Vải cotton TC hay cotton TICI là một trong những loại vải được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà đôi khi bạn không hề nhận ra sự tồn tại của nó. Để hiểu toàn diện hơn về loại vải đặc biệt này, hôm nay May In Thêu Hải Triều sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi vải cotton TC là gì? Và cách nào để nhận biết nhé.
- Vải cotton là gì? Phân biệt đặc tính các chất liệu vải cotton từ A-Z
- Vải Tafta là gì? Đặc tính và ưu điểm của vải Tafta(Taffeta)
I. Vải cotton TC là gì?
- Tên vải: Cotton TC.
- Tên gọi khác của vải: Cotton TICI hay cotton 35/65.
- Thành phần vải: Cotton, Polyester, Spandex.
- Các loại vải: TC mỏng, TC dày, TC 30, TC 40.
- Độ thoáng khí của vải: Trung bình.
- Khả năng thấm hút ẩm: Trung bình.
- Khả năng giữ nhiệt: Cao.
- Khả năng co giãn: Co giãn tốt.
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Trung bình.
- Thường được sử dụng trong: Sản xuất trang phục, chăn ga gối nệm, rèm phòng tắm, áo quần bảo hộ,…
1. Chất liệu vải cotton TC là gì?
Vải cotton TC hay còn gọi TICI là loại vải được dệt kết hợp giữa hai loại sợi cotton và polyester. Trong đó sợi cotton chiếm 35%, sợi polyester chiếm 65% nên nó còn có một tên gọi khác nữa là cotton 35/65. TC được viết theo từ gốc trong tiếng Anh là Terylene/Cotton. Trong tiếng Nhật Terylene có nghĩa là Polyester, nên loại vải này mới được gọi là Terylene Cotton hay là TC.
Bên cạnh đó, một số loại vải còn dệt thêm thành phần Spandex từ 3% – 5%. Chất liệu này giúp cho vải TC tăng thêm độ co giãn tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
2. Đặc điểm
Vì được kết hợp từ hai loại sợi nên chất vải cotton TC phát huy tác dụng của cả hai thành phần Cotton và Polyester. Hai loại vải này kết hợp tăng cường điểm mạnh của vải nhân tạo Polyester và giảm điểm yếu của vải cotton tự nhiên. Giúp vải có độ bền cao hơn, ít nhăn và màu sắc phong phú.
Tuy nhiên, vải TC cotton với thành phần polyester sẽ dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao, không thể sấy bằng máy sấy hoặc ủi. Một điều chắc chắn rằng vì có thành phần tổng hợp nên giảm giá thành và độ bền kéo dài sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.
3. Nhận biết vải cotton TC
Để phẩn biệt vải cotton TC chúng ta có thể đột một miếng nhỏ, khi bị đốt cháy sẽ có tro vón cục, khói đen và có mùi hôi của nhựa. Khi vải cotton TC tiếp xúc với nước, vì thành phần cotton thấp nên nước sẽ loang dần sau đó mới thấm hút hoàn toàn vào vải.
4. Vải cotton TC có những loại nào?
Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của con người cũng như để đa dạng hơn về công dụng mà nhà sản xuất đã chế tạo ra các loại vải cotton TC khác nhau.
a. Vải Cotton TC mỏng
Là loại vải được dệt bằng những sợi chỉ mỏng hơn và nhẹ hơn với trọng lượng ước tính là 3m2 – 3m4/1kg vải. TC mỏng không có nghĩa là nó không tốt như TC dày, mà ở đây nhà sản xuất muôn làm như vậy để loại vải này có thể thích hợp cho người dùng vào những mùa nắng nóng giúp cho người sử dụng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
b. Vải Cotton TC dày
Là loại vải được sản xuất để sử dụng vào mùa đông và trong những ngày trở gió. Với những ưu điểm vượt trội như chất vải dày, khả năng thoát nhiệt thấp nên loại vải này thường dùng để may áo ấm hoặc dùng để may vỏ chăn. Trọng lượng của loại vải này thường giao động từ 2m2 cho đến 2m4 trên một kilogram vải.
c. Vải Cotton TC 30
Có thể nói đây là loại vải có độ dày trung bình giữa TC mỏng và TC dày bởi vì trọng lượng của nó vào khoảng 2m7 đến 2m9 trên một kilogram vải. Nhà sản xuất hay dùng loại vải này để may tất cả những dản phẩm cho trẻ em, phụ nữ và cũng có thể may chăn ga gối đệm.
d. Vải Cotton TC 40
Là loại vải cao cấp nhất của TC, mặc dù trọng lượng ngang bằng với vải TC mỏng nhưng vì được sử dụng loại sợi tơ cao cấp nên sản phẩm làm ra có cảm giác nhẹ, mát và mướt hơn rất nhiều. Loại vải này thường được sử dụng phổ biến vào mùa hè vì nhưng ưu điểm tuyệt vời của nó.
II. Ưu và nhược điểm của vải cotton TC
1. Ưu điểm
- Khả năng thấm hút mồ hôi: Vì có thành phần cotton nên loại vải này vẫn phát huy được ưu điểm đó là thấm hút mồ hôi, khắc phục được nhược điểm của vải PE. Giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Nhanh khô: Vì có thành phần là Polyester 65% không hấp thụ độ ẩm, nên làm cho vải cotton tici khô nhanh hơn so với vải cotton 100%.
- Giá thành phải chăng: Khắc phục được nhược điểm của vải cotton 100%, vải TC nhờ sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo mà đã giảm được một khoản chi phí đáng kể. Giúp cho nhiều người có thể sử dụng mà không phải lo ngại về giá cả.
- Ít bị nhăn: Nhờ sự kết hợp với thành phần polyester mà vải TC rất ít bị nhăn, giúp cho áo quần luôn giữ được phom dáng và không bị chảy xệ.
- Màu sắc tươi sáng, đa dạng: Chất liệu nhân tạo trong vải TC giúzp cho màu sắc của vải được tươi sáng hơn và phong phú hơn. Chính vì vậy mà các sản phẩm trang trí nội thất cũng trở nên tươi mới và độc đáo hơn.
2. Nhược điểm
- Độ hút ẩm: Thành phần cotton chiếm tỷ lệ ít nên mặc dù có khả năng thấm hút mồ hôi nhưng loại vải này vẫn không sánh bằng vải cotton 100%.
- Dễ sinh nấm mốc: Đây cũng là một trong những loại vải có khả năng dễ bị nấm mốc nếu như bảo quản không tốt hoặc không được hong khô trong một thời gian dài.
- Khó phân hủy: Thành phần Polyester không phân hủy sinh học, có thể tồn tại sau kho chôn lấp đến 200 năm.
- Không phù hợp với mọi loại da: Vì có thành phần nhân tạo, nên vải TC cotton không phải là loại vải dành cho mọi loại da, có thể dị ứng với người có da mẫn cảm.
- Không chịu được nhiệt độ cao: Các sợi polyester có thể bị hỏng và biến dạng dưới nhiệt độ cao, vì vậy cần chú ý sấy khô chúng đúng cách.
III. Lưu ý khi sử dụng – bảo quản vải cotton TC
Vải cotton TC ngày càng được sử dụng phổ biến hơn, sự kết hợp vật liệu giúp loại vải này tốt hơn nhiều so với phiên bản gốc. Vải cotton Tici có nhiều ứng dụng mà bạn có thể thấy hữu ích. Để quần áo, sản phẩm bằng vải cotton TC bền đẹp hơn khi sử dụng, bạn cần lưu ý kiểm tra nhãn. Đọc những hướng dẫn mà nhà sản xuất đã cung cấp để giúp bạn giặt sấy đúng cánh.
1. Giặt đúng cách
- Phân loại: Bạn nên phân loại áo quần trước khi giặt để tránh tình trạng bị loang màu.
- Chế độ giặt: Không nên giặt với nước quá nóng sẽ làm cho vải dễ bị phai màu, dễ bị co biến dạng. Đối với vải cotton TC, khả năng bám bụi rất thấp nhưng một khi đã bẩn rồi thì lại rất khó giặt sạch. Vì vậy bạn nên ngâm quần áo 30 phút trước khi giặt để dễ dàng loại bỏ vết bẩn cứng đầu.
- Sấy: vải cotton TC có thành phần nhựa polyester dễ bị chảy, vì vậy cần được sấy ở nhiệt độ phù hợp để giữ tuổi thọ lâu dài cho áo quần.
- Lưu ý khi phơi: Không phơi dưới trời nắng gắt sẽ làm cho áo quần nhanh phai màu. Ưu tiên phơi những nơi có gió, thoáng mát giúp hạn chế cho áo quần sinh nấm, mốc.
2. Bảo quản sau khi phơi
- Những áo quần sử dụng liền bạn nên dùng móc treo lên để không mất thời gian là ủi vì những nếp gấp. Ngoài ra nó còn giúp cho áo quần của bạn giữ được phom dáng đẹp.
- Vỏ chăn, vỏ gối…nếu chưa được sử dụng đến, bạn hãy cho vào túi nilon kín sau đó cất lên ở những nơi cao ráo, tránh ẩm.
IV. Ứng dụng vải cotton TC trong cuộc sống
1. May quần áo, trang phục
Đây là loại vải được sử dụng rất phổ biến để may áo quần vì giá thành khá khiêm tốn và thích hợp để sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Vải cotton TC có thể ứng dụng để may các sản phẩm như:
- May đồng phục (trường học, quân đội,..)
- Đồ bảo hộ lao động.
- Áo quần em bé
- Thời trang nam nữ
2. Sản xuất đồ may mặc khác
Dựa vào tính chất và đặc điểm vốn có của vải cotton TC mà chúng đã sản xuất đồ trang trí nội thất, chăn ra gối, rèm cửa,… Thành phần polyester trong vải làm cho các sản phẩm có độ sáng và bắt mắt hơn. Giúp cho không gian ngủ trở nên sang trọng hơn. Ngoài ra, chất liệu vải cotton TC còn giúp cho chăn gối duy trì được hình dáng tự nhiên mà không bị nhăm nhúm trong quá trình sử dụng.
Như các bạn đã thấy, vải cotton TC thực sự hữu ích và sử dụng được rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta phải không nào. Vì vậy, mọi người hãy yên tâm và chọn mua loại vải này để phục vụ cho cả gia đình nhé. Chúc các bạn sức khoẻ và thành công, hẹn mọi người trong những bài viết tiếp theo.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Nhiều người hay gọi vải TC này là vải Tixi, Tici,..
mình và mọi người thường viết là tici