Ngoài những loại vải được dệt thủ công hay dệt bằng máy thì còn một loại vải nữa cũng rất hữu ích cho cuộc sống của chúng ta, đó chính là vải không dệt. Vậy vải không dệt là gì? Mời quý độc giả cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu rõ hơn về loại vải này nhé.
- Vải Spandex là gì? Ưu nhược điểm, đặc tính & ứng dụng của sợi Spandex
- Vải Acrylic là gì ? Ưu nhược điểm của vải sợi tổng hợp len Acrylic
I. Vải không dệt là gì?
1. Khái niệm
Vải không dệt là loại vải được tạo thành không phải qua quá trình dệt kim hay dệt thoi. Mà nó được hình thành từ các phản ứng nhiệt học, hoá học, cơ học hoặc dung môi. Các hạt Polypropylene qua các phản ứng sẽ được nung nóng chảy và tạo thành từng sợi.
Vải không dệt là loại vải có cấu trúc dạng tấm, nhẹ, xốp được làm từ các sợi riêng biệt và thường chỉ được dùng một lần.
2. Nguồn gốc ra đời
Vải không dệt được ra đời một cách rất ngẫu nhiên và nhiều thông tin cho rằng chúng được hình thành từ những hành động và việc làm đơn giản nhất:
- Ở trên sa mạc khi di chuyển bằng chân, con người đã biết cách dùng những sợi len lót dưới bàn chân giúp cho việc đi lại được thuận tiện hơn. Nhưng không ngờ việc làm này đã làm cho những sợi len đan lại với nhau do chịu sự tác động của nhiệt và trọng lượng của cơ thể con người. Chúng đã tự tạo thành một cấu trúc vải mềm, nhẹ và xốp. Nhờ vào sự việc tình cờ này mà ý tưởng đó đã trở thành tiền thân cho vải không dệt ngày nay.
- Ngoài ra, ở nước Anh vào thế kỷ thứ XIX. Kỹ sư may Garnett đã lấy những sợi xơ của vải trong quá trình cắt để làm ruột gối. Và sau này ông còn ghép chúng lại bằng cách dùng keo dán.
3. Các loại vải không dệt
- Vải không dệt Spunlace: Đây là loại vải được hình thành nhờ tác động của cơ học và khí học. Những tác động này sẽ làm cho những mảnh polyme, các xơ vải hình thành nên một mạng lưới sợi. Loại vải này thường được dùng để làm khẩu trang hay khăn ướt.
- Vải không dệt ướt: Tức là những sợi vải ở trạng thái ướt và được gia cố thành vải.
- Vải không dệt Spunbond: Sợi polymer sẽ được ép và kéo dài. Sau đó những sợi này sẽ được liên kết lại với nhau bằng các phương pháp cơ học, nhiệt học hay kết dính.
- Vải không dệt Meltblown: Đây là loại vải được làm bằng cách đun nóng chảy polymer và sau đó phun thành từng sợi dài. Những sợi polymer này sẽ được thổi vào một màn hình tập trung để tạo nên sự liên kết giữa các sợi.
- Vải không dệt liên kết nhiệt: Đây là loại vải được hình thành qua quá trình gia nhiệt và làm mát. Ngoài polymer, quá trình gia cố còn có thêm các chất phụ liệu phụ dạng sợi để tạo thành vải.
- Vải không dệt Pulp airlaid: Là loại vải được sử dụng phương pháp dòng khí, kết tụ các sợi trên màn lưới và sau đó được gia cố thêm tạo thành vải. Vải không dệt Pulp airlaid còn được gọi là giấy không bụi.
- Vải không dệt stitch: Là một loại vải không dệt khô. Loại vải này sử dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc để tạo thành vải không dệt.
II. Quy trình sản xuất vải không dệt
1. Tạo màng
Các xơ sẽ được gom lại rồi sao đó đem đi tạo màng. Tuỳ thuộc vào từng loại xơ mà nó sẽ có những cách tạo màng khác nhau như: Tạo màng bằng phương pháp ướt, khí. Dùng máy chải thô để tạo màng. Tạo màng bằng phương pháp MB, SB….
2. Xếp màng xơ
Các màng xơ sẽ được xếp lại với nhau theo chiều ngang hoặc dọc
3. Cán nhiệt
Dùng máy cán nhiệt để tạo ra các mảng vải thông thoáng, xốp, nhẹ.
4. Hoàn thiện
Đưa vải không dệt vào khuôn rồi tiến hành nhuộm vải: Vải rất ăn màu do đó quá trình nhuộm cực kỳ dễ dàng, bắt màu cực tốt và tạo ra dòng sản phẩm có độ sống động hoàn hảo nhất.
III. Ưu và nhược điểm của vải không dệt
1. Ưu điểm
- Dễ in ấn: Vải không dệt có khả năng bám màu rất tốt. Các đường nét, phông chữ khi được in lên trên bề mặt vải được thể hiện một cách rõ ràng. Những túi đựng có thể in logo, địa chỉ, giúp người mua hàng có thể xem xét tiện lợi hơn và giúp quảng bá được thương hiệu đến với nhiều người hơn.
- Độ bền cao: Nhờ được cấu tạo từ các hạt nhựa tổng hợp mà vải không dệt có độ bền khá cao. Có thể chịu lực được lên đến 10kg.
- Giá cả phải chăng: Được sản xuất chủ yếu bằng máy móc và từ các thành phần tổng hợp nên vải không dệt có giá thành rẻ, tiện nghi cho người sử dụng.
- Thân thiện với môi trường: Vải không dệt có khả năng tự phân huỷ khá cao. Điều này giúp cho môi trường không bị ô nhiểm và không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Vì lý do này mà ngày nay đang khuyến khích sử dụng túi đựng bằng vải không dệt thay cho bao bì nylon.
2. Nhược điểm
- Khó bảo quản: Vải không dệt có khả năng thấm hút tốt nên khi gặp nước vải sẽ bị mềm và nhanh hỏng.
- Dễ cháy: Vì được hình thành từ các quá trình nung nóng chảy nên vải không dệt rất dễ bắt lửa, vì vậy bạn nên sử dụng một cách cẩn thận.
IV. Sử dụng vải không dệt trong cuộc sống
Với những tính năng riêng biệt của vải không dệt, chúng thường được sử dụng để thấm hút chất lỏng, sử dụng cho những công việc liên quan đến tính đàn hồi. Ngoài ra nó còn được sử dụng để cách nhiệt, cách âm, sử dụng như một rào cản vi khuẩn và vô trùng.
1. Trong y tế
- Áo khoác cách ly
- Mặt nạ phẫu thuật
- Áo quần phẫu thuật
- Găng tay
- Khăn tắm
- Bao bì y tế
- Áo khoác phẫu thuật
- Mũ
2. Trong nông nghiệp
Vải không dệt được dùng để che đậy cây trồng, giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và sâu bệnh. Với trọng lượng vô cùng nhẹ nên rất dễ cho nông dân thực hiện và không mất nhiều thời gian.
3. Trong may mặc
Vải không dệt thường được dùng để may những miếng lót cho những đồ dùng như:
- Trang phục biểu diễn
- Áo quần
- Đế giày
- Mũ
4. Vật dụng hàng ngày
Ngoài y tế hay may mặc còn rất nhiều đồ dùng sử dụng vải không dệt như:
- Túi vải không dệt
- Túi quà tặng
- Túi quảng cáo
- Mặt nạ chống khói chống bụi
- Giày bảo hộ
- Túi trà
- Túi chân không
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải không dệt
- Tránh ẩm ướt: Vải không dệt khi tiếp xúc với không khí ẩm lâu ngày sẽ dễ bị ố màu và sinh ra nấm mốc
- Không chứa đồ quá nặng: Những túi đựng chỉ có khả năng chịu lực hạn chế. Chính vì vậy để bảo toàn được chất lượng lâu dài, bạn không nên cho đồ quá nặng hoặc quá lớn vào túi.
- Vệ sinh: Những túi vải khi bị tiếp xúc với các chất bụi bẩn thì nên vệ sinh ngay. Vì các vết bẩn để lâu ngày sẽ rất khó làm sạch. Ngoài ra khi vệ sinh chúng, các bạn cũng chỉ nên nhẹ tay vì chúng rất dễ bị rách.
Xem thêm:
- Túi vải không dệt là gì? Đặc tính & ưu nhược điểm của túi vải không dệt
- Vải dệt kim là gì? Tính chất và các loại vải dệt kim thông dụng
Thông qua bài viết trên, mọi người đã hình dung được vải không dệt là như thế nào chưa ạ. Cũng không khó để nhận biết đúng không nào? Vậy nên mời các bạn cùng theo dõi với chúng tôi trong những bài viết khác để hiểu hơn về tất cả các loại vải nữa nhé. Chúc các bạn sức khoẻ và thành công.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm: