Nhắc đến hoa sen, mọi người chỉ nghĩ đến công dụng của hoa hay hạt sen, tim sen. Nhưng có một điều tuyệt diệu nữa từ bộ phận mà mọi người hay bỏ đi chính là phần cuống sen. Đây là bộ phận duy nhất để có thể tạo ra được vải lụa tơ sen. Vậy lụa tơ sen là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo ngay nhé.
- Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ
- Vải lụa là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & bảo quản vải lụa hiệu quả
I. Lụa tơ sen là gì?
- Tên: Lụa tơ sen
- Tên gọi khác: Lotus silk
- Thành phần vải: Sợi tơ từ cuống cây hoa sen
- Độ thoáng: Cao
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Trung bình
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Myanmar
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
- Thường được sử dụng trong: Khăn choàng, áo khoác, trang phục truyền thống…
1. Khái niệm
Vải lụa tơ sen là loại vải mềm nhẹ được dệt từ những sợi tơ được lấy từ phần cuống của hoa sen.
Là một trong những loại vải có quy trình sản xuất phức tạp tốn nhiều công sức và giá thành thuộc vào hạng đắt đỏ trên thế giới.
2. Nguồn gốc của lụa tơ sen
- Vải lụa tơ sen có nguồn gốc ban đầu ở Miến Điện (Myanmar). Vải được phát minh tại một ngôi làng có tên KyaingKan (Chaing Kham) vào khoảng những năm 1900. Và sản phẩm đầu tiên được may từ vải lụa tơ sen đó là những chiếc áo cà sa dâng lên các tu sĩ do bà Sa Oo tạo ra.
- Sau đó việc dệt vải đã bị dừng lại khi mà người phụ nữ này qua đời, một thời gian dài sau đó nó mới được tái dệt bởi những người thân của bà. Và ngày nay vải lụa tơ sen vẫn được gìn giữ và phát triển ở Inn Paw Khon – Myanmar, thu hút được rất nhiều đông đảo lượng khách hàng tham quan du lịch đến xem và mua hàng.
- Ở Việt Nam, vào năm 2017 một nghệ nhân đã tự tạo ra được vải lụa tơ sen. Bà có tên là Phan Thị Thuận, với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề dệt lụa truyền thống. Bà đã dùng những gì đã đúc kết được cộng với sự tìm hiểu những thông tin nhiều nơi, và sau một thời gian dài với những thất bại liên tiếp, bà đã thành công trong việc sản xuất ra loại vải lụa từ tơ sen.
- Tuy nhiên, vải lụa tơ sen chỉ được may cho những khách hàng nào đặt hàng vì giá thành rất cao và sen cũng chỉ có mùa vụ ít ỏi, nên việc sản xuất vải lụa tơ sen cũng chưa thực sự nhiều và phổ biến.
3. Tính chất của lụa tơ sen
- Có độ đàn hồi tốt
- Hấp thu độ ẩm tốt nhưng rất nhanh khô
- Quá trình sản xuất không sử dụng các chất độc hại
- Sợi tơ không bị thấm nước
- Quá trình sản xuất không sử dụng xăng, điện hay nước bổ sung
- Sợi vải mát, thoáng và tạo cảm giác thoải mái
- Tất cả quá trình trồng cây, thu hoạch sản xuất vải đều diễn ra trong khuôn khổ phát triển bền vững
II. Quy trình sản xuất lụa tơ sen
Theo như lời bà Thuận kể, thì để tạo ra được chiếc khăn dài 1.7m thì phải cần đến 4800 cuống sen. Chính vì vậy quá trình để dệt được tấm vải từ tơ sen rất vất vả và tốn nhiều thời gian công sức.
1. Lấy cuống sen
Ở Việt Nam, sen thường phát triển và sinh trưởng vào tháng 5 tháng 6. Đây là thời gian lý tưởng và thích hợp để thu hoạch sen. Sau khi sen đã được thu hoạch bỏ đi phần lá và phần hoa, chỉ giữ lại phần cuống để lấy sợi tơ. Phần cuống phải được rửa sạch để sợi tơ được trắng đẹp hơn.
2. Rút tơ sen
Đây là công đoạn khó nhất và cũng tốn nhiều thời gian nhất. Theo nghệ nhân, thì một người thợ lành nghề cũng chỉ làm được từ 200 – 250 cuống mỗi ngày. Để lấy được sợi tơ, phải dùng dao khứa nhẹ xung quanh cuống sen.
Tiếp theo đó sẽ dùng tay vặn cùng một lúc 5 đến 6 cuống để kéo tơ ra khỏi thân cây. Làm như vậy mới thu được từ 20 đến 30 sợi, tiếp theo để phần sợi tơ lên bàn rồi dùng ngón tay ve tròn lại. Khi đã có những sợi tơ dày hơn, chúng sẽ được treo lên các sợi tơ này được khô lại.
3. Dệt vải
Sau khi đã rút thành công các sợi tơ từ cuống sen, chúng sẽ được quay thành từng ống và móc lên trục con thoi để dệt thành vải. Vải dệt có chiều rộng khoảng 60cm. Điểm đặc biệt của sợi tơ sen đó là trong quá trình dệt, sợi cần được làm ẩm để giữ mát.
4. Nhuộm vải
Vải sau khi dệt xong sẽ được đem đi nhuộm. Để đảm bảo quá trình sản xuất vải lụa tơ sen thân thiện với môi trường, màu nhuộm chỉ sử dụng màu nhuộm tự nhiên.
Màu nhuộm sẽ được lấy từ vỏ cây, lấy từ thân cây hay cành lá, quả. Vải sau khi đã nhuộm được đem đi phơi khô.
III. Ưu và nhược điểm của lụa tơ sen
1. Ưu điểm
- Mềm mịn: Với những sợi tơ mềm và mỏng như vậy thì chắc hẳn tấm vải được tạo nên cũng sẽ có bề mặt mềm mịn và dễ chịu. Tuy lụa tơ sen không có độ sáng bóng như lụa tơ tằm, nhưng nếu có thể cảm nhận tận tay thì chắc hẳn ai cũng phải mê mẩn ngay từ lần đầu tiên.
- Thân thiện với môi trường: Vải được làm hoàn toàn từ sợi tơ sen nên quá trình sản xuất không có các chất thải. Cũng như các sản phẩm làm từ vải lụa tơ sen cũng có khả năng tự phân huỷ, nên không gây ra các tác động xấu cho môi trường.
- Chống tia UV: Lụa tơ sen có khả năng chống chọi lại với nhiệt độ cao, nên vào những ngày nắng nóng, sử dụng vải lụa tơ sen rất có hiệu quả trong việc chống lại tia UV giúp bảo vệ được làn da nhạy cảm.
- Độ thoáng mát cao: Lụa tơ sen thoáng mát, không gây bức bí hay khó chịu cho người sử dụng. Hoàn toàn được làm tự sợi tự nhiên, nên vải hoàn toàn mang lại cảm giác dễ chịu cho người tiêu dùng.
- Độ thẩm mỹ cao: Lụa tơ sen tạo nên các sản phẩm độc đáo, mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Các sản phẩm được tạo ra rất tốn nhiều công sức và cầu kỳ. Chính vì vậy mà mỗi sản phẩm đều được làm hoàn chỉnh, độc đáo và mang một vẻ đẹp riêng.
- Khử mùi: Ngoài những ưu điểm trên, lụa tơ sen còn có khả năng khử mùi rất tốt. Vì bản chất hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ nên khi tạo ra lụa tơ sen, lụa cũng phần nào có mùi hương của hoa lá giúp cho các sản phẩm ngăn được mùi hôi khó chịu và ngăn chặn được các vi khuẩn sinh sôi.
2. Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian: Để sản xuất được loại vải này đòi hỏi phải có nhiều sức người, cũng như lượng sen ổn định. Tuy nhiên, để có thể sản xuất được loại vải đặc biệt này thì rất khó. Vì sen một năm chỉ có một mùa, khi hết sen thì cũng không thể tiếp tục dệt vải được nữa. Bên cạnh đó, để tạo ra được từng sợi tơ đòi hỏi phải có nguồn nhân công hùng hậu thì mới có đủ lượng tơ sen để dệt vải.
- Giá thành đắt đỏ: Nguyên liệu đầu vào cũng ít, nhân công thì lại tốn nhiều nên vải lụa tơ sen rất đắt. Đây là một trong những loại vải thuộc mặt hàng cao cấp và xa xỉ trên thế giới. Chính vì vậy mà vải lụa tơ sen rất nhiều tiền. Theo như bà Thuận thì một chiếc khăn có giá trung bình từ 4 triệu đến 5 triệu.
IV. Ứng dụng của lụa tơ sen trong cuộc sống
Ngay từ khi mới được phát minh, lụa tơ sen đã được dùng để may áo cà sa dâng lên cho các nhà phật giáo. Từ đó trở đi, ngoài việc dùng để may các loại trang phục cho Phật giáo, lụa tơ sen còn được dùng nhiều để may các loại khăn choàng và mũ.
Bên cạnh đó, lụa tơ sen còn được thay thế cho lụa tơ tằm để sản xuất các loại áo quần khác như áo dài, áo khoác và các loại trang phục truyền thống khác.
V. Một số lưu ý khi sử dụng lụa tơ sen
- Giặt nhẹ: Lụa rất mỏng và mềm, chính vì vậy bạn chỉ nên giặt nhẹ tay tránh làm xước hay rách vải. Cũng không vắt nước quá mạnh làm vải bị nhăn.
- Không dùng chất tẩy mạnh: Lụa tơ sen không thích ứng với các chất tẩy mạnh. Để tránh phải dùng đến các chất này, trước khi giặt bạn có thể ngâm qua với nước lạnh khoảng 2 giờ để các vết bẩn được mềm và dễ giặt sạch hơn.
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Lụa tơ sen rất nhanh khô vì khá mỏng. Chính vì vậy, bạn không cần phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhất là vào những ngày nóng nực.
- Tránh không khí ẩm: Lụa tơ sen gặp không khí ẩm sẽ rất dễ bị ẩm và nổi mốc. Những vết mốc này sẽ rất khó để được làm sạch. Vì thế, bảo quản vải lụa tơ sen đúng cách không phải là một việc dễ dàng.
VI. Sự phát triển lụa tơ sen ở các quốc gia khác
1. Ấn Độ
Ở Ấn Độ, lụa tơ sen được phát triển ở vùng Manipur. Và Bijiyashanti Tongbram chính là người đầu tiên tạo ra loại vải này. Sự tình cờ ngẫu nhiên khi gần nhà Bijiyashanti Tongbram có một hồ nước ngọt rất lớn và ở đó có rất nhiều hoa sen.
Cô đã học các kỹ thuật sản xuất lụa tơ sen như kỹ thuật tách sợi và kéo sợi, làm sạch sen… rồi sau đó dạy lại cho nhiều người ở trong vùng cô đang sống. Cô cũng đã tự mở doanh nghiệp để phát triển loại vải này.
Vào năm 2019, cô đã truyền bá kỹ thuật này đến với nhiều người, và chỉ sau một năm đã có khoảng 40 người được đào tạo. Dựa vào những kết quả mà Bijiyashanti Tongbram đang đạt được, cô mong muốn ngày càng sản xuất được nhiều lụa tơ sen hơn và cũng như xuất khẩu các sản phẩm của mình đến với thế giới.
2. Campuchia
Ở đất nước này cũng đang dần phát triển hơn về lụa tơ sen. Nhà máy Samatoa là một trong những nhà máy tại Campuchia luôn đi đầu trong việc đảm bảo các quy trình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Tại đây, nhiều người phụ nữ đã được nhà máy đào tạo về việc sản xuất lụa tơ sen nhằm cải thiện đời sống, kinh tế. Và cũng từ đó, nhà máy cũng đặt ra mục tiêu lớn hơn đó là đưa lụa tơ sen vươn xa hơn đến với toàn cầu.
Lụa tơ sen là một trong những loại vải cao cấp, tuy nhiên hiện nay nó vẫn chưa được phát triển một cách đa dạng, phổ biến do có nhiều hạn chế cản trở. Và việc sở hữu được một sản phẩm làm từ lụa tơ sen đang còn là vấn đề quá xa xỉ. Hy vọng trong tương lai không xa, lụa tơ sen sẽ được chú trọng và được sản xuất nhiều hơn với giá thành không quá cao để ai cũng có thể được trải nghiệm và chiêm ngưỡng chất liệu hoàn hào này.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Làm khá kì công nên sp từ sợi này cũng khá đắt, nhưng công nhận nhìn quy trình làm chỉ thấy quá đỉnh
Hay quá! Cho mình hỏi là thành phẩm lụa từ tơ sen này đã được thương mại hóa chưa, và bán ở đâu ạ? Cảm ơn Hải Triều.
Chào bạn, Hải Triều cũng đã tìm hiểu tuy nhiên chưa thấy thông tin nào đề cập tới việc thương mại hóa. Chỉ biết hiện nay có những làng nghề làm tơ sen như ở Phùng Xá, Mỹ Đức hay ở Đồng Tháp. Nghệ nhân Phan Thị Thuận cũng có page riêng tại đây, bạn có thể vào hỏi xem sao (CLICK HERE)
Người Việt Nam mình giỏi thật sự!
Thật sự ngưỡng mộ Nghệ nhân Phan Thị Thuận!
Đọc được bài viết về nghệ nhân dệt lụa thành công từ cuống sen tôi thấy vui, hạnh phúc , tự hào về con người và đất nước mình quá. Quê tôi Bình Thuận cũng trồng sen, nhà tôi cũng trồng không ít. Bản thân ao ước có thể tận dụng những cuống sen mảnh mai dệt thêm những sản phẩm tinh hoa cho đời. Mong rằng có thị trường thu mua những cuống sen để nông dân có thêm thu nhập, ổn định kinh tế.