Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các sợi len nhân tạo để sản xuất ra nhiều loại vải khác nhau nhờ vào sự biến tấu trong các cách dệt. Trong đó có vải Tweed, là loại vải được sử dụng cách dệt trơn từ những sợi len được lấy từ bộ lông của các con thú. Vậy vải Tweed là gì? Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiễu kỹ hơn nhé.
- Unisex là gì? Phong cách thời trang phi giới tính có gì đặc biệt?
- Vải Microfiber là gì? Đặc tính & ứng dụng của chất liệu vải Microfiber
I. Vải Tweed là gì?
- Tên vải: Tweed, Vải Tuýt
- Thành phần vải: Sợi len dệt thô (thường là cừu)
- Độ thoáng khí: Thấp
- Khả năng hút ẩm: Trung bình
- Khả năng giữ nhiệt: Cao
- Khả năng co giãn: Thấp
- Dễ bị vón cục: Cao
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Scotland
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Úc & Anh
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
- Thường được sử dụng trong: Áo khoác, quần dài, mũ, áo khoác, áo khoác dạ, áo khoác ngoài khác, quần áo mùa đông, áo khoác phù hợp, quân phục.
1. Khái niệm
Vải Tweed hay còn được gọi là tuýt là loại vải được dệt từ sợi len tự nhiên, với kỹ thuật dệt trơn hoặc vân chéo.
Vải tweed thô, có kết cấu linh hoạt và được dệt chặt chẽ hơn vải len. Vải được dệt bằng cách xoắn các sợi len lại với nhau thành một lớp, hai lớp và có thể ba lớp để tạo độ dày cho vải.
Vải Tweed được sử dụng để may áo khoác giữ ấm cho cơ thể và là một mặt hàng thời trang của quốc tế.
2. Nguồn gốc ra đời
Từ xa xưa, vải tweed được người dân dùng để cản các cơn gió lớn đặc biệt là ở Scotland. Vào năm 1800, vải tweed được nhiều người Anh sử dụng, nhất là tầng lớp quý tộc.
Vải tweed ngày càng được sử dụng nhiều thay thế cho cho vải len vì vải len có giá thành cao.
Vải tweed được sử dụng để làm các loại trang phục đi săn và đặc biệt là làm mũ flat hay còn được gọi là mũ phẳng. Mũ phẳng chiếm một tỷ lệ khá lớn vải tweed trên thế giới.
Với những cải tiến mới của vải tweed; vải càng ngày càng tốt hơn và đặc biệt là có khả năng chống chọi lại với môi trường xung quanh. Ưu điểm này đã giúp vải tweed được nhiều người yêu thích và giữ vững được chổ đứng của mình trong hàng trăm loại vải.
3. Các loại vải tweed
- Houndstooth: Là loại vải được dệt rất đơn giản. Tên của vải được đặt theo hình thù có trên mặt vải. Và nó giống như những cái răng của con chó nên loại vải tweed này có tên Houndstooth.
- Tweed kẻ sọc:
- Barleycorn: Barleycon có nghĩa là hạt lúa mạch. Loại vải tweed này có hoa văn giống với hạt lúa mạch nên được đặt theo tên gọi đó luôn.
- Tweed Thornproof: Là loại vải được cấu tạo bởi những sợi len có độ xoắn cao, vì vậy vải khá dày và chống nước cũng rất tốt. Nếu vải bị xước nhẹ bởi một vật gai nhọn, chỉ cần dùng ngón tay miết nhẹ thì vải sẽ trở về lại hình dạng ban đầu.
- Tweed Gamekeeper: Đây là loại vải tweed có trọng lượng lớn hơn các loại vải tweed khác. Vì vậy thường được sử dụng để may các loại áo khoác giữ ấm dày.
- Tweed Sachsen: Có nguồn gốc từ sợi len merino chất lượng cao, sợi merino mềm mượt nên tweed sachsen được sử dụng để may các loại áo quần thể thao.
- Tweed Donegal: Là loại vải có công thức dệt khá đơn giản nhưng lại có sự pha trộn nhiều màu sắc trong từng sợi vải. Vải tweed Donegal có một vẻ đẹp rất mộc mạc và giản dị.
- Tweed Shetland: Là loại vải được dệt từ sợi của những con cừu sống ở đảo Shetland. Đây cũng là loại vải đẹp và có nét đặc trưng riêng.
II. Quy trình sản xuất vải Tweed
1. Thu hoạch sợi len
Trước khi để tạo ra được sợi len, người nông dân sẽ cạo lớp lông trên người của cừu. Bước làm này đều được làm thủ công, sau khi lấy lớp lông cừu xong, chúng sẽ được đem đi làm sạch và đóng thành kiện.
2. Kéo sợi
Trước khi kéo sợi, sợi len sẽ được làm sạch lại qua nhiều bước, tiếp đến sẽ chải thô để tạo thành các sợi dài và đem đi kéo sợi.
3. Nhuộm sợi
Các sợi đã được kéo dài sẽ đem đi nhuộm màu. Phải đặt tỷ lệ phù hợp để sợi vải có màu nhuộm theo đúng với từng mẫu vải tweed. Những sợi vải đã nhuộm được đưa vào máy trộn để tạo thành những mẫu như mong muốn.
4. Hoàn thiện
Sau khi đã trộn các sợi len lại với nhau, chúng lại được đem đi chải thô để sợi được bền hơn và dai hơn. Cuối cùng các sợi vải tweed sẽ được dệt thành thành phẩm.
III. Ưu và nhược điểm của vải Tweed
1. Ưu điểm
- Chống chọi với thời tiết: Vải tweed dày nên có thể ngăn gió và nước. Bởi vậy vải được dùng nhiều vào mùa đông để tránh gió và tránh rét.
- Độ bền cao: Vải tweed có độ bền rất cao, một sản phẩm có thể dùng đên vì năm vẫn chưa hỏng. Với đặc tính này, vải được sử dụng nhiều để may các loại áo khoác.
- Khả năng giữ nhiệt cao: Vải được dệt chặt chẽ nên vải có khả năng giữ nhiệt rất cao. Vào mùa đông, đây là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến để giúp giữ ấm cho cơ thể.
- Không nhăn nhúm: Vải có khả năng chống nếp nhăn, nên không sợ vải sẽ bị nhăn nhúm.
- Thân thiện với môi trường: Các sản phẩm của vải tweed có khả năng tự phân huỷ cao nên không sợ các chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Không gây kích ứng da: Vải được làm từ các sợi len tự nhiên nên phù hợp hầu hết với mọi loại da. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn vải tweed để sử dụng mà không sợ bị dị ứng.
2. Nhược điểm
- Độ thoáng khí thấp: Vải tweed có độ thoáng khí thấp nên khi giặt vải sẽ rất lâu khô và tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Trọng lượng lớn: Vải khi hoàn toàn được nhúng thấm nước sẽ rất nặng. Bởi vậy để vệ sinh làm sạch vải tweed khá mất thời gian và công sức.
IV. Sử dụng vải tweed trong cuộc sống
1. Trong may mặc
Vải Tweed có khả năng giữ nhiệt tốt nên được sử dụng nhiều vào mùa đông giúp giữ nhiệt cho cơ thể của con người. Các sản phẩm chủ yếu làm từ vải tweed gồm:
- Áo khoác nam
- Áo khoác nữ
- Sét bộ
- Váy liền người
- Chân váy
- Áo khoác trong quân đội
- Đồng phục
- Quần dài
- Blazers
2. May phụ kiện
Ngoài các loại trang phục ra, vải tweed còn được dùng để may các loại mũ thích hợp đội vào mùa đông.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải tweed
- Tránh ánh nắng gắt: Khi phơi các sản phẩm vải tweed, bạn không nên phơi dưới ánh nắng gắt, chỉ nên phơi những nơi thoáng gió và có nắng nhẹ.
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh
- Giặt khô: Nếu có điều kiện thì vải tweed giặt khô sẽ giữ được độ bền cao hơn, tránh làm xù vải.
- Giặt nhẹ tay: Khi giặt tay thì cũng nên giặt nhẹ, không dùng bàn chải chà trực tiếp lên bề mặt vải. Còn nếu giặt máy, bạn phải bỏ vào túi giặt và chỉnh máy ở chế độ giặt, sấy nhẹ.
- Tránh không khí ẩm: Vải có khả năng hút ẩm cũng khá tốt nên khi cất giữ và bảo quản bỏ ở nơi thoáng mát, tránh không khí ẩm.
- Dùng nước xả vải: Khi giặt vải tweed, nước xả vải cũng rất cần thiết để lưu mùi hương cho vải và làm mềm các sợi tweed.
VI. Một số thương hiệu thời trang Việt nổi tiếng về vải tweed
1. Petbychang
Petbychang nổi tiếng với các mẫu váy tweed đuôi cá, mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng vô cùng sang chảnh. Ngoài ra với những thiết kế ôm suông, giúp phái nữ che đi được những phần khuyết điểm trên cơ thể.
2. Fleur / Clothing
Nhãn hàng này thiên về các trang phục có đường nét cổ điển và kín đáo. Đó là sự kết hợp giữa chân váy và áo blaze giúp các bạn nữ hack dáng một cách tự nhiên.
3. Vicky’s Store
Những set váy của Vicky’s Store rất cá tính và có nét đặc trưng riêng. Những sản phẩm ở đây phù hợp với những bạn muốn phá cách trong trang phục hay thích sang chảnh
4. Ceci Cela
Ceci Cela lại chuyên về các set matching hơn, kính đáo hơn. Đây là những set có thể mang đi làm hay đi chơi đều được.
5. Dchic
Dchic nghiêng về thiết kế váy áo thích hợp cho văn phòng, công sở. Cũng chỉ là chân váy, áo blaze, váy liền hay set matching nền nã nhưng đâu đó vẫn toát lên được nét đặc trưng riêng của Dchic, vẫn đẳng cấp, vẫn sang trọng quý phái.
Vải Tweed là một loại vải thích hợp sử dụng vào mùa đông, với những biến tấu trong từng loại vải tweed, đã giúp nó trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn sức khoẻ và đừng quên sắm sửa cho mình một bộ đồ tweed đầy chất lượng nhé.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Mùa lạnh này tweed lại lên ngôi ^^