Vải đayvải Hemp là hai loại vải có những đặc điểm tương tự nhau. Chúng đều xuất phát từ những loại cây trồng trong tự nhiên, có bề mặt và tính chất gần giống nhau. Tuy nhiên, vải đay hay vải sợi đay không được sử dụng nhiều để sản xuất quần áo. Chúng chủ yếu được dùng để chế tạo những vật dũng hữu ích cho con người. Vậy để biết được rõ hơn về ứng dụng của vải đay là gì? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số thông tin đã được tổng hợp dưới đây.

I. Vải đay là gì?

  • Tên vải: Đay
  • Vải còn được gọi là: Vải bố, vải hessian, vải gunny
  • Thành phần vải: Sợi của cây đay bao gồm xenlulo và lignin
  • Khả năng thoáng khí: Cao
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
  • Khả năng co giãn: Thấp
  • Dễ bị vón cục: Thấp
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Nền văn minh thung lũng Indus
  • Quốc gia sản xuất/xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Ấn Độ
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Mát, ấm hoặc nóng
  • Thường được sử dụng trong: Túi xách, dây thừng, chống xói mòn nông nghiệp, túi cây non, thảm, rèm cửa, tranh sơn dầu, ao len, Cardigans, váy

1. Vải sợi đay

Vải đay là loại vải tự nhiên, được dệt từ sợi đay. Sợi đay được kéo từ xơ của vỏ thân cây đay. Vải sợi đay được dệt từ hai loại cây đay chính là Corchorus olitorius (đay trắng) và Corchorus capsularis (đay tossa), cây đay tossa tạo ra loại vải sợi đay cao cấp hơn. Và nếu như cotton chiếm tỷ lệ là loại cây trồng phổ biến nhất, thì vị trí thứ 2 sẽ thuộc về cây đay.

vai day la gi

Vải đay có bề mặt thô, không mềm mại như lụa hay cotton, nhưng vẫn phát huy được các tính năng ưu việt của sợi tự nhiên như thoáng mát, không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Vải được dệt khá thô sơ, với những đặc điểm của cây đay, chất liệu tạo ra một vẻ bề ngoài rất khác lạ, và đặc biệt. Vậy cây đay là cây gì mà khiến cho loại vải này trở nên nổi bật như vậy.

Cây đay là một loại thực vật mọc chủ yếu ở Ấn Độ, cây đay mọc cao hơn 10 feet. Trong quá trình thu hoạch, cây đay tạo thành một chuỗi dài, vậy nên sợi đay khi được dùng để dệt vải rất dài, giúp cho vải có sự liên kết và bền chặt thuộc bậc nhất thế giới. Cây đay phát triển trong điều kiện nhiệt độ không quá khắc nghiệt, không sinh trưởng được trong môi trướng nhiều nước, và độ ẩm cao 80%.

Cây đay đã được trồng ở Ấn Độ vào khoảng 5000 năm trước. Và sợi đay cũng đã xuất hiện cách đây 3000 năm trước Công Nguyên. Chất liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội của nước Ấn Độ, và chúng đã trở thành loại cây chính để giúp phát triển kinh tế. Ngoài Ân Độ, thì cây đay cũng được trồng ở Scotland trong những thế kỷ trước.

Đối với Đế quốc Anh, vào cuối thế kỷ thứ 19, việc sản xuất đay trở thành một ngành quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, các loại sợi tổng hợp được ra đời, nên sợi đay đã giảm lượng sản xuất đáng kể. Mãi cho đến đầu thế kỷ 21, thì loại sợi này mới được vực dậy, và lại trở thành ngành sản xuất chính của nền kinh tế của Bengal, Bangladesh, và các các khu vực của tiểu lục địa Ấn Độ.

2. Các loại vải đay

  • Đay trắng: Là loại vải được dệt từ thân cây đay trắng, thường vải được dệt từ loại sợi naỳ có màu trắng hoặc trắng ngà. Vải cây đay trắng là chất liệu chính để may quần áo cho người dân Ấn Độ vào thời xưa. Chất liệu cùng có độ bền kém hơn so với loại đay khác.
  • Đay Tossa: Đây là loại sợi đay được sử dụng phổ biến hiện nay. Chất liệu chắc, và có dộ bền cao hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà vật dụng được may từ đay Tossa chắc chắn và có tuổi thọ lớn hơn. So với sợi đay trắng, thì đay Tossa có màu nâu, vậy nên các sản phẩm có màu sắc đậm hơn. Sợi Tossa cũng dài hơn so với những loại sợi khác.
  • Mesta đay: Đây là loại sợi lai giữa đay trắng và đay Tossa, vậy nên màu sắc thường trung hòa giữa hai chất liệu. Và trong thời kỳ trước, thì loại sợi này không phát triển mạnh.

vai soi day

3. Vải đay ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Chất liệu đay được xem là loại vải thân thiện với môi trường, từ khâu cây trồng cho đến sản xuất thì chúng đều không gây ra những tác động xấu cho môi trường sống, và thiên nhiên. Cây đay khi được trồng sẽ giúp đất lấy lại được các chất dinh dường, và giữ độ ẩm tốt cho đất. Tuy nhiên, cần phải thực hiện việc trồng cây an toàn, và bền vững.

Để thực hiện việc trồng cây đay đảm bảo an toàn cho môi trường, cần đưa ra những biện pháp hợp lý về luân canh, hoặc không sử dụng các loại phân bón trừ sâu làm ô nhiễm nguồn đất. Đối với cây đay, chỉ cần môi trường sống không ngập nước, và có độ ẩm thấp hơn 80% thì cây trồng sẽ được sinh trưởng tự nhiên, mà không cần đến sự can thiệp của các loại thuốc phân bón.

Vải đay cũng có đặc điểm tương tự như những loại vải tự nhiên khác. Đó chính là khả năng tự phân hủy trong môi trường, hạn chế được một lượng lớn rác thải được hình thành. Ngoài ra, nhờ vảo khả năng này mà nguồn nước hay các hệ sinh thái khác đều không bị ô nhiễm. Đối với việc thực hiện các biện pháp xử lý rác thải, có nguồn gốc từ cây đay đúng hay sai, thì chúng cũng không tác động quá nhiều đối với môi trường. Vậy nên, đây là một loại vải thân thiện và góp phần vào việc xây dựng xu hướng thời trang bền vững ngày nay.

II. Vải đay được sản xuất như thế nào?

Khi bắt đầu xuất hiện và cho đến bây giờ thì vải đay được thực hiện theo một quy cách cũ. Trước khi để lấy được sợi vải, người nông dân sẽ thu hoạch thân cây bằng tay. Và để lấy được phần thân của cây, lá cây sẽ được làm rụng hết trước. Phần sợi đay có thể được kéo từ vỏ thân cây bên trong, và cả bên ngoài, vậy nên phần thân cần được thu hoạch toàn bộ.

Để lấy được sợi từ thân cây đay, ngâm thân cây trong nước để tạo điều kiện loại bỏ xơ khỏi mô gỗ. Sau đó sẽ làm mềm cuống, tách nguyên liệu ra thành dạng sợi. Khi đã có sợi đay, chúng sẽ được tách thành những sợi dài hơn. Thực hiện quá trình chải để giúp tăng độ dài cho sợi, và tăng độ bền cho sợi vải.

Việc kéo sợi có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện kéo sợi đay vẫn được thực hiện thủ công. Giống như những loại vải khác, sợi đay cũng được trải qua quá trình nhuộm để tạo nên sự đa dạng cho chất liệu. Hoặc kết hợp thêm với nhiều chất khác để cung cấp khả năng chống cháy, và chống nước. Sợi đay sau khi đã hoàn thiện, sẽ được chuyển đến các cơ sở sản xuất dệt may.

Đối với những loại vải được dùng để may quần áo, chúng sẽ trải qua một bước làm mềm vải. Vải đay bản chất có đặc điểm rất thô, cứng. Vậy nên, khi may quần áo cần được làm mềm mại hơn, để giúp người mang có cảm giác dễ chịu, không chà xát làm ảnh hưởng đến làn da.

vai day

III. Đặc điểm của vải đay

1. Ưu điểm của vải đay

  • Độ bền cao: Khác với những loại vải tự nhiên khác, vải đay vì có sợi dài nên sự liên kết giữa các sợi càng mạnh mẽ và bền chặt hơn. Cũng chính vì lý do này mà chất liệu luôn có độ bền cao, và các sản phẩm tạo nên có tuổi thọ cũng lớn hơn rất nhiều.
  • Thân thiện với môi trường: Vải đay hoàn toàn được dệt từ sợi vải tự nhiên, nên chất liệu có khả năng tự phân hủy tốt. Đây là lý do khiến cho chất liệu trở thành loại vải thân thiện với môi trường.
  • Chịu được trọng lực lớn: Những loại túi được làm từ vải đay có khả năng đựng được nhiều đồ nặng. Sự chắc chắn, và độ dai của sợi vải sẽ giúp cho chất liệu phát huy được ưu điểm này.
  • Giá cả phải chăng: Mặc dù là chất liệu tự nhiên, nhưng vải đay có giá thành rất rẻ. So với một số loại vải sợi tổng hợp, thì chất liệu có giá thành thấp hơn nhiều.
  • Ứng dụng rộng rãi: Đây là loại chất liệu không sử dụng nhiều để may quần áo, nhưng các sản phẩm và các vật dụng trong gia đình sử dụng rất nhiều loại chất liệu này. Từ trang trí nội thất cho đến các đồ dùng thông thường nhất.
  • Độ thoáng khí cao: Vải sợi đay khi được dùng để may quần áo sẽ giúp cho người mặc có cảm giác thoải mái. Vì chất liệu thoáng mát, nên rất thích hợp để sử dụng vào mùa hè.
  • Độ hút ẩm tốt: Vào mùa hè, lượng mồ hôi trên cơ thể tiết ra rất nhiều, chỉ có chất liệu hút ẩm tốt mới giúp cho cơ thể không bị bức bí, hay nóng nực. Vậy nên, để cơ thể luôn được thoải mái, dễ chịu, vải đay là một chất liệu may trang phục rất hoàn hảo.

dac diem cua vai day

2. Nhược điểm

  • Không bảo vệ hoàn hảo cho đồ vật: Vải sợi đay được dệt thưa, và tạo nhiều lỗ thoáng khí, nên khi đựng các đồ vật bên trong sẽ không giúp cho chúng được bảo vệ một cách hoàn hảo nhất.
  • Lâu khô: Vải đay khi thấm nước sẽ rất lâu khô. Vậy nên, chỉ vệ sinh vải khi trời có nhiệt độ cao, hoặc độ ẩm thấp.
  • Bề mặt vải thô: Sự thô tháp của chất liệu đôi khi làm giảm tính thẩm mỹ của trang phục. Và chúng cũng sẽ cọ xát mạnh vào da hơn, làm cho người sử dụng dễ bị kích ứng hay ngứa ngáy.

IV. Ứng dụng của vải đay

1. Sản xuất may mặc

Vì bề mặt vải thô ráp nên chất liệu ít được sử dụng để may hàng may mặc. Nhưng đối với một số loại vải đã được xử lý để làm mềm, thì chất liệu cũng là một trong những loại vải được ưa cuộng để may váy đầm, hoặc trở thành nguyên liệu chính trong các bộ sưu tập thời trang nổi tiếng. Không những thế, vải đay còn được dùng để may áo khoác, và các loại áo giúp giữ nhiệt thông thường.

vay vai soi day

ung dung vai day

2. Túi vải đay

Với tính chất và đặc điểm của sợi đay, chất liệu còn được sử dụng để may các loại túi đựng đồ dùng hàng ngày. Mặc dù vải có bề mặt đơn sơ, giản dị nhưng lại tạo nên được những chiếc túi rất hữu ích cho con người. Từ đơn giản cho đến cầu kỳ, từ giản đơn cho đến thời trang, túi vải đay được sản xuất với nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau. Và nay, túi vải đay đã trở thành một loại phụ kiện thời trang không thể thiếu với những ai thích loại chất liệu này.

tui vai day

tui vai soi day

tui vai soi day thoi trang

3. Sản xuất các vật dụng trong đời sống

Không chỉ bây giờ, mà khoảng thời gian trước đây, vải đay đã được sử dụng để làm dây thừng và bao bố. Bao bố là vật dụng thay cho giỏ đựng ngày nay, vải bao bố dùng để đựng gạo, trái cây và là loại bao vận chuyển hàng hóa phổ biến. Vì chúng có khả năng chịu trọng lực và bảo quản hàng hóa rất tốt. Không những vậy, vải bố còn được dùng để làm vật liệu cách nhiệt.

bao bo vai soi day

vay day may bao bo

Vải đay khi sử dụng để làm dây thừng rất chắc chắn. Ta có thể thấy vật dụng này được sử dụng ở kháp mọi nơi, đặc biệt để cột và níu giữ cố định các vật dụng khác lại với nhau. Những sợi dây thừng có tuổi thọ kéo dài, mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. Trong nông nghiệp, đây là chất liệu giúp bảo vệ và chống xói mòn đất ruộng. Những cây non khi mới được trồng sẽ dùng túi vải đay để bảo vệ phần rễ, khi rễ cây phát triển, chúng dễ dàng mọc dài xuyên qua túi vải vì vải đay có khả năng tự phân hủy rất cao.

day thung vai day

Sợi đay còn được sử dụng để lót sàn nhà và làm thảm trải. Vải đay có thể làm thảm trải sàn hoặc thảm vệ sinh chân. Với độ nhám của vải, thảm trải không bị trơn trượt và giúp người sử dụng được an toàn hơn. Ngoài ra, chất liệu còn được dùng để làm các đồ gia dụng trong gia đình như vải bọc, bạt và rèm cửa. Không nhất thiết phải quá mềm mại hay thướt tha, vải đay khi được dùng làm rèm cửa sẽ giúp cho không gian ngôi nhà trở nên đặc biệt, và ấn tượng hơn.

tham vai soi day

rem cua vai day

Xem thêm:

Vải đay là loại vải tự nhiên đặc biệt, có quy trình nhuộm và dệt đơn giản nên giá thành của chất liệu rất phải chăng. Phù hợp với mọi người và ai cũng có thể sở hữu được chúng. Mặc dù vải đay không được ứng dụng nhiều trong may mặc, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng dường như hiện hữu ở khắp mọi nơi. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn bỏ túi thêm được một kiến thức bổ ích nữa về các loại vải thông dụng trong cuộc sống hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *