Vải mango là một loại vải hiện đang được các bạn trẻ rất chuộng sử dụng. Vải tuy không được dệt từ những nguyên liệu cao cấp và đắt tiền, nhưng mango lại sở hữu những tính năng vượt trội mà ít loại vải nào có được. Không khan hiếm hay khó tìm, chất liệu đang dần chiếm lĩnh thị trường may mặc với nhiều loại trang phục khác nhau. Vậy vải mango là gì? May In Thêu Hải Triều sẽ giới thiệu đến bạn đọc chất liệu mới mẻ này qua một số thông tin hữu ích sau.

I. Vải mango là gì?

1. Vải mango là vải gì?

Vải mango là loại vải được sử dụng nhiều vào mùa hè, vải được dệt từ hai nguyên liệu chính là polyesterspandex, với tỷ lệ lần lượt là 90% và 10%. Nhờ sự kết hợp giữa hai chất liệu mà vải mago có một số ưu điểm vượt trội.

Vải mango được cho là không thân thiện với môi trường, tuy nhiên nhờ vào những ứng dụng và giá cả bình dân mà chất liệu được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao.

tim hieu ve chat lieu vai mango

2. Cách nhận biết vải mango

Vải mango có bề mặt dày hơn các loại vải poly khác. Vì vậy không chỉ thích hợp sử dụng vào mùa hè, chất liệu còn được sử dụng vào mùa xuân. Vải cũng khá trơn và có độ sáng bóng nhưng không mềm mại như vải lụa.

Khi sờ tay vào sẽ thấy vải rất mềm, mát tay. Nếu không nhìn kỹ bạn sẽ tưởng lầm đây là vải lụa. Vải khi đốt sẽ có mùi hôi của nhựa, ngọn lửa cháy chậm và tàn tro bị vón cục. Vải tuy mỏng nhưng lại thấm nước chậm, và khó có thể kéo giãn vải theo nhiều chiều khác nhau.

3. Giá vải mango

Vải mango có giá thành khá rẻ nên ai cũng có thể mua và sử dụng. Chất liệu cũng không khó tìm, bạn có thể mua ở chợ hoặc các cửa tiệm vải đều có bán. Vải có giá giao động từ 50.000đ cho đến 90.000đ trên một mét vuông. Tuy là chất liệu đang được sử dụng phổ biến và là xu hướng của giới trẻ, nhưng vải có giá cả rất bình dân.

II. Các loại vải mango phổ biến

1. Chất vải mango Hàn Quốc

Vải mango Hàn Quốc là loại vải được sử dụng phổ biến nhất, chất liệu cũng khá mềm mại, giữ phom dáng tốt, không bị nhăn nên thích hợp may được nhiều loại trang phục khác nhau. Vải khá được ưa chuộng khi dùng để may trang phục công sở. Bởi chất liệu nhẹ nhàng giúp người mặc có cảm giác thoải mái khi làm việc.

Chat vai mango han quoc

2. Vải mango Nhật Bản

Vải mango Nhật Bản có bề mặt mềm mịn hơn những chất liệu mango khác, chúng được so sánh là mịn như nhung. Chất liệu được sử dụng rất phổ biến và ứng dụng đa năng trong may mặc, nên người Nhật rất ưa chuộng loại vải này.

Vải cũng có độ thấm hút tốt và khá thoáng mát, dễ dàng tạo kiểu giúp trang phục được may luôn đúng phom dáng và tạo được vẻ đẹp riêng cho người mặc.

3. Chất vải mango cát

Là loại vài có bề mặt nhám như những hạt cát nổi lên. Chúng không mềm mịn như hai loại trên. Chất liệu cũng được dùng để may nhiều loại trang phục khác nhau, tuy nhiên vải ít thấm mồ hôi hơn.

Chat vai mango cat

III. Đặc điểm vải mango

1. Ưu điểm

Vải mango có khá nhiều ưu điểm tốt nên mới được nhiều người quan tâm và sử dụng. Tuy được làm từ nguyên liệu tổng hợp, nhưng chất liệu chiếm thị phần trên thị trường khá lớn.

  • Trọng lượng nhẹ: Vải có trọng lượng rất nhẹ, nên khiến người mặc luôn cảm thấy dễ chịu và thoái mái. Không gây ra cảm giác nặng nề nên form áo được thiết kế theo nhiều kiểu dáng nhau.
  • Độ bền cao: Chất liệu polyester có trong vải khiến cho vải có độ bền rất cao. Tránh được những hiện tượng như xù lông hay xước chỉ.
  • Không bị nhăn: Điểm đặc biệt của vải chính là không hề bị nhăn. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những bạn bận rộn. Vì thế vải được sử dụng để may trang phục công sở. Khi đi làm, một chất liệu ít nhăn hoặc không nhăn là những loại vải hàng đầu được mọi người lựa chọn để may trang phục.
  • Màu sắc phong phú: Vải mango khá ấn tượng về màu sắc, chúng rất nổi bật và có nhiều màu sắc đa dạng giúp cho các sản phẩm luôn có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
  • Nhanh khô: Vải cực kỳ nhanh khô, nên bạn không phải đắn đo mỗi khi mùa mưa đến, hay bầu không khí có độ ẩm cao. Chỉ cần có gió thì chất liệu cũng đủ điều kiện để hơi nước thoát dễ dàng ra bên ngoài.
  • Giá cả phải chăng: Vải không có chi phí sản xuất cao, vì chất liệu đều là nguyên liệu nhân tạo, chủ yếu được sản xuất bằng máy móc nên bán thành phầm hoàn toàn được tạo ra với chi phí thấp, giúp cho vải mango có giá cả phải chăng trên thị trường.

2. Nhược điểm

  • Vải không thân thiện với môi trường: Vải mango là một trong loại vải không có khả năng tự phân huỷ sinh học. Không những vậy, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều những chất độc hại bị thải ra bên ngoài môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước và nguồn đất.
  • Co giãn không cao: Tuy vải vẫn có thành phần spandex nhưng vì tỷ lệ còn ít, dẫn đến vải co giãn đang còn kém. Vậy nên vải mango ít khi được dùng để may các loại trang phục bó sát.
  • Không thích hợp sử dụng vào mùa đông: Vải không được dày và không có khả năng giữ nhiệt cao, nên vải không thích hợp khi sử dụng vào mùa đông.

IV. Ứng dụng vải mango trong cuộc sống

Cũng như những loại vải khác, vải mango được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Không chỉ được sử dụng trong may mặc, chất liệu còn phổ biến khi được dùng để may các sản phẩm trang trí nhà cửa, nội thất.

1. Sản xuất may mặc

Vải mango được nhiều chị em sử dụng để may trang phục công sở. Bởi đây là một chất liệu có giá cả phải chăng, nhưng vẫn có các ưu điểm thích hợp giúp những bộ quần áo công sở luôn chuẩn phom dáng, tạo ra được nét đẹp riêng mà ít chất liệu nào đem lại được. Vải có thể được dùng để máy áo sơ mi công sở, chân váy, váy liền.

Ngoài ra vải mango còn được sử dụng để may những chiếc váy đầm khác nhau. Và sẽ thường dùng chất liệu mango Hàn hoặc Nhật để may, bởi chúng mềm lại có độ rũ và bề mặt bắt mắt. Một số loại váy đầm được may từ vải mango như: Váy đầm dạ tiệc, váy dạo phố, váy dự tiệc thậm chí có các loại váy đơn giản để mặc ở nhà. Chất liệu tôn dáng, và tạo nên được vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng cho người sử dụng.

Vay dam vai mango

Và đây cũng là loại vải thích hợp để may quần dài, chúng giữ phom dáng tốt và không hề bị nhăn, nên khá được ưa chuộng để may các loại quần khác nhau như: quần tây, quần baggy hay quần culottes. Chất liệu khá được chị em ưa chuộng khi sử dụng để may đồ bộ ở nhà, chúng khá thoải mái và giúp người sử dụng làm việc nhà không bị gò bó.

Ung dung vai mango trong cuoc song

2. Trang trí nội thất

Vải mango là một trong những loại vải được sử dụng để may rèm cửa phổ biến. Không chỉ sử dụng chất liệu trơn, vải mango in hoạ tiết rất được ưa chuộng khi tạo thêm cho không gian nhà ở những nét đẹp nổi bật. Và với độ sáng bóng nhẹ như vải lụa, rèm cửa được thiết kế tạo nên một phong cách sang trọng, giúp nhà ở được sáng sủa và rộng rãi hơn.

Vải còn được dùng để may các loại khăn trải bàn khác nhau. Sử dụng ở không gian nào vẫn rất thích hợp. Có thể dùng để trải bàn ở phòng khách, phòng ăn hoặc dùng để che đậy những vật dụng trong gia đình giúp chống bụi như: đàn piano, tủ lạnh, máy giặt…

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải mango

  • Không phơi ở nhiệt độ cao: Vải mango tiếp xúc với nhiệt độ cao rất kém, chính vì vạy bạn không nên để vải tiếp xúc trực tiếp quá lâu với nhiệt độ cao, hoặc phơi vải dưới trời nắng nóng, đặc biệt vào giữa trưa.
  • Nhiệt độ nước giặt thấp: Không được sử dụng nước nóng hoặc nước có nhiệt độ cao để giặt vải. Khi chất liệu hặp nước nóng, vải dễ bị go lại và làm mất đi phom dáng vốn có của nó.
  • Không nên sử dụng bàn ủi: Chất liệu thực tế sẽ không bị nhăn, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng bàn ủi. Nhiệt độ cao không tốt cho vải, còn làm cho vải nhanh bị hỏng. Tốt nhất sau khi giặt xong, bạn nên giũ mạnh rồi phơi lên, làm như vậy khi khô vải sẽ không bị nhăn nữa.

Vải mango đang là loại vải được mọi người sử dụng phổ biến trong năm nay. Với nhiều ưu điểm nổi trội, chất liệu đem lại một cảm giác thoải mái cho người mặc mà không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn. Muốn tận dụng hết những lợi ích mà vải mango đem lại, các bạn cũng nên thử tìm mua và sử dụng chất liệu tuyệt vời này đi nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết sau.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *