Ngoài những chất liệu được sử dụng để may các loại trang phục thông thường. Vải chống thấm nước là một cái tên tuy lạ nhưng thực chất chúng ta vẫn đang sử dụng chất liệu này hàng ngày, và ngày càng phổ biến hơn. Vậy vải chống thấm nước là gì? Cùng May in Thêu Hải Triều tìm hiểu ngay những thông tin bổ ích về loại vải chống thấm đặc biệt. Mời các bạn đón đọc.

chat lieu vai chong tham nuoc

I. Vải chống thấm nước là gì?

1. Vải chống thấm nước là gì?

Vải chống thấm nước là loại vải có khả năng chống lại được nước thấm hút qua, và cũng là loại vải được phủ một lớp chống thấm. Những chất giúp chống thấm như polyester, nylon, PVC (Polyvinylchloride), siliconsáp.

Vải chống thấm nước giúp cho chất lỏng bị cản không thấm vào bất kỳ những vật dụng phía bên trong. Bảo vệ các vật dụng luôn khô ráo và sạch sẽ, không ẩm mốc.

Vai chong tham nuoc la gi

2. Vải chống thấm nước sản xuất như thế nào?

Ban đầu để có được một tấm vải chống thấm nước, yêu cầu cần có một tấm vải hoàn chỉnh, có thể được dệt hoặc làm từ bất cứ nguyên liệu gì. Sau khi một tấm vải được dệt hoàn thiện, nhà sản xuất sẽ phủ thêm một lớp cuối cùng vào bên ngoài tấm vải, tạo lớp ngăn chống nước.

Tuỳ thuộc vào vật dụng mà các chất bên ngoài được sử dụng khác nhau, cũng như sẽ có tỷ lệ nhiều hay ít để tăng ứng dụng cho vải. Khi vải chống thấm nước đã được làm xong, sẽ được chuyến đến các nơi sản xuất nhằm tạo ra nhưng vật dụng khác nhau phục vụ cho cuộc sống.

II. Các loại vải chống thấm nước được sử dụng phổ biến

1. Vải dù chống thấm nước

Vải dù chống thấm nước hay còn được làm từ polyester hoặc bằng vật liệu Oxford. Ngoài ra, để tăng độ chống thấm cho vải, nhà sản xuất còn thường phủ thêm polyurethane giúp vải thêm bền bỉ và tăng cường khả năng chống nước hiệu quả. Bên cạnh đó, chất liệu còn giúp cho vải dù tăng được tuổi thọ, có khả năng chống lại nước, giống gió và bụi bẩn tốt hơn. Có 3 loại vải dù khác nhau được sản xuất như:

  • 250T: Có khả năng che mưa trong khoảng diện tích dưới 25m
  • 420 tráng PU: Có khả năng che mưa trong khoảng diện tích dưới 30cm
  • 650T tráng Uli: Được sử dụng tại những nơi diễn ra sự kiện lớn ở ngoài trời

Vải có giá thành khá rẻ nên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Không những thế vải dù còn là chất liệu phổ biến rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau.

Cac loai vai chong tham nuoc

2. Vải nylon chống thấm nước

Vải nylon hay ni lông là loại vải hoàn toàn được tạo thành từ các thành phần tổng hợp, giúp chống nước rất hiệu quả. Là đứa con tinh thần của công ty Dupont, vải nylon được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống.

Với các tính năng vượt trội như không nhăn nhúm, độ bền cao, màu sắc nổi bật, vải nylon ngoài được dùng để làm các vật dụng chống thấm, vải còn được dùng để tạo thành các loại trang phục sử dụng hàng ngày, điển hình là áo quần thể thao.

Vai nylon chong tham nuoc

Xem thêm: VảI Nylon là gì? Đặc điểm & ứng dụng của vảI Nylon trong đời sống

III. Ưu điểm và nhược điểm của vải chống thấm nước

1. Ưu điểm

  • Chống nước tốt: Vải chống thấm nước có khả năng cản nước hoàn toàn tuyệt đối, giúp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với nước mưa. Ngoài ra vải còn được phát huy tác dụng được nhiều ứng dụng hơn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Vải không nhăn: Lớp nhựa phía ngoài bề mặt vải giúp vải không bị nhăn hay nhàu nhúm. Không như các chất liệu được làm từ vải tự nhiên, vải chống thấm nước có khả năng chống lại nếp nhăn rất tốt và hiệu quả. Vải luôn tạo được tính thẩm mỹ và dễ dàng trở lại về hình dáng ban đầu sau khi kéo hay vo vải.
  • Vải nhanh khô: Và đương nhiên nếu như vải không thấm nước thì sẽ rất nhanh khô. Chỉ cần phơi vải trong điều kiện có gió thì vải sẽ nhanh chóng được làm khô hoàn toàn.
  • Độ bền cao: Được lớp nhựa bên ngoài bảo vệ, nên vải không bị những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến những tính chất bên trong, giúp vải tăng được độ bền và tăng tuổi thọ cho vải.
  • Vải chống gió tốt: Vải chống thấm nước còn có khả năng cản gió rất tốt. Bởi vì vậy, vải chống thấm còn được sử dụng để may các loại áo khoác chống gió hiệu quả. Bên cạnh đó sử dụng rèm cửa vải chống thấm vào mùa đông giúp không gian nhà ở được ấm áp hơn.
  • Khó bám bụi: Những loại vải khác thường có những phần sợi vải nhỏ trên bề mặt, nên dễ bị bụi bẩn bám vào. Riêng với vải chống thấm, lớp vải ngoài trơn và láng hơn nên vải rất khó bám vào, cũng như giúp người sử dụng có thể dễ dàng giặt rửa, làm sạch.
  • Màu sắc phong phú: Vải được sản xuất với rất nhiều màu sắc phong phú và nổi bật, giúp cho các sản phẩm được làm ra từ vải chống thấm được hấp dẫn, và có nhiều màu sắc để lựa chọn hơn.
  • Giá thành rẻ: Vải được làm từ nguyên liệu tổng hợp nên có giá thành rẻ. Từ nguyên liệu cho đến sản xuất, mọi chi phí đều thấp và được công nghiệp hoá nên sản phẩm được làm ra có giá thành khá ổn định, và ai cũng có thể sử dụng được.

2. Nhược điểm

  • Độ thoáng khí thấp: Vải chỉ nên dùng để chống thấm, còn nếu sử dụng vào mùa hè sẽ gây ra sự bức bí và khó chịu khi vải không có những lỗ thông gió li ti để không khí bên ngoài cũng như bên trong di chuyển qua về được.
  • Độ hút ẩm rất thấp: Vải không thể thấm hút mồ hôi khi sử dụng, vì vậy vải sẽ gây ra những tác động ngược lại, khiến cho người mặc không thoải mái. Và nếu dùng vải để làm dù che nắng, vải sẽ hấp nhiệt lại khiến cho không gian trở nên nóng nực.
  • Không thân thiện với môi trường: Vải không có khả năng tự phân huỷ trong môi trường tự nhiên, các chất nhựa thường sẽ mất đến vài nghìn năm để có thể phân huỷ hoàn toàn. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, làm môi trường phải hứng chịu một lượng lớn rác không được phân huỷ.

IV. Ứng dụng vải chống thấm nước trong cuộc sống

1. Sản xuất các vật dụng chống thấm nước

Vải chống thấm nước là chất liệu giúp con người đi mưa hiệu quả hơn. Khi các sản phẩm chống nước ra đời ngày càng nhiều, chúng đã giúp cho cuộc sống của người được tiện dụng hơn, tránh được những trận mưa lớn và những cơn gió lạnh đầu mùa.

Vải có thể được làm thành các loại dù lớn mà chúng ta thường nhìn thấy ở các bãi đổ xe, hay ở những nơi quán xá như cà phê, nhà hàng… Ngoài ra, chất liệu còn được dùng để làm mái hiên, giúp nước mưa được đưa ra bên ngoài và không làm ướt nhà chúng ta đang ở.

Những chiếc dù nhỏ cầm tay cũng là đồ dùng được làm từ vải chống thấm. Chiếc dù là một vật dụng rất tiện lợi khi ngoài trời có mưa nhỏ. Hoặc khi chúng ta đi bộ một đoạn đường ngắn thì việc dùng dù sẽ tiện lợi hơn.

Những chiếc áo mưa cũng là một vật dụng rất quan trọng khi đi mưa. Không những vậy, áo mưa còn giúp cho chúng ta có thể tránh những cón gió lớn khi đang ở ngoài đường. Áo mưa thường được làm từ vải nylon, bởi chất liệu nylon có khả năng chống nước rất cao. Ngoài ra vải còn được làm một số vật dụng hữu ích sau:

  • Lều, bạt
  • Tấm thảm ngựa
  • Vải bọc xe
  • Ba lô chống nước
  • Túi xách

Ung dung vai chong tham nuoc trong cuoc song

2. Sản xuất may mặc

Vải chống thấm nước thích hợp để may các loại trang phục cho vận đông viên như bơi lội, điền kinh. Vải không thấm nước nên khi sử dụng may đồ bơi lội sẽ không làm cho trọng lượng của áo lớn hơn, giúp người mặc dễ dàng di chuyển và thao tác các hoạt động thoải mái khi ở dưới nước.

Ngoài ra, vải còn được dùng để may áo khoác đi mưa. Áo khoác được may với thiết kế tương tự như những chiếc áo khoác khác, tuy nhiên, chúng lại có thể sử dụng được khi đi ngoài trời mưa. Vừa giúp người mặc tạo được vẻ bên ngoài có tính thẩm mỹ cao, cũng như giúp có thể tránh được nước thấm vào bên trong có thể.

Ao khoac di mua

3. Trang trí nội thất

Vải chống thấm nước cũng là một trong những chất liệu được yêu dùng khi trang trí nhà cửa. Vải rèm chống thấm thích hợp sử dụng vào mùa đông, và đặc biệt vào mùa mưa. Rèm có thể cản được cả nước và gió, giúp ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ, ấm áp và hạn chế được không khí ẩm.

Vải chống thấm nước còn được dùng để may các loại vải bọc nệm. Thích hợp sử dụng cho những gia đình có con nhỏ. Nhằm giúp nước tiểu hay những thức uống, đồ ăn khi đổ trên nệm sẽ không bị thấm vào bên trong, giúp chiếc nệm của nhà bạn luôn được bảo vệ một cách hoàn hảo nhất.

Vai chong tham nuoc may ra boc nem

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng vào mùa đông, bởi vì mùa hè vải sẽ rất nóng. Nếu bạn muốn sử dụng quanh năm, thì hãy bọc thêm một chiếc vỏ khác có chất liệu mát mẻ hơn ở trên vải bọc chống thấm. Ngoài ra, vải chống thấm nước còn được sản xuất một số vật dụng được sử dụng trong gia đình như khăn trải bàn hay vải bọc sofa.

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải chống thấm

  • Không tiếp xúc với nhiệt độ quá cao: Thực chất lớp phủ bên ngoài vải là một loại nhựa đặc biệt. Chính vì vậy khi có nhiệt độ tác động vào, vải sẽ dễ bị hấp nhiệt, gây nóng nực, giảm đi độ bền cũng như làm vải bị phai màu.
  • Không giặt với nước nóng: Không được sử dụng nước quá nóng để vệ sinh cho các sản phẩm chống thấm nước. Vải sẽ dễ bị giãn và mất đi độ đàn hồi vốn có.
  • Không được sử dụng chất tẩy: Chất tẩy sẽ làm cho vải dễ bị phai màu, cũng như bào mòn đi các sản phẩm được làm từ vải chống thấm.
  • Nên giặt bằng tay: Vải rất dễ được làm sạch, chính vì vậy bạn hãy nên giặt tay để giữ lại vẻ đẹp vốn có của chất liệu. Không những thế còn nâng cao được độ
  • Không sấy quá khô: Vải chỉ được dùng máy quạt hoặc với khí hậu thời tiết thoáng mát để làm khô chất liệu.

Xem thêm: Xưởng sản xuất áo mưa quảng cáo – chất lượng, giá tốt

Vải chống thấm nước là một chất liệu rất hữu ích, giúp cho cuộc sống của con người được diễn ra một cách nhẹ nhàng và suôn sẻ nhất. Tuy nhiên bạn cần sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, và biết cách tái chế để chất liệu không làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến bầu không khí trong lành xung quanh ta.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *