Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng những chiếc khăn mà chúng ta dùng để dọn dẹp hàng ngày đó làm từ chất liệu nào chưa. Câu trả lời sẽ được gói gọn trong bài viết với tiêu đề vải Microfiber là gì? Hy vọng qua đó bạn sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về chất liệu này nhé.

thong tin ve vai microfiber

I. Vải microfiber là gì?

1. Khái niệm

Vải microfiber có nguồn gốc từ các sợi nhân tạo, là một bước cải tiến của vải sợi tổng hợp. Là loại vải hoàn toàn do con người tạo ra, sợi vải chủ yếu được làm từ polyester, polyamide hoặc có pha trộn thêm nylon. Ngoài ra vải microfiber còn được gọi là sợi Microtex, là một loại sợi có cấu trúc nhỏ. Loại vài này thường được dùng chủ yếu là khăn lau vì nó có tính chất thấm hút nước tốt.

Nếu vải có pha trộn thêm nylon thì lúc này vải sẽ có độ bền cao hơn và ngược lại với tính chất ở trên là vải sẽ có khả năng chống thấm.

Các sản phẩm Microfiber nếu có tỷ lệ thành phần polyamide cao hơn thì giá thành sẽ cao hơn. Hiện nay tỷ lệ được sử dụng phổ biến trong các loại vải microfiber là polyester chiếm 80%, 20% còn lại là polyamide. Ngoài ra cũng phổ biến tỷ lệ 70/30 hay 75/25.

Hinh anh vai microfiber la gi

2. Nguồn gốc ra đời

Loại vải này được bắt đầu ra đời vào năm 1950, với kỹ thuật kéo sợi nóng chảy đã phần nào góp phần vào việc tạo ra chất liệu này.

Vào năm 1960, microfiber được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nhờ vào sự phát minh vĩ đại của ông Miyoshi Okamoto. Ông là người Nhật và là một nhà khoa học tại Toray Industries.

Đến năm 1970: Nhiều công dụng của loại vải đã được tìm ra nhờ các nhà khoa học.

Đến 1990: Loại vải này đã được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu và cho đến tận ngày nay, vải microfiber đã phát huy được tối đa công dụng nên được sản xuất và sử dụng ngày càng phổ biến.

II. Quy trình sản xuất vải Microfiber

1. Nấu chảy polyester và polyamide

Đầu tiên để sản xuất được sợi microfiber, polyester và polyamide phải được nung chảy, trước khi được nung chảy. Hai loại hạt này sẽ được lấy theo tỷ lệ hợp lý. Tỷ lệ này phụ thuộc vào ý đồ của người sản xuất.

2. Tạo sợi

polyester và polyamide sau khi được đun nóng chảy sẽ cho vào khuôn phản lực. Khuôn này sẽ có các lỗ nhỏ để có thể phun sợi. Không khí di chuyển qua khuôn giúp các chất lỏng được tạo thành sợi. Và lực hấp dẫn sẽ làm cho các sợi này thành những sợi liên tục.

3. Thành phẩm

Những sợi khô này sẽ được đem đi dệt thành vải. Các tấm vải được ngâm trong bể nhuộm với dung dịch kiềm. Giai đoạn này sẽ giúp các vi sợi vải được tách ra nhằm tạo các lổ hở trong sợi tăng sự hấp thụ độ ẩm và giữ được bụi bẩn.

III. Ưu và nhược điểm vải Microfiber

1. Ưu điểm

  • Khả năng kháng khuẩn cao: So với các loại vải khác thì Microfiber có khả năng kháng khuẩn cao vượt trội. Vì vậy, khi tiếp xúc với vải microfiber có thể yên tâm, làn da của bạn sẽ khó bị những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng.
  • Độ bền cao: Tuổi thọ của các sản phẩm sử dụng vải microfiber thường rất cao. Thêm vào đó, bạn có thể giặt giũ bình thường mà ko sợ vải nhăn hay hư hỏng.
  • Khả năng hút ẩm cao: Vải microfiber có khả năng hút ẩm tốt nên thường được dùng làm các loại khăn lau. Nó có thể hút nước nặng gấp 25 lần so với trọng lượng của nó.

Vai microfiber duoc dung de lam khan lau

  • Thoải mái: Với sự cấu tạo thông minh từ những sợi vải siêu nhỏ, vải microfiber mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Người dùng dẽ cảm nhận được sự mềm mại và sự êm ái trong các sản phẩm được làm từ vải microfiber.
  • Không phai màu: Vải microfiber mặc dù được giặt nhiều lần nhưng độ bám màu của nó rất cao.
  • Vệ sinh dễ dàng: Với microfiber, có thể giặt máy hoặc giặt tay mà không sợ vải bị hư hỏng. Thêm vào đó sản phẩm cũng không bị mất đi hình dạng ban đầu sau một thời gian dài sử dụng.

2. Nhược điểm

  • Khả năng thấm hút thấp hơn cotton: Mặc dù là một trong những loại vải có khả năng thấm hút tốt, nhưng so vị trí thì nó vẫn đứng sau cotton. Vì lý do này mà nhiều người vẫn chuộng cotton hơn thay vì microfiber.
  • Trọng lượng lớn: Mặc dù dễ dàng trong cách vệ sinh giặt giũ nhưng vải microfiber một khi đã hút nước thì trọng lượng lại lớn hơn rất nhiều. Gây khó khăn cho những ai giặt bằng tay. Và nếu trời mưa ít nắng thì sản phẩm phơi cũng sẽ lâu khô hơn.

IV. Sử dụng vải microfiber trong cuộc sống.

1. Sản xuất may mặc

Vải microfiber được sử dụng nhiều để sản xuất các loại áo quần dành cho thể thao. Vì nó có khả năng thấm hút mồ hôi tốt giúp cho người sử dụng cảm giác được thoải mái không bức bí.

2. Làm khăn lau

Với tính năng thấm hút tốt và kháng khuẩn, vải microfiber được sản xuất khăn lau rất nhiều và đang dạng về màu sắc. Khăn có thể dùng lau xe, lau bếp, lau nhà các vật dụng có bề mặt gỗ, đá, kính… Và cũng có thể dùng để làm khăn tắm.

Ung dung cua vai microfiber
Vải microfiber ứng dụng trong lau xe ô tô & lau cửa kính dán phim cách nhiệt vì giúp sạch bề mặt, không để lại bụi.

3. Chăn ga gối nệm

Với các sợi microtex siêu nhỏ giúp cho con người thấy thoải mải khi sử dụng chăn ga gối nệm từ loại vải này. Với khả năng kháng khuẩn tốt từ microfiber, các sản phẩm sẽ rất tiết kiệm được thời gian vệ sinh giặt giũ. Màu sắc trường tồn với thời gian giúp bạn tiết kiệm được chi phí sắm sửa sản phẩm.

4. Các vật dụng khác

Ngoài những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu ứng dụng của con người. Vải microfiber cũng là nguyên liệu để đáp ứng cho việc sản xuất túi xách, giày, balo…

V. Một số lưu ý khi sử dụng vải microfiber

  • Nhiệt độ giặt: Không được giặt sản phẩm ở nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ phải thấp hơn 60 độ C. Cũng như không nấu khăn trong nước nóng, việc làm này sẽ làm mất đi các tính chất vốn có của vải.
  • Sử dụng bàn ủi: Không sử dụng bàn ủi cho các sản phẩm microfiber, bởi thành phần cấu tạo của nó là polyester. Khi sử dụng bàn ủi sẽ rất dễ bị cháy
  • Nước xả vải: Bạn có thể sử dụng nước xả vải để giúp vải được mềm mại và thơm tho hơn. Nhưng không quá lạm dụng, chỉ đổ mức nước xả vừa phải.
  • Phơi ở những nơi thoáng gió: Vải có khả năng hút ẩm rất cao nên khi phơi bạn không nên phơi ở những nơi ẩm ướt, nên chọn không gian thoáng đãng, nắng nhẹ.
  • Bảo quản: Các sản phẩm nếu chưa được dùng được thù nên giặt sạch, phơi khô và cất ở những nơi cao ráo thoáng mát. Vì vải có khả năng hút ẩm cao nên khi cất giữ cũng lưu ý điều này để tránh các sản phẩm bị ẩm mốc.

Mot so luu y khi su dung vai microfiber

Vải microfiber tuy là một loại vải nhân tạo, giá thành rẻ nhưng công dụng tuyệt vời của nó thì lại vô vàn. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về microfiber và ứng dụng một cách thành công nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

2 bình luận trong “Vải Microfiber là gì? Đặc tính & ứng dụng của chất liệu vải Microfiber

  1. Avatar of Minh Khang
    Minh Khang nói:

    Trong các garage ô tô thường dùng vải microfiber để lau kính vì tính năng chống xước, lau sạch bụi bẩn, không thấm nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *