Ngoài những bộ trang phục thường ngày chúng ta vẫn sử dụng, thì bên cạnh đó luôn có chiếc áo khoác đi kèm dù mưa hay nắng, dù lạnh hay nóng, chúng vẫn phát huy được tối đa chức năng vốn có. Nhưng mỗi chất liệu sẽ tạo nên một chiếc áo khoác khác nhau. Vậy có những loại vải nào dùng để may áo khoác, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu kỹ hơn những thông tin dưới đây, để biết về 10 loại vải may áo khoác được sử dụng phổ biến nhé.

top cac loai vai may ao khoac dep giu dang nhat

I. Các loại áo khoác phổ biến hiện nay

1. Áo khoác là gì?

Áo khoác là loại trang phục mặc bên ngoài, với mục đích giữ ấm hoặc tránh gió. Áo được sử dụng cho cả nam và nữ. Áo khoác có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên loại áo nào cũng có phần ống tay dài hơn các loại áo thông thường khác.

Áo khoác thường được thiết kế dây kéo phéc – mơ – tuya hay khuy gài sẽ tuỳ thuộc vào mẫu áo được tạo ra. Bên cạnh đó áo khoác thường có túi ở hai bên, giúp người dùng tiện hơn trong việc bỏ đồ đạc hoặc giữ ấm bàn tay. Có một số mẫu áo còn được may thêm mũ ở sau.

Ao khoac la gi

2. Các loại áo khoác hiện nay

a. Áo khoác nhẹ

  • Áo khoác gió: Là loại áo thường ít thấm nước, được sản xuất vào năm 1965 bởi Leon-Claude Duhamel. Áo có trọng lượng nhẹ, không sử dụng được trong những ngày trời quá rét. Chúng thường chỉ được dùng để tránh gió hoặc vào những ngày trở gió.
  • Áo khoác phao: Là loại áo được may với chất liệu không thấm nước. Đây là loại áo có thể chống lại được gió lạnh và chống được cả nước.
  • Áo khoác trùm đầu (áo hoodie): Là loại áo khoác không có phần khuy gài hay dây kéo ở trước. Chúng được mặc như mặc các loại áo thun thông thường. Áo hoodie luôn luôn có phần mũ.
  • Áo choàng đi mưa: Hay còn được gọi là Trench coat. Là loại áo có khả năng chống lại nước và chống rách.
  • Áo Cardigan: Là loại áo khoác được làm bằng len, áo cũng được thiết kế với tay dài và phần khuya gài ở phía trước.
Ao khoac cardigan
Áo khoác Cardigan

b. Áo khoác nặng

  • Áo khoác Duffle: Là loại áo khoác được làm từ vải thô, được ra đời vào năm 1850. Áo khoác Duffle rất dày phổ biến ở Châu Âu và được học sinh sử dụng là chủ yếu.
  • Áo khoác Crombie: Loại áo khoác này ra đời vào thế kỷ thứ 19, là loại áo có cổ áo gần giống với vest nhưng phom áo dài hơn.
  • Greatcoat: Greatcoat có kiểu dáng gần giống tương tự với áo khoác Crombie, tuy nhiên đa số chúng được làm từ vải dạ, áo được sử dụng nhiều tại Châu Âu.
Ao khoac greatcoat
Áo khoác GreatCoat
  • Áo măng tô: Áo măng tô có dáng dài qua khỏi đầu gối. Áo còn được gọi là áo choàng, thường được may từ những chất liệu như dạ, kaki
  • Áo Cape: Áo Cape có xuất xứ từ nước Pháp, chúng có dáng tương tự như áo choàng cho tầng lớp quý tộc. Áo không có tay hoặc phần tay sẽ được thiết kế như cánh dơi.

II. Những loại vải may áo khoác mùa Hè

1. Vải Cotton

Vải cotton thích hợp nhất khi may các loại áo khoác vào mùa hè. Chúng không những giúp cho làn da không bị cháy nắng, mà còn giúp người mặc được thấm hút mồ hôi và dễ chịu hơn.

Ao khoac vai cotton

a. Ưu điểm

Vải cotton có thành phần tự nhiên từ những sợi bông, nên đem lại một cảm giác mềm mại và dễ chịu cho người mặc. Áo khoác được làm từ vải cotton không khiến người mặc bị bức bí. Bởi chúng có khả năng thấm hút rất tốt. Ngoài ra vải cotton còn giúp bạn cảm thấy mát hơn khi đổ nhiều mồ hôi.

b. Nhược điểm

Áo khoác của bạn sẽ bị nhăn sau mỗi lần giặt, nên nếu như cần đến độ thẩm mỹ thì áo khoác cotton không phải là sự lựa chọn hợp lý. Ngoài ra vải cotton cũng có giá thành khá cao, nên để mua được một chiếc áo khoác chất liệu này đòi hỏi bạn phải bỏ ra một số tiền kha khá.

2. Vải Linen (vải lanh)

Vải Linen hay vải lanh là một trong những loại vải có độ thoáng khí rất cao. Khi sử dụng vải linen để may áo khoác, áo khoác sẽ giúp bạn luôn được cảm thấy mát mẻ, mặc dù thời tiết bên ngoài có nóng đến như thế nào đi nữa. Vải linen tuy mỏng nhưng có khả năng bảo vệ được an toàn cho làn da của bạn.

Ao khoac vai linen

a. Ưu điểm

Áo khoác vải linen nay được sản xuất rất nhiều màu sắc phong phú, giúp người mua có thể dễ dàng hơn trong việc chọn sản phẩm. Bên cạnh đó với độ nhăn tự nhiên của vải lanh, sẽ giúp áo khoác trở nên độc đáo và lạ mắt hơn. Vải linen linh hoạt với nhiệt độ của nước giặt, có thể giặt với nước lạnh, nước ấm hoặc nóng.

b. Nhược điểm

Vải linen có giá thành cũng khá cao, sau khi giặt xong vải cũng sẽ bị nhăn tương tự như cotton. Việc bảo quản áo khoác linen cũng cần kĩ càng hơn, vải linen cần được dùng móc treo lên để giữ vải luôn thẳng nếp.

III. Những loại vải may áo khoác vào mùa Đông

1. Vải Len

Vải len là loại vải được dệt từ những sợi lông của các loài động vật như cừu, dê. Vải len có khả năng giữ nhiệt rất cao, nên có thể giúp con người tránh gió lạnh vào mùa đông hiệu quả.

Ao khoac vai len

a. Ưu điểm

Vải có khả năng giữ nhiệt cao, có thành phần xuất xứ từ tự nhiên nên vải không làm cho làn da bị dị ứng hay nổi mẩn đỏ. Có một số loại vải len rất mềm mịn như vải len Cashmere, tạo được cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Vải len co giãn rất tốt nên không gây gò bó khi sử dụng.

b. Nhược điểm

Vải len sẽ bị đổ lông sau một thời gian sử dụng, khá khó để vệ sinh. Vì vải len thấm hút nước rất tốt nên sẽ có trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với lúc vải khô. Có một số loại vải len rất đắt tiền, nên nhiều người tiêu dùng không có khả năng để mua.

2. Vải Tweed

Là một loại vải thô cũng được dệt từ những sợi lông của dê hay cừu. Tuy nhiên, vải Tweed được dệt chặt chẽ hơn làm cho bề mặt vải dày hơn và giữ nhiệt tốt hơn.

Ao khoac vai tweed

a. Ưu điểm

Vải Tweed giúp áo khoác đứng dáng hơn, đặc điểm của vải Tweed rất thích hợp để may áo khoác sử dụng tại nơi công sở. Chất liệu giữ nhiệt cũng rất tốt cùng với nhiều kiểu hoạ tiết, giúp người sử dụng có thể biến tấu được nhiều mẫu áo khoác hơn vào mùa đông.

b. Nhược điểm

Vải Tweed khá nặng nên gây khó khăn trong khâu vệ sinh, làm sạch. Bên cạnh đó áo khoác vải Tweed cũng có giá thành cao, bởi phải tốn rất nhiều nguyên liệu để dệt được một tấm vải. Vải Tweed giặt rất lâu khô nên dễ sinh ra mùi ẩm mốc.

3. Vải Dạ

Vải dạ ngoài được cấu tạo bởi những sợi vải lấy từ lông của các loài động vật, chúng còn có xuất xứ từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi đay, sợi cói. Và ngày nay bổ sung thêm sợi Polyester. Vải dạ có bề mặt dày, được bao phủ bởi một lớp lông ngắn.

Ao khoac vai da

a. Ưu điểm

Vải dạ có khả năng giữ nhiệt rất cao nhờ lớp lông ngắn trên bề mặt. Áo khoác dạ dày nên có độ bền rất cao và ít thấm nước hơn các loại chất liệu khác. Vải dạ cũng giúp áo khoác giữ được phom dáng chuẩn. Và nó không dễ bị sút sợi vải như vải len.

b. Nhược điểm

Mặc dù ít thấm nước, nhưng một khi đã ngậm đủ nước vải sẽ rất nặng. Áo khoác vải dạ dễ bị co lại khi gặp phải nhiệt độ cao. Chính vì vậy, không nên sử dụng nước nóng để giặt, và phơi dưới trời có nắng gắt.

IV. Những loại vải may áo khoác sử dụng quanh năm

1. Vải Jeans

Vải Jeans hay vải bò là một chất liệu được giới trẻ rất ưa chuộng. Vải jeans được dệt chặt chẽ với nguyên liệu là cotton duck, có màu xanh truyền thống. Vải Jeans được mọi người rất ưa chuộng khi may áo khoác bởi chúng có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ao khoac vai jeans
Bên cạnh Jeans, giới trẻ Việt Nam cũng yêu thích các loại áo khoác từ vải Denim

a. Ưu điểm

Vai Jeans có khá nhiều ưu điểm để có thể sử dụng quanh năm. Vào mùa hè vải rất thoáng mát, không bức bí do được thừa hưởng đặc tính của vải cotton. Không những thế vải Jeans còn giúp bảo vệ được làn da của bạn dưới ánh nắng mặt trời.

Vào mùa đông vải có thể chắn được những cơn gió lạnh, do vải được dệt chặt chẻ, bề mặt vải dày. Áo khoác Jeans còn giúp cho ngươi mặc được năng động và cá tính hơn.

b. Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của vải Jeans đó chính là độ co giãn kém. Chính vì vậy khi sử dụng vải Jeans để may áo khoác cần may áo với kích thước lớn hơn cơ thể, giúp cho người mặc được cảm thấy thoải mái hơn.

2. Vải Tricot

Vải Tricot có xuất xứ từ nước Pháp, được dệt theo kiểu zic zắc ở một mặt, và mặt còn lại là mặt trơn. Vải có đặc điểm đó là mềm và có độ rũ. Vải không co giãn theo chiều ngang nhưng vẫn co giãn theo chiều dọc.

Ao khoac vai tricot

a. Ưu điểm

Vải được sử dụng nhiều vào mùa hè để may áo khoác bởi vì chúng rất thoáng khí, thấm hút được mồ hôi. Rất tiện lợi cho những ai chơi thể thao và hoạt động nhiều. Bên cạnh đó vải có độ dày khá ổn để thích ứng được vào mùa đông. Vào mùa đông, vải giúp cơ thể ngăn được gió lạnh, và tạo ra được những chiếc áo khoác phong cách, cá tính. Vải Tricot còn rất ít bị nhăn nên mọi người rất ưa chuộng chất liệu này.

b. Nhược điểm

Vải chỉ co giãn được một chiều nên độ co giãn của vải chưa hoàn toàn cao. Vì vậy khi may áo khoác vải Tricot cần lưu ý đến nhược điểm này, nhằm lựa chọn kích thước sao cho phù hợp.

V. Các loại vải may áo khoác đi mưa

1. Vải Polyester

Vải Polyester là một loại vải tổng hợp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Khi được ứng dụng để may áo khoác, vải Polyester có khả năng giúp áo ít bị thấm nước hơn. Tuy nhiên đây là một chất liệu có nhiều mối nguy hại đến cho môi trường.

Ao khoac vai polyester

a. Ưu điểm

Vải Polyester có độ bền rất cao, không nhăn nhúm và có khả năng chống lại nước, nên chúng được sử dụng để may các loại áo khoác đi mưa. Ngoài ra vải cũng rất nhanh khô, nhẹ nên tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải polyester có độ bền rất cao, nên áo khoác làm từ chất liệu này sẽ ít bị bào mòn hay hư hỏng.

b. Nhược điểm

Vai polyester chỉ nên sử dụng vào mùa mưa, bởi mùa hè loại vải này sẽ gây ra sự bức bí khó chịu cho người mặc. Và chúng cũng không thể chịu đựng được khi gặp phải nhiệt độ quá cao.

2. Vải Nylon

Vải Nylon cũng là một loại vải có cấu tạo từ nguyên liệu tổng hợp. Có khả năng chống nước nên được sử dụng để may áo khoác đi mưa. Vải nylon được sản xuất rất nhiều, bởi vải có giá thành rẻ

a. Ưu điểm

Vải nylon có độ bền rất cao, nên khi thường xuyên mặc áo khoác đi ngoài trời mưa vải cũng sẽ không bị hỏng. Chất liệu có khả năng bám màu tốt và khi giặt phơi cũng rất nhanh khô. Vải nylon cũng là một loại vải ít nhăn, nên cách bảo quản vải nylon cũng khá đơn giản.

Ao khoac vai nylon

b. Nhược điểm

Vải Nylon không thân thiện với môi trường, nên khi mua áo khoác bạn phải cân nhắc xem có mặc được nhiều lần hay không, để tranh được việc thải những chất độc hại này ra môi trường. Vải chỉ sử dụng khi đi mưa, còn nếu sử dụng vào mùa hè sẽ gây ra sự bí bách, không thoải mái cho người.

3. Vải Polyurethane

Vải Polyurethane là loại vải giả da được làm từ các nguyên liệu tổng hợp. Vải cũng sẽ được dệt từ cotton và một số loại sợi khác, sau đó được phủ lớp PU nhằm tạo bề mặt như vải gia như thật. Tuy vải gây nóng nực khi sử dụng, nhưng lại phù hợp để di chuyển khi trời đang mưa.

Ao khoac vai polyurethane

a. Ưu điểm

Và tất nhiên vải sẽ có khả năng chống thấm nước nhờ vào lớp PU trên bề mặt. Vải cũng khá nhẹ và khi giặt cũng nhanh khô. Vải polyurethane giữ phom dáng khá tốt, có thời gian sử dụng lâu dài và có giá thành rẻ. Vải còn tạo ra được độ thẩm mỹ cho người dùng khi bề mặt giả da trông như da thật.

b. Nhược điểm

Vải Polyurethane không thoáng khí, dễ gây ra sự khó chịu cho người mặc khi trời nắng. Vải cũng khó bảo quản hơn, nếu như áo khoác tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao sẽ gây ra hiện tượng nổ da, làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài áo. Ngoài ra vải cũng không thân thiện với môi trường, và cũng không thích hợp với những làn da nhạy cảm.

Mời bạn xem thêm: Mẫu áo mưa in logo doanh nghiệp, công ty – xu hướng Marketing 2024

Những loại vải may áo khoác khác nhau sẽ thích hợp cho từng mùa trong năm, và mỗi chất liệu đều có ưu điểm riêng của nó. Và dường như không khó để chọn được một loại vải phù hợp cho chiếc áo khoác của bạn, hãy dựa vào những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp để đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

1 bình luận trong “Top 10 loại vải may áo khoác tốt nhất – phù hợp cho thời tiết quanh năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *