Độ co giãn luôn là đặc điểm phù hợp khi sử dụng để may các loại trang phục thể thao, và chất liệu góp mặt tạo nên độ co giãn tốt nhất cho vải chỉ có thể là Lycra. Vậy vải Lycra là gì? Cũng như chúng có những ưu điểm và nhược điểm nào? Mời các bạn tham khảo một số thông tin hữu ích sau cùng với May In Thêu Hải Triều để biết về chất liệu vải Lycra này nhé.

I. Vải Lycra là gì?

  • Tên vải: Lycra
  • Vải còn được gọi là: Spandex, elastane
  • Thành phần vải: Polyether-polyurea đồng trùng hợp
  • Độ thoáng của vải: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Rất cao
  • Dễ bị vón cục: Cao
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Ấm hoặc lạnh
  • Thường được sử dụng trong: Đồ lót, tất, áo lót, áo lót thể thao, quần đùi đi xe đạp, quần tập yoga, trang phục đi bộ đường dài…

1. Vải Lycra là vải gì?

Vải Lycra là một loại vải tổng hợp có độ co giãn rất cao. Vải Lycra là một polyme, có cấu tạo từ các chuỗi dài monome được kết nối với nhau bởi một axit đặc biệt. Chất liệu được đánh giá có độ co giãn gấp 8 lần so với kích thước ban đầu, không những thế Lycra còn có khả năng chịu nhiệt rất tốt.

Vai lycra la gi

Vải Lycra là một sản phẩm của công ty Dupont tại Mỹ. Trong những chất tổng hợp mà Dupont đã tạo ra, thì Lycra là chất liệu ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người tiêu dùng nhiều nhất. Mặc dù vải có tác động không tốt đến môi trường, nhưng theo đánh giá thì chất liệu vẫn sẽ phát triển ngày một cao nhằm phục vụ nhu cầu tối đa cho người tiêu dùng.

2. Giá vải Lycra?

Nhờ vào tính chất co giãn độc đáo mà chất liệu có giá thành tương đối cao. Nhiều hãng may vẫn sẵn sàng chi trả và bỏ ra một số tiền lớn nhằm thu mua được loại vải Lycra tốt nhất. Mặc dù được tạo từ những nguyên liệu tổng hợp, nhưng là loại vải có quy trình sản xuất phức tạp, khiến giá thành tăng cao.

Ứng dụng của chất liệu ngày càng phổ biến, làm cho giá vải cao hơn nhiều so với những loại vải tổng hợp khác như polyester hay nylon. Vì tỷ lệ sợi Lycra trong từng sản phẩm chiếm không cao, nên người tiêu dùng không đánh giá được sự quan trọng cũng như giá cả của chất liệu. Một bộ trang phục có thành phần Lycra càng cao thì sẽ có giá thành càng lớn.

3. Những thuật ngữ liên quan đến vải Lycra

  • Elastane: Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Elastane cũng là một loại vải có tính đàn hồi rất cao, đây là thuật ngữ chính xác nhất nhằm mô tả các loại vải copolymer polyether-polyurea. Và Lycra được đánh giá là loại vải Elastane chất lượng cao và có nhiều người sử dụng ưa chuộng nhất.
  • Spandex: Thuật ngữ Spandex không được đăng ký nhãn hiệu của bất cứ công ty nào. Đây chỉ là tên gọi ban đầu khi mà công ty Dupont phát triển các dạng vải từ polyurethane. Spandex xuất phát từ “Expands”, có nghĩa là mở rộng hãy giãn nở, từ này gần gũi với đặc điểm vốn có của vải hơn nên được sử dụng phổ biến hơn tại các nước Hoa Kỳ, nhằm đề cập đến các sản phẩm elastane.

II. Vải Lycra có quy trình sản xuất như thế nào?

Vải Lycra được hình thành bởi các nguyên liệu tổng hợp, nên chúng sẽ được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Có 4 cách để tạo ra những loại vải tổng hợp như kéo sợi phản ứng, kéo sợi khô, kéo sợi ướt hay đùn ép nóng chảy. Tuy nhiên với Lycra, hầu như sản lượng chất liệu này đều được tạo thành bằng cách kéo sợi khô.

Trước hết để tạo ra sợi Lycra, phòng thí nghiệm sẽ chế tạo prepolymer bằng cách trộn macroglycol và một monomer diisocyanat lại với nhau. Đây được xem là thành phần cơ bản của vải. Và còn được gọi là chất tiền trùng hợp khi có sự tác động bởi nhiệt độ và áp suất đã được hiệu chuẩn nhỏ nhất.

Phản ứng tiếp theo được thực hiện là phản ứng đùng dây chuyền, chất tiền trùng hợp khi tác dụng với axit diamine sẽ tạo thành một chất vừa đặc và nhớt. Để làm loãng chất này, hỗn hợp tiếp tục được kết hợp với dung môi.

Sau khi đã có hỗn hợp hoàn hảo, dung dịch sẽ được cho vào máy bơm chuyên dụng. Trong máy sẽ có một thiết bị được gọi là spinneret, khi dung dịch đi qua thiết bị này sẽ được phun thành những dòng dung dịch nhỏ hơn. Để dòng chất lỏng này được biến sang thể rắn, chúng sẽ được tiếp xúc với dung dịch khí ni tơ và dung môi đã được làm nóng trước đó.

Để tăng độ bền hay giúp sợi Lycra được ứng dụng phổ biến hơn, chúng sẽ được đưa vào một thiết bị nén bằng khí nhằm tạo thành những sợi xoắn, và những sợi có các độ dài hay kích thước khác nhau. Trước khi đưa sợi đến các nhà máy dệt may, chúng sẽ được tiếp xúc với magie stearat nhằm hoàn thiện sợi vải.

III. Ưu điểm và nhược điểm của vải Lycra

1. Ưu điểm

  • Độ co giãn cao: Đây là ưu điểm lớn nhất của chất liệu. Độ co giãn giúp trang phục luôn tạo được sự thoải mái cho người sử dụng. Chất liệu có khả năng co giãn gấp 8 lần so với hình dạng ban đầu, nên khi một tấm vải chỉ cần chứa 10% Lycra, thì sản phẩm được làm ra sẽ có độ co giãn gấp đôi.

Uu diem vai lycra

  • Độ bền cao: Chất liệu tuy co giãn nhưng lại có độ bền khá cao. Được tổng hợp từ những nguyên liệu nhân tạo, nên vải có tuổi thọ cao hơn so với những chất liệu khác.
  • Độ thẩm mỹ cao: Vải có độ co giãn cao nên bề mặt vải luôn mềm mại, giúp cho các loại trang phục được tạo ra luôn ôm sát cơ thể, tạo nên những đường cong sắc nét và quyến rũ.
  • Kết hợp với nhiều loại vải khác nhau: Sợi Lycra có thể được kết hợp được với nhiều sợi vải khác, giúp tạo nên sự đa dạng về chủng loại như: Vải cotton 2 chiều, cotton 4 chiều, vải thun lạnh hay nhằm tăng độ co giãn cho vải polyester, vải visco, vải nylon…

Uu diem va nhuoc diem cua vai lycra

  • Khả năng chịu nhiệt tốt: So với những loại vải tổng hợp khác, vải Lycra có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, nên người dùng có thể hoàn toàn sử dụng khi trời nắng nóng.

2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Vải được đánh giá là chất liệu có giá thành tương đối cao. Nếu như mua một trang phục nào đó có tỷ lệ Lycra cao thì sản phẩm đó sẽ có giá cao hơn. Mặc dù chúng chỉ là loại sợi chiếm tỷ trọng thấp trong một tấm vải, nhưng nếu tấm vải nào co giãn tốt hơn thì chất liệu đó sẽ có giá cao hơn.
  • Không thân thiện với môi trường: Đây là một loại vải hoàn toàn được tạo nên từ các chất tổng hợp, nên việc phân huỷ trong môi trường dường như rất thấp. Nó sẽ gây ra những tác động xấu nếu như lượng vải Lycra được sản xuất ngày càng nhiều.

IV. Ứng dụng của vải Lycra

1. Sản xuất may mặc hàng ngày

Vải Lycra không hoàn toàn được sử dụng để may thành áo quần, mà chất liệu sẽ đóng góp một ít tỷ lệ vào, giúp quần áo có độ co giãn, và tăng sự thoải mái cho người mặc. Sợi Lycra có thể được dệt chung với polyester, nylon, cotton để tạo thành những loại vải khác nhau, phục vụ tối đa cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất liệu đa phần được sử dụng để may đồ lót cho cả nam và nữ. Vì đây là loại trang phục ôm sát cơ thể, nên chất liệu sẽ giúp cho người mặc không bị gò bó hay bức bí. Sự co giãn của vải giúp cho trang phục có độ đàn hồi tốt, không gây hằn đỏ hay khiến người mặc bị nóng nảy.

Vai lycra ung dung may do lot

Một số trang phục phổ biến sử dụng chất liệu Lycra như:

Ao thun vai lycra

Quan legging vai lycra

Vay dam vai lycra

Lycra còn được tìm thấy trong cạp quần, đặc biệt là các loại quần thể thao. Hay là một chất liệu đặc biệt khi được dùng để may các loại tất. Nếu không có sự góp mặt của loại sợi này, người mặc sẽ khó có thể mặc hay cởi tất mỗi khi sử dụng.

Ung dung cua vai lycra

Và hầu hết các loại quần áo thể thao đều có sử dụng chất liệu Lycra, độ co giãn giúp trang phục có thể được may sát vào cơ thể, giúp người chơi thể thao có thể hoạt động thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Vai lycra may quan ao the thao

2. Ứng dụng trong điện ảnh

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, để chèn các nhân vật 3 chiều được chân thực hơn, diễn viên cần sử dụng một bộ đồ chụp chuyển động ôm sát cơ thể. Đây là một loại trang phục được thiết kế với tất cả các kích thước được may sát vào cơ thể, nhờ vào chất liệu Lycra mà trang phục có độ co giãn cao hơn.

Ung dung vai lycra trong dien anh

3. Ứng dụng trong y tế

Thay vì dùng chất liệu Latex, ngày nay ngành y đã sử dụng Lycra để sản xuất nẹp lưng, nẹp gối, chế tạo ống cao su hay ống phẫu thuật.

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Lycra

  • Sử dụng nước ấm hoặc lạnh: Khi vệ sinh vải, bạn nên sử dụng nước ấm khoảng 40 độ C hoặc nước lạnh. Không nên sử dụng nước quá nóng, nhiệt độ quá cao sẽ làm cho vải dễ bị giãn hơn.
  • Hạn chế sử dụng bàn ủi: Chất liệu hầu như không bị nhăn, nên các bạn hãy hạn chế sử dụng bàn ủi. Nếu sử dụng chỉ nên chỉnh nhiệt độ dưới 180 độ C.
  • Không sử dụng chất tẩy: Đây là loại vải không nên sử dụng chất tẩy, chất tẩy làm mất đi các tính chất vật lý vốn có của vải. Chính vì vậy, cần bảo quản quần áo tốt hơn để không phải sử dụng chất tẩy trong mỗi lần giặt.
  • Hạn chế giặt máy: Tốc độ quay của lồng giặt nhất là khi sấy, dễ làm cho vải bị giãn ra rất nhiều. Vì vậy, bạn hãy chịu khó giặt tay để sản phẩm luôn được trông như mới.

Vải Lycra tuy là một thành quả của những nguyên liệu tổng hợp, nhưng nhờ có chất liệu mà tất cả các loại vải khác tăng được sự co giãn, giúp người mặc luôn có cảm giác dễ chịu và thoải mái. Và có lẽ rằng, trong tủ đồ của mỗi người hẳn có sự tồn tại vô hình của sợi Lycra, nhưng có thể mọi người sẽ không nhận ra điều này. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người đã hiểu rõ được những tính chất và đặc điểm ưu việt của vải Lycra . Chúc mọi người một ngày mới vui vẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *