ đẹp rất đặc biệt, giúp các bạn nữ trở nên xinh đẹp, thanh lịch và quý phái.
Chất liệu còn là một loại vải đặc biệt để may những tà áo dài thướt tha. Độ mềm mại và sự đàn hồi trung bình của vải phi bóng là ưu điểm tốt khi được sử dụng để may áo dài. Chất liệu giúp trang phục khoe được những đường cong quyến rũ.
2. May những vật dụng khác
Ngoài được sử dụng để may trang phục, chất liệu còn được dùng để may các loại rèm cửa sử dụng trong gia đình, nhà hàng, quán cà phê,… Vải phi bóng không dễ bị bám bụi, vậy nên khi được dùng để may rèm cửa, không nhất thiết phải vệ sinh thường xuyên. Đây còn là một chất liệu rất nhanh khô, nên đối với những vật dụng có thiết kế phức tạp sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Vải phi còn là một chất liệu đẹp để may chăn ga gối. Nhưng vì vải khá nóng, nên chỉ thích hợp sử dụng vào mùa thu. Tuy nhiên, vì tính thẩm mỹ cao của chất liệu, nên vải được dùng khá nhiều trong ứng dụng này.
Chất liệu còn được con người sử dụng nhiều để may khăn trả bàn, phông màn, cà vạt, vải bọc phụ kiện như nơ, dây buộc tóc, băng đô cài tóc…
IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải phi bóng
- Nhiệt độ nước giặt: Đây là một loại chất liệu chịu nhiệt rất kém, vậy nên chỉ sử dụng nước lạnh để vệ sinh vải. Khi gặp nước quá nóng, vải dễ bị sờn và mất đi phom dáng ban đầu.
- Hạn chế sử dụng bàn ủi: Mặc dù vải có thể ủi được, nhưng vẫn nên hạn chế sử dụng nhiệt độ lên bề mặt của chất liệu. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm độ bền của vải.
- Nên giặt bằng tay: Mặc dù vải có độ bền cao, nhưng để đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như giúp cho chất liệu được bền đẹp, chỉ nên giặt quần áo bằng tay. Vì sự tác động của máy giặt rất mạnh, dễ làm trang phục bị nhăn cũng như dễ phai màu.
- Để vải khô tự nhiên: Không nên dùng máy sấy hoặc phơi trang phục dưới trời quá nắng. Vải phi bóng rất nhanh khô, vậy nên bạn chỉ cần phơi chất liệu ở những nơi có không khí thoáng đãng, có gió. Nếu sử dụng máy sấy, chỉ nên sử dụng chế độ gió mát, không bật sấy nóng gây ảnh hưởng không tốt đến bề mặt của vải.
Xem thêm:
- Vải lụa là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & bảo quản vải lụa hiệu quả
- Top 4 loại vải may áo dài học sinh đẹp, duyên dáng, phù hợp lứa tuổi
Vải phi bóng là một chất liệu khá đặc biệt, mặc dù vải có rất nhiều nhược điểm, nhưng đây vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người tiêu dùng. Giá rẻ, tính thẩm mỹ cao, có thể được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau. Vậy nên, nếu bạn muốn sử dụng một loại vải đa ứng dụng, hãy chọn vải phi bóng nhé.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm: