Để có những chiếc áo sơ mi chuẩn phom và đạt các tiêu chuẩn về độ thoàng mát. Bạn nên sử dụng vải kate để có những bộ trang phục hoàn hảo nhất. Vậy vải kate là gì? Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về chất liệu tuyệt vời này nhé.
- Vải xi là gì? Đặc tính & ưu nhược điểm của vải xi trong sản xuất
- Oversize là gì? Từ A-Z về thời trang Oversize được giới trẻ yêu thích
I. Vải Kate là gì?
- Tên vải: Vải kate
- Thành phần vải: Polyester, cotton
- Độ thoáng của vải: Trung bình
- Khả năng hút ẩm: Trung bình
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Thấp
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Nước ấm
Thường được sử dụng trong: Áo quần đồng phục, váy, đầm dự tiêc, rèm cửa, vỏ chăn, vỏ gối.
1. Khái niệm
Vải kate là loại vải được làm từ hai chất liệu chính gồm cotton và PE. Sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo giúp vải kate khắc phục được những nhược điểm mà nhiều loại vải khác đang còn bị hạn chế.
2. Cách nhận biết vải kate
Vải kate có hai cách để nhận biết:
- Cảm nhận bằng tay: Vải kate có thành phần cotton nên khi sờ tay vào mặt vải sẽ thấy mát và mịn. Ngoài ra vải kate cũng ít nhăn.
- Đốt lửa: Khi miếng vải bị đốt sẽ có hai hiện tượng chính xảy ra: Vải sẽ có mùi hôi của nhựa, bị vón cục lại, hiện tượng khác là tro của vải sẽ bị thành mun do có thành phần khác là cotton. Ngọn lửa khi đốt vải kate cháy cũng ko nhanh mà cũng không chậm.
3. Các loại vải Kate
- Kate silk: Là kate lụa, là loại vải có thành phần chính là PE. Vải có độ thoáng khí thấp, độ hút ẩm thấp, giá thành rẻ nên được sử dụng để may áo quần công nhân.
- Kate caro: Kate caro cũng là loại vải được sử dụng nhiều may áo sơ mi, có độ thoáng khí cũng khá cao. Người dùng có thể tha hồ lựa chọn các mẫu mã khác nhau để may trang phục, bởi chúng rất đa dạng về thiết kế và màu sắc. Các đường kẻ caro cũng được đa dạng hoá về kiểu cách. Nếu bạn muốn mình có chút khác biết, hay cách điệu hơn trong chiếc áo sơ mi, thì bạn nên chọn loại vải này.
- Kate sọc: Đây là một trong những loại vải đẹp thích hợp để may áo sơ mi. Đúng như tên gọi, vải kate sọc có những đường sọc to hoặc nhỏ tuỳ thuộc vào ý tưởng của nhà sản xuất đưa ra. Vải kate sọc được xem là một loại vải có độ thoáng khí cao, không gây cảm giác khó chịu cho người mặc. Những đường sọc trên áo không những giúp bạn trông nổi bật hơn mà nó còn đem lại cho người mang một phong thái đĩnh đạc, cá tính.
- Kate Ford: Là loại vải có thành phần cotton cao hơn PE. Với thành phần cotton cao giúp vải kate ford có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ thoáng khí cao. Vải cũng khá dày nên khi sử dụng may áo sơ mi sẽ giúp cho phom áo được đứng hơn, ko bị ủ rũ. Với đặc điểm này, vài kate ford rất thích hợp trong việc may áo sơ mi công sở và áo sơ mi cho người có số cân bị hạn chế.
- Kate polin: Loại vải được kết hợp giữa 65% polyester và 35% cotton. Kate polin là loại vải dày, có độ thấm hút tốt, thích hợp trong việc may áo quần đồng phục ngành y tế, đồng phục công nhân. Ngoài ra vải kate polin còn rất đa dạng về màu sắc, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
- Kate Mỹ: Vải kate Mỹ ngoài thành phần là cotton, polyester, vải còn được thêm thành phần rayon. Sợi rayon đặc biệt cao cấp vì được chiết xuất chủ yếu từ gỗ. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của ba thành phần trên mà vải kate Mỹ có độ thấm hút cực tốt, ít nhăn, đứng phom, mềm, mịn và mát. Với những ưu điểm nổi bật này, vải kate Mỹ phù hợp để may các loại trang phục công sở sang trọng, lịch sử. Ngoài ra vải còn được ứng dụng nhiều trong sản xuất chăn ga gối đêm.
II. Quy trình sản xuất vải kate
1. Kéo sợi cotton
Quả bông sau khi thu hoạch sẽ được đem đi tách sợi. Các sợi bông sẽ được làm sạch rồi cho vào lò nấu. Lọc đi lọc lại nhiều lần cho sợi bông bỏ hết được các chất bẩn. Hoà tan sợi bông với dung dịch hoá học đặc biệt rồi sau đó đưa vào máy để kéo thành sợi.
2. Kéo sợi polyester
Để tạo ra polyester người ta sẽ cho phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Chất được tạo ra này sẽ tiếp tục phản ứng với acid để thành polyester. Polyester sẽ được đem đi loại bỏ bụi bẩn, sau đó đem đi sấy ở nhiệt độ 160 độ C. Sau khi sấy khô, polyester sẽ được làm nóng chảy để tạo sợi.
3. Dệt vải
Sợi cotton và sợi polyester sẽ được dệt với nhau theo tỷ lệ tương ứng mà người sản xuất mong muốn. Tỷ lệ vàng của vải kate thường là 65% polyester và 35% cotton. Sau khi được dệt, vải sẽ được tẩy trắng trước khi đem đi nhuộm.
4. Nhuộm vải
Vải sẽ được kết hợp với các chất phụ gia nhằm tăng khả năng bám màu cho vải. Tiếp theo cho vải tiếp xúc với màu nhuộm, cứ mỗi lần nhuộm vải sẽ được giặt để loại bỏ các tạp chất. Và cuối cùng khi màu đã đạt chuẩn vải sẽ được đem đi phơi.
III. Ưu và nhược điểm của vải kate
1. Ưu điểm
- Độ hút ẩm: Vải kate được đánh giá là có độ hút ấm khá tốt. Tuỳ thuộc vào thành phần cotton cao hay thấp mà cho ra loại vải có độ hút ẩm lớn hay nhỏ. Nhưng theo nhìn nhận chung thì vải kate có độ hút ẩm khá tốt. Đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng.
- Độ bền cao: Vải có độ bền cao, không bị co rút sau mỗi lần giặt. Màu sắc cũng khó phai nên vải luôn được ưu tiên để may các
loại đồng phục trong công ty và nhà trường. - Ít nhăn: Ngoài cotton ra nhờ polyester mà vải sẽ rất ít bị nhăn. Vì vậy sẽ rất tiết kiệm được thời gian cho những ai có công việc bận rộn. Còn nếu như áo quần được đem đi làm thẳng thì cũng sẽ không bị mất nhiều thời gian.
2. Nhược điểm
Vải kate rất ít nhược điểm, chỉ khi may quá sát với trời nắng nóng, mồ hôi dễ thấm ra ngoài và gây vàng áo. Vì vậy, phải giặt sạch áo quần ngay sau khi sử dụng.
IV. Sử dụng vải kate trong cuộc sống
1. Áo sơ mi
Áo sơ mi được sử dụng vải kate rất nhiều, với các tính chất đặc biệt như độ thoáng cao, thấm hút mồ hôi tốt, ít nhăn, phom dáng chuẩn nên được rất nhiều công ty hay trường học chọn để may đồ đồng phục. Ngoài ra các loại vải như sơ mi sọc, sơ mi caro cũng giúp áo sơ mi trở nên phong phú và đa dạng về kiểu cách hơn.
2. Quần
Vải có phom đứng nên rất tốt cho việc may quần, giúp quần được đứng dáng hơn. Vải kate thường được may quần tây, quần công sở, quần cho học sinh đi học.
3. Váy, đầm dự tiệc
Ngoài trang phục là áo quần ra, vải kate còn được dùng để may váy, đặc biệt là váy công sở, vải kate khi lên dáng sẽ giúp các bạn nữ trông lịch thiệp, trang nhã và không kém phần sang trọng. Bên cạnh đó, vải kate còn có thể may váy đi dạo phố hay đầm dự tiệc.
4. Trang trí nội thất
Vải kate được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa như may rèm cửa, khăn trải bàn…Ngoài ra vỏ chăn, vỏ gối cũng được may từ loại vải này.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải kate
- Dùng chất tẩy: Không đươc sử dụng các chất tẩy quá mạnh khi giặt vải. Với các chất cực mạnh trong thuốc tẩy sẽ làm áo bị bào mòn, phai màu và áo quần nhiều khi sẽ còn bị ố vàng nữa.
- Chế độ giặt: Để áo quần được sạch một cách hoàn hảo nhất. Nếu có thời gian bạn nên ngâm áo quần trước rồi hãy giặt. Lúc này áo quần sẽ được giặt sạch sâu các vết bẩn bên trong. Khi giặt nên lộn trái áo quần để hạn chế bị phai màu.
- Treo áo quần vào móc: Đối với áo quần công sở tốt nhất khi giặt xong bạn nên treo vào móc để áo quần được thẳng và tiện hơn mỗi khi sử dụng.
- Tránh không khí ẩm: Vải có độ hút ấm rất cao, vì vậy không để các sản phẩm vải kate ở những nơi có không khí ẩm. Dễ sinh ra nấm mốc gây hư hại cho áo quần.
Vải kate trong đời sống của chúng ta được sử dụng rất phổ biến, từ phòng khách đến phòng ngủ và cả không gian bếp cũng đâu đó xuất hiện các vật dụng được làm từ vải kate. Với các ưu điểm vượt trội mà chất liệu kate đem lại hy vọng sẽ không làm bạn từ bỏ ý tưởng sử dụng vải kate phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm: