Ngoài những loại sợi nguyên sinh, thì sợi tái chế hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thời trang. Để giúp môi trường hạn chế được lượng rác thải không thể phân hủy, cũng như ngăn ngừa các chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, nên sợi tái chế đã ra đời để phục vụ đời sống của con người. Vậy sợi tái chế là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số kiến thức cơ bản sau.
- Stylist là gì? Công việc của một Stylist bao gồm những gì?
- Mở Local Brand cần những gì? 12+ kinh nghiệm thực tế khi mở Local Brand
I. Sợi tái chế là gì?
Sợi tái chế là loại sợi được sản xuất từ những loại vải đã qua sử dụng, hoặc từ quần áo cũ, hàng dệt may. Chúng được thu hồi nguyên liệu để sản xuất lại một loại vải mới. Ngoài ra, sợi tái chế còn được tạo ra bằng những phế liệu nhựa đã qua sử dụng. Thay vì đẩy lượng rác thải này ra môi trường, các nhà sản xuất đã thu hồi và sản xuất lại những tấm vải mới bằng những loại sợi tái chế.
Năm 2016 là năm mà các vật dụng tái chế được sản xuất và sử dụng rất phổ biến. Có nhiều hãng thể thao lớn như Nike, Adidas, Speedo đã sử dụng những vật dụng nhựa cũ để tạo nên các dụng cụ thể thao. Và chúng rất hữu ích với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Nhìn thấy được một nhu cầu tiêu thụ mới, nên doanh nghiệp Sợi Thế Kỷ đã bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời loại sợi từ những vật liệu cũ kỹ, phế thải.
Sau 3 năm, doanh nghiệp đã thành công khi loại sợi này đã giúp tăng 118% doanh thu, trong khi sự tăng trưởng của các loại sợi nguyên sinh lại giảm xuống ở mức âm. Và cho đến hiện nay, ở nước ta chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất sợi tái chế. Ngoài Sợi Thế Kỷ, thì Formosa – doanh nghiệp FDI cũng là một cơ sở sản xuất rất lớn mạnh.
Việc sản xuất sợi tái chế ngày càng một nhân rộng hơn, khi Sợi Thế Kỷ nhận được sự nhượng quyền từ Unifi. Dựa vào lợi thế về thương hiệu, cũng như có sự cung ứng dồi dào về hạt nhựa tái chế, mà Sợi Thế Kỷ đã sản xuất được rất nhiều sợi tái chế có mức lợi nhuận gần như gấp đôi so với sợi nguyên sinh.
Với các vấn đề về sinh thái, bảo vệ môi trường, ngành thời trang đã đề cập đến việc sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng cách tái chế lại. Các vật liệu thông dụng được tái chế phải kế đến như cotton, các loại lông động vật, polyester. Chúng được tái chế từ quần áo cũ, hay các loại chai nhựa đã qua sử dụng. Đặc biệt, sợi polyester chủ yếu được tái chế bằng các chai nước đã sử dụng. Chúng được đem rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, tiền hành quá trình nung nóng và sản xuất lại một sợi vải hoàn toàn mới.
Công ty Dupont cua Mỹ đã sáng chế ra rất nhiều loại sợi tổng hợp, trong đó sợi polyester được xem là mốc đánh dấu quan trọng. Khi đây là loại sợi có thể thay đổi ngoạn mục thị phần tiêu thụ vải trên thị trường. Nếu như trước đây sợi cotton là loại sợi chiếm ưu thế, thì việc polyester ra đời đã giúp người tiêu dùng tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
Vào năm 1990, sợi cotton chiếm 60% trong tổng số sợi được sản xuất, tuy nhiên vấn đề này lại hoàn toàn ngược lại chỉ sau 17 năm. Sợi polyester đã chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm hơn 50 % tổng số sợi được sản xuất. Vậy nên nhu cầu tiêu thụ của nguyên liệu sẽ rất cao. Cũng chính vì lý do này, để hướng đến một xu hướng thời trang bền vững, mà các nhà sản xuất đã tập trung trong việc sản xuất sợi tái chế polyester.
Việc sử dụng các loại chai nhựa cũ để sản xuất sợi tái chế, sẽ giúp hạn chế thải carbon ra bên ngoài môi trường. Góp một phần không hề nhỏ để giúp môi trường được xanh sạch đẹp hơn. Ngoài ra, để lấy được sự uy tín và lòng tin của khách hàng, nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng sợi tái chế để tạo ra các sản phẩm của mình. Những thương hiệu nổi bật trong việc sử dụng sợi tái chế có thể kể đến như Decathlon, Adidas, Puma, Nike.
Tại Việt Nam chúng ta, số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm tái chế ngày càng một tăng cao. Chứng tỏ một điều rằng, việc sản xuất sợi tái chế đang dần chiếm lĩnh thị trường. Khi môi trường đang bị nhiều yếu tố gây nguy hiểm, dễ tạo ra hiệu ứng nhà kính do rác thải, thì việc tập trung sản xuất sợi tái chế càng được mọi người quan tâm và coi trọng.
II. Phân loại sợi tái chế
1. Recycle Staple
a. Recycle Staple là gì?
Vải Recycle Staple là chất liệu được sản xuất từ nhựa tái chế, được dệt từ sợi xơ ngắn. Sợi ngắn là loại sợi có chiều dài tối thiểu khoảng vài mm, và tối đa chiều dài của sợi ngắn sẽ khoảng vài cm. Vải Recycle Staple cũng phải trải qua một quá trình sản xuất có đầy đủ các quy trình như tạo ra một sợi vải nguyên sinh. Recycle Staple tận dụng nguồn nguyên liệu là chai nhựa, và sợi polyester cũ.
Mặc dù là sợi tái chế, nhưng chất liệu vẫn đảm bảo một số ưu điểm nổi bật của sợi nguyên sinh như: Độ bền cao, bề mặt mềm mịn, có trọng lượng nhẹ và có khả năng chịu mài mòn tốt. Ngoài ra, chất liệu còn là loại vải không nhăn, giữ phom dáng tốt và rất khó bám bụi bẩn. Vào mùa đông chất liệu không bị ẩm mốc, khó bám bẩn.
Ngoài những ưu điểm, thì Recycle Staple cũng có một số nhược điểm như: Vải không có độ thoáng khí cao, nóng nực và không thích hợp để sử dụng vào mùa hè. Để bảo quản chất liệu được bền đẹp lâu hơn, không nên cho Recycle Staple tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ cao.
b. Quy trình sản xuất sợi Recycle Staple
Để sản xuất sợi tái chế Recycle Staple, trước hết phải tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào thích hợp. Đa phần nguyên vật liệu đầu vào là chai nhựa polyester không phân hủy được. Sau đó tiến hành rửa và làm sạch các vật liệu này. Cắt nhỏ chai nhựa ra thành những mảnh nhỏ và rửa sạch lại thêm một lần nữa.
Việc kéo sợi Recycle Staple thường được thực hiện bằng hai phương pháp:
- Phương pháp cơ học: Phần nhựa đã được cắt sẽ đem đi nấu chảy thành một dung dịch lỏng. Dung dịch sau khi đun nóng được gọi là polymer, polymer được cho vào máy để phun thành sợi. Đây là phương pháp sản xuất đơn giản, và có chi phí thấp.
- Phương pháp hóa học: Theo phương pháp hóa học, các nguyên liệu đầu vào sẽ được tác dụng với các chất hóa học để thay đổi tính chất bên trong vật liệu, biến chúng thành những sợi xơ mới. Phương pháp hóa học có chi phí sản xuất cao hơn phương pháp cơ học.
2. Recycle Filament
a. Recycle Filament là gì?
Recycle Filament là loại sợi tái chế cũng được sản xuát từ những loại chai nhựa đã qua sử dụng, nhưng có sợi xơ dài hơn Recycle staple. Vì có đặc điểm cấu tạo khác nhau nên Recycle Filament có một số tính chất khác biệt. Filament là loại sợi liên tục, được nhiều sợi đơn đan lại với nhau.
Vậy nên, chất liệu có bề mặt mềm mại và có độ bền rất cao. Ngoài ra, Filament còn là một loại vải thích hợp để sử dụng vào mùa hè. Đây chính là điểm khác biệt với Stape. Sợi Recycle Filament có thể được xử lý qua công nghệ nhuộm màu Dope dye, nhuộm xơ để đưa ra sản phẩm may mặc bền màu, chất lượng.
b. Quy trình sản xuất sợi Recycle Filament
Quy trình sản xuất sợi Recycle Filament cũng tương tự như sợi Recycle Staple. Chất liệu cũng được sản xuất bằng cách thu mua các nguyên vật liệu đầu vào là các loại chai nhựa cũ, đã qua sử dụng. Chúng sẽ được xử lý sạch, cắt nhỏ, tiến hành quá trình nung nóng chảy và kéo sợi. Quy trình sản xuất sợi Recycle Filament không phải cần nguyên liệu dầu mới khi sản xuất. Vậy nên, quá trình sản xuất sợi tái chế sẽ tạo ra ít hơn 55% lượng khí thải CO₂, cũng như tiêu thụ năng lượng ít hơn 53% so với việc sản xuất sợi polyester nguyên sinh.
3. Recycle Melange
a. Recycle Melange là gì?
Recycle Melange là loại sợi được sản xuất từ các loại sợi ngăn, tương tự như Recycle Staple, tuy nhiên chúng có sự đa dạng hơn về màu sắc. Sợi Melange trước khi dệt được nhuộm màu nên khi hiệu ứng màu sắc của chất liệu rất nổi bật. Ngoài những màu sắc cơ bản, sợi tái chế Recycle Melange có một số màu sắc đặc biệt như xanh biển, hồng, đỏ đô, tím, xám.
Recycle Melange được nhuộm theo công nghệ nhuộm xơ, có nghĩa là chúng sẽ được nhuộm từ khi chất liệu chỉ mới là sợi xơ. Những loại xơ này được trộn lại với nhau sau đó mới tiến hành kéo sợi. Vậy nên chất liệu có độ bền cao, cũng như có khả năng bền màu rất tốt. Theo sự phân chia thì sợi Melande còn được phân bổ thành 2 loại sau:
- Sợi Melange Màu: Là loại sợi có sự kết hợp giữa nhiều xơ màu khác nhau. Vậy nên, khi muốn tạo ra màu sắc theo ý muốn, hãy cân chỉnh tỷ lệ xơ sao cho hợp lý.
- Sợi Melange Xám: Để tạo nên sợi Melange màu xám, các xơ màu đen và trắng sẽ được kết hợp với nhau. Và khi được dùng để kéo sợi, thì sợi vải sẽ có màu xám.
Vì có màu sắc đa dạng và bề mặt vải mềm mại nên chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong thời trang và cuộc sống. Một số sản phẩm may mặc được ứng dụng Melange có thể kể đến như áo thun, quần tây, áo lót, đồ bơi… Bên cạnh đó, còn được sử dụng để sản xuất các loại phụ kiện khác như tất, mũ lưỡi trai. Với sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu ứng dụng rộng rãi trong dệt may gia dụng như: Rèm cửa, khăn tắm, chăn ga gối đệm.
b. Quy trình sản xuất sợi Recycle Melange
Quy trình sản xuất của Melange có chi phí cao hơn hai loại sợi trên. Ngoài ra, quy trình cũng phức tạp và cần có nguồn nguyên liệu đầu vào đặc biệt hơn. Để tiến hành sản xuất sợi Melange, trước hết nhà sản xuất sẽ mua nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, các nguyên liệu phải đạt chứng chỉ OEKO-tex.
Khác với sợi Filament, và sợi Staple, thì sợi Melange trước khi kéo sợi sẽ được nhuộm xơ. Xơ sẽ được nhuộm theo công nghệ Top Dyeing. Sau khi đã có phần xơ đạt yêu cầu, nhà sản xuất sẽ tiến hành kéo sợi và dệt vải.
Xem thêm:
- Top 7 loại vải thân thiện với môi trường – chất liệu xanh, bền vững
- Thời trang bền vững là gì? Làm sao để thời trang thân thiện với môi trường?
- Vải dệt kim là gì? Tính chất và các loại vải dệt kim thông dụng
Sợi tái chế là loại sợi mặc dù được sản xuất dựa trên những đồ dùng đã qua sử dụng, tuy nhiên đây là chất liệu giúp cải thiện tốt vấn đề về môi trường của hiện tại. Hy vọng, trong tương lại, thay vì sử dụng các loại sợi nguyên sinh, sợi tái chế sẽ ngày càng được sản xuất nhiều hơn, cũng như là chất liệu chính tham gia vào quá trình sản xuất may mặc.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm: