Vải nylon là gì? Hiện nay vải nylon thực sự đang được sử dụng ngày càng nhiều không chỉ trong cuộc sống mà còn phục vụ cho cả khoa học và công nghiệp. Vậy đây là chất liệu gì mà có thể đa năng như vậy. Hôm nay, May In Thêu Hải Triều sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này đồng thời hiểu rõ hơn về vải nylon là gì nhé.

Hinh anh vai nylon la gi

 I. Vải nylon là gì?

  • Tên vải: Nylon
  • Tên gọi khác: Vải polyme, vải ni lông.
  • Thành phần vải: Các loại polyme tổng hợp khác nhau
  • Độ thoáng của vải: Thấp
  • Khả năng hút ẩm: Trung bình
  • Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
  • Khả năng co giãn: Cao
  • Dễ bị vón cục: Cao
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Trung bình
  • Thường được sử dụng: Quần tất, tất chân, quần áo thể thao, quần tập yoga và các loại trang phục khác.

1. Chất liệu vải nylon là gì?

Vải nylon (hay vải nilon, vải ni lông, vải polyme) là một loại vải nhân tạo được tạo nên từ thành phần thuộc nhóm polyme tổng hợp, thường được sử dụng để sản xuất nhiều loại quần áo và hàng tiêu dùng khác nhau.

Đây là loại vải hoàn toàn được làm từ các nguyên liệu tổng hợp, bởi vì nó không có các thành phần của sợi tự nhiên. Chính vì lẽ đó mà giá thành của loại vải này rẻ hơn nhiều so với các loại vải khác.

Khác với những loại vải khác, thì vải ni lông hoàn toàn không có thành phần hữu cơ.

Cac loai vai nylon

2. Nguồn gốc ra đời của vải nylon

  • Vải nylon đã được sử dụng cách đây khá lâu, đó là vào khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới thứ 2. Khi nó được sử dụng để làm dù, các vật dụng phục vụ trong quân đội.
  • Và sau khi chiến tranh kết thúc, các nhà sản xuất đã tìm cách để phát triển thị phần của loại vải tổng hợp này.
  • Chất này được Dupont phát triển vào đầu những năm 1920 với mục đích phục vụ cho ngành dệt may. Nhưng nó đã giảm dần đáng kể vào những năm 1970, bởi những tác động xấu của nylon đối với môi trường xung quanh.
  • Vải nylon được sản xuất đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sau này khi công dụng của nó được phát huy nhiều hơn và được công nhận nhiều hơn thì nó mới chính thức được sản xuất ở tại nhiều quốc gia. Nhưng lúc này, Hoa Kỳ vẫn đang là quốc gia sản xuất chính của loại vải nilong.
  • Vào những năm 1980, khi cấu trúc nền kinh tế được tái lại, nhiều quốc gia đã chọn Trung Quốc làm cơ sở sản xuất hàng hoá. Vì vậy việc sản xuất vải ni lông đã bắt đầu được phát triển ở các nước Đông Á, các nước khu vực như Pakistan, Ấn Độ…
  • Trong vài thập kỷ gần đây, Hoa Kỳ đã giảm sút trong việc sản xuất ra vải nilon, thay vào đó Trung Quốc đang một ngày lớn mạnh hơn trong lĩnh vực này.
  • Ngày nay, mặc dù vải nylon ít được dùng cho may mặc nhưng đó lại là chất liệu phổ biến phục vụ cho mục đích của công nghiệp và khoa học. Ví dụ như nylon có thể sản xuất thành một loại nhựa để làm thành lược, bao bì thực phẩm, bàn chải đánh răng…

3. Cách nhận biết vải nylon

  • Nhận biết bằng giác quan: Vải ni lông thường có độ bóng nhất định, khi nhìn sẽ có cảm giác mềm mại nhưng khi sờ bằng tay thì lại thấy trơn trượt, không sang trọng như vải sợi tự nhiên.
  • Nhận biết bằng lửa: Nếu bạn đốt vải, ngọn lửa sẽ cháy chậm, khói đen có mùi hôi và tro sẽ bị vón cục.
  • Độ thấm nước: Chất vải nilon khi tiếp xúc với nước sẽ ít bị ngậm nước hoặc tốc độ thấm nước sẽ rất chậm.

4. Các loại vải nylon

  • Vải nylon 1.6: Loại vải có sự kết hợp giữa adiponitrile, formaldehyde, và nước. Đây là loại vải không được sử dụng nhiều.
  • Vải nylon 46: Là một loại vải không dùng để may quần áo, nó được sử dụng trong hệ thống làm mát không khí và dùng trong các động cơ. Đây là một sản phẩm của tập đoàn DSM.
  • Vải nylon 6.6: Đây được xem là loại vải tổng hợp đầu tiên. Nó được sử dụng trong rất nhiều cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
  • Vải nylon 6: Là loại vải thường dùng để may áo quần nhưng nó không phổ biến bằng vải nylon 6.6.
  • Vải nylon 510: Là một sản phẩm của Dupont, hiện nay nó được sử dụng để phục vụ cho các ứng dụng của khoa học và công nghệ.

II. Quy trình sản xuất của vải nylon

vai nylon duoc san xuat va ung dung trong cuoc song
Ứng dụng nhiều trong sản xuất, đời sống

1. Chiết xuất các chất từ dầu thô

Ban đầu để có các chất tạo nên vải nylon, thì cần phải chiết xuất chất này từ dầu thô. Nó còn được gọi là monome, vì được cấu tạo bởi một chuỗi dài các phân tử carbon và chuỗi này chính là monome polyamit. Monomer còn được gọi tắt là axit diamine.

2. Kết hợp

Trong bước này, để tạo ra được polyme, axit diamine buộc phải tham gia phản ứng với axit adipic để tạo thành PA 6,6 (loại Polyme đầu tiên sử dụng cho vải nylon).

3. Đun nóng chảy

Đun nóng chất PA 6,6 để tạo thành một chất nóng chảy.

4. Tạo sợi nylon

Chất được đun nóng chảy sẽ cho qua một ống quay. Ống quay này sẽ có nhiều lỗ nhỏ để các chất nóng chảy được phun ra. Sau khi đi qua trục quay, nylon sẽ cứng lại và ta đã thu được các sợi nylon.

5. Kéo dài sợi

Sau khi thu được các sợi nylon, chúng sẽ được quấn vào một ống chỉ và thực hiện một quá trình kéo sợi nhằm làm cho các phân tử polyme được sắp xếp theo một cấu trúc song song.

6. Hoàn thiện

Sau khi các sợi đã được kéo xong, chúng sẽ được tạo thành các sản phẩm. Trong một số trường hợp, chúng có thể được kéo thành các loại vải khác nhờ kết hợp với các thành phần bên ngoài. Cuối cùng các tấm vải sẽ được nhuộm màu để hoàn thiện.

Quy trinh san xuat vai nylon

III. Ưu và nhược điểm của vải nylon

1. Ưu điểm

  • Độ nhăn hạn chế: một ưu thế cực lớn đó là không bị nhăn nhúm sau khi gấp hay giặt. Bạn không phải tốn thời gian nhiều để làm thẳng áo quần trước khi mặc.
  • Độ bền cao: được cấu tạo từ các thành phần thuộc polyme và các thành phần tổng hợp nên vải có độ bền rất cao. Các sản phẩm của vải nylon có tuổi thọ kéo dài nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng nó.
  •  Khả năng phục hồi: Khi có những tác động mạnh ảnh hưởng đến vải nylon thì chúng có khả năng tự phục hồi rất cao. Kết hợp với ưu điểm về độ bền mà chất vải này sẽ trở lại hình dáng ban đầu vốn có của nó.
  • Khả năng bám màu: Đây là loại vải có khả năng bám màu rất tốt. Không những vậy mà màu sắc còn rất phong phú, đem lại sự đa dạng và đặc sắc trên mỗi sản phẩm.
  • Nhanh khô: độ hút ẩm thấp nên sản phẩm sau khi giặt thường rất nhanh khô. Tránh được tình trạng ẩm mốc vào mùa đông.
  • Có trọng lượng nhẹ: có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với những loại vải khác. Ưu điểm này giúp cho nhà sản xuất có thể chế tạo ra nhiều vật dụng hữu ích phục vụ trong cuộc sống hàng ngày.
  • Giá cả phải chăng: Được tạo nên từ các thành phần tổng hợp nhân tạo nên chi phí sản xuất loại vải này thấp. Vì vậy, ai cũng có thể sử dụng mà không phải đắn đo về giá cả.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì vải nylon cũng không tránh khỏi những hạn chế mắc phải:

  • Không thông thoáng: không có khả năng thấm hút mồ hôi nên làm cho người sử dụng cảm thấy khó chịu mỗi khi trời nắng nóng.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ cao kém: kém bền khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 100 độ C – 180 độ C. Và trong khoảng nhiệt độ từ 215 độ C đến 260 độ C thì vải 100% Nylon sẽ bị tan đi.
  • Khó nhận biết: Đối với vải nylon có các tính chất gần giống với vải lụa và satin. Nên khi chúng ta chọn mua sẽ dễ có một chút nhầm lẫn.
  • Độ co giãn thấp: Mặc dù đây là loại vải được nhiều người lựa chọn trong mùa hè cho các hoạt động ở bãi biển, bể bơi. Tuy nhiên đây là loại vải có độ co giãn thấp.
  • Tác động xấu đến môi trường: Các thành phần trong vải nylon không có khả năng tự phân huỷ sinh học nên rất dễ làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, loại vải này giải phóng các oxit ni tơ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

Uu va nhuoc diem cua vai nylon

IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải nylon

1. Tránh ánh nắng

Vải ni lông có thành phần polyme nên khả năng chịu nhiệt độ cao rất kém. Chúng ta không nên phơi áo quần quá lâu dưới trời nắng vì nó sẽ làm chúng nhanh bị phai màu.

2. Không dùng bàn ủi ở nhiệt độ cao

Nếu bạn ủi áo quần ở nhiệt độ cao thì vải sẽ dễ bị cháy. Cách tốt nhất đó là bạn nên lót thêm một lớp trên bề mặt áo quần trước khi ủi.

3. Không dùng thuốc tẩy

Áo quần bằng chất liệu vải ni lông của bạn sẽ bị phai màu cũng như giảm tuổi thọ nếu dùng thuốc tẩy trắng.

4. Không giặt với nước nóng

Vải nylon không được tiếp xúc với nước nóng, nó sẽ làm cho áo quần dễ bị biến dạng.

V. Ứng dụng của vải nylon trong cuộc sống

1. Trang phục hàng ngày

Mặc dù đây là chất liệu có độ thoáng khí thấp nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi như:

  • Đồ lót
  • Găng tay
  • Áo khoác nhẹ
  • Áo gió,…
  • Tạp dề
  • Đồ bảo hộ
  • Rèm cửa
  • Khăn trải bàn,…

Ngoài ra với tính năng không thấm nước, nhanh khô, vải nylon còn được sử dụng để làm đồ bơi, áo tắm, đồ lặn.

Với đặc điểm độ thoát khí kém, vải nylon được sử dụng để sản xuất lớp ngoài cùng của áo khoác gió, quần áo mặc đường dài, những trang phục dùng để cản gió và cản nước.

2. Một số ứng dụng khác

Ngoài phục vụ do ngành may mặc, vải nylon còn đóng góp một số lượng sản phẩm lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như:

  • Thước phim
  • Ống lót
  • Dây đàn ghita
  • Áo mưa
  • Thảm lót sàn
  • Sợi bàn chải đánh răng
  • Lưới đánh cá
  • Sợi vợt cầu lông,…

Ung dung cua vai nylon trong cuoc song

Tất cả những kiến thức, thông tin về vải nylon chúng tôi đã tóm gọn cũng như chia sẽ khá đầy đủ. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã phần nào hiểu hết về vải nylon là gì? Chúc các bạn sức khoẻ và thành công, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *