Cũng được làm từ lụa hay các sợi tổng hợp nhưng vải Organza có rất nhiều tính chất cũng như đặc điểm khác với những loại vải có cùng chất liệu tạo nên. Vậy vải organza là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu những khái niệm cũng như cách sử dụng vải organza trong cuộc sống.
- Vải thô là gì? Phân loại & ưu nhược điểm của chất liệu vải thô
- Vải sợi tổng hợp là gì? Nguồn gốc, đặc điểm & ứng dụng trong cuộc sống
I. Vải Organza là gì?
- Tên vải: Organza
- Vải còn được gọi là: Organzine
- Thành phần vải: Tơ hoặc sợi tổng hợp
- Vải có thể có các biến thể HPI: 7-18 HPI
- Khả năng thoáng khí của vải: Cao
- Khả năng hút ẩm: Vừa phải
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Vừa phải
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Turkestan
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Nước lạnh hoặc giặt khô
- Thường được sử dụng trong: Áo dài, khăn quàng cổ, áo cánh, trang phục dạ hội, rèm cửa..
1. Khái niệm
Vải organza hay còn được gọi là vải tơ sống là loại vải dệt trơn được làm từ lụa và chất keo. Vải được dệt với mật độ các sợi vải rất thưa nên tấm vải có thể được nhìn xuyên thấu.
Vải tơ sống vì chưa được qua bước xử lý nên vẫn còn chất keo. Điều này làm cho vải có độ cứng và có độ phồng nhẹ. Không những vậy, so với những loại vải khác thì vải organza rất nhẹ và cũng rất mỏng.
Vải tơ sống có nguồn gốc chính là lụa nhưng ngày nay khi các loại sợi vải nhân tạo được ra đời. Vải đã được thay đổi thêm các thành phần như polyester hay nylon.
2. Nguồn gốc vải organza
Theo một số thông tin thì vải organza có nguồn gốc từ Trung Quốc và được giao thương với Châu Âu bằng còn đường tơ lụa. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện nghề trồng dâu nuôi tằm nên vải tơ sống cũng sẽ xuất phát từ đây. Tuy nhiên tên gọi của vải thì lại xuất hiện ở một nơi khác.
Tên organza có nguồn gốc từ “Urgang”, đây là tên của một trị trấn thuộc Turkestan. Là một trong những thị trường nổi tiếng về tơ lụa trong thời cổ đại. Và một tên gọi khác của vải tơ sống nữa đó là organzine. Tên gọi này được dùng chỉ những loại vải được dệt bằng phương pháp xoắn sợi.
Ở Phương Tây trước đây vải organza thường được dùng để may các loại váy cưới, trang phục dạ hội bởi chúng rất nhẻ tạo được ưu điểm cho các loại trang phục này.
Ngày nay vải tơ sống cũng đã được sản xuất ở nhiều nơi và trở thành một loại vải khá phổ biến được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày của con người.
3. Các loại vải organza
- Vải tơ sống từ sợi tổng hợp: Nguồn gốc chính của vải là lụa, nhưng để giảm được giá thành cũng như tăng được thị phần người dùng, vải đã được biến thể lại bằng các nguyên liệu nhân tạo như polyester hay nylon. Chất vải tuy gần giống nhau nhưng nếu so về độ thoáng mát thì chúng không bằng loại vải gốc.
- Vải organza spark: Là loại vải có bề mặt sáng hơn và bóng hơn vải thông thường. Nếu như soi chúng ngoài ánh sáng chúng ta sẽ thấy rõ điều này hơn.
- Vải organza Pha lê: Có tên gọi là pha lê vì chúng thực sự có độ bóng và độ sáng như những viên pha lê. Nếu so với vải spark thì chúng không lấp lánh bằng nhưng nhìn vào nó sẽ lung linh hơn. Chính vì vậy mới được đặt tên là organz sống pha lê.
- Vải organza ngọc trai: Bề mặt của vải có độ bóng và màu sắc tựa viên ngọc trai.
II. Quy trình sản xuất vải organza
Vải organza nếu được làm từ các chất liệu khác nhau thì người sản xuất phải chuẩn bị nguyên liệu đầu vào khác nhau. Nếu là vải lụa thì vải chuẩn bị sợi tơ tằm hay là polyester, nylon thì phải thực hiện quá trình hoá học để tạo các monomer. Vải organza mặc dù có nhiều chất liệu khác nhau tạo nên nhưng đều phải thực hiện bước xoắn hai sợi vải theo các hướng trái ngược nhau.
Sau khi đã xoắn sợi, các sợi vải sẽ tự động được liên kết với nhau. Những sợi vải này sẽ tiếp tục được chải và xử lý với axit nhằm tăng độ cứng cho vải. Đây là điểm đặc biệt trong quá trình sản xuất mà nó khác với các loại vải còn lại. Chính nhờ vào bước này mới có được vải tơ sống.
Bước cuối cùng đó là dệt vải, vải tơ sống thường được dệt bằng tay nhằm duy trì tính ổn định về chất lượng cho vải. Dệt bằng máy móc vẫn có thể được nhưng theo nhiều sự đánh giá cho rằng chúng ít đẹp cũng như chất lượng không sánh bằng hàng thủ công.
III. Ưu và nhược điểm vải organza
1. Ưu điểm
- Độ thoáng khí cao: Vải được dệt có mật độ các sợi vải thưa nên vải organza có độ thoáng khí khá cao. Giúp người mặc không bị bức bí hay bết dính vào người khi có nhiều mồ hôi. Đây là ưu điểm của vải để giúp những chiếc váy dạ tiệc dù cồng kềnh nhưng vẫn giúp cho người sử dụng không bị thời tiết nóng làm khó chịu.
- Trọng lượng nhẹ: Vải organza có trọng lượng rất nhẹ nên hay được dùng để may các loại trang phục phức tạp. Bên cạnh đó việc giặt ủi và vệ sinh cũng được dễ dàng hơn.
- Màu sắc phong phú: Vải có rất nhiều màu sắc, mỗi màu sắc được nhuộm lên vải không những tạo sự đa dạng mà chúng ta còn có thể thấy được sự ảo diệu của nó. Khác với những loại vải khác, vải tơ sống có màu nhuộm sẽ nhạt hơn bởi các sợi vải được dệt thưa hơn. Nhưng chính vì lý do này mà tấm vải trông sang trọng và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
- Ít nhăn: Thực tế thì loại vải này không nhăn, trừ khi chúng bị gấp hoặc bị miết quá mạnh thì mới tạo nếp. Bởi vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc làm thẳng vải.
- Giữ được phom dáng ban đầu: Vải sau khi qua một quá trình sử dụng và vệ sinh, chúng cũng không co lại hãy giãn ra. Điều này giúp cho trang phục luôn giữ được kích thước chuẩn đúng như kích thước may ban đầu.
2. Nhược điểm
- Khả năng giữ nhiệt thấp: Vải organza mỏng nên chỉ thích hợp dùng vào mùa hè. Mùa đông nếu sủa dụng loại vải này thì chắc chắn bann sẽ bị lạnh thấu xương.
- Vải mỏng: Vải rất mỏng nên khi may cần phải có lớp lót để người mặc không bị phản cảm với người đối diện.
- Dễ bị xước: Vải organza nếu chỉ cần va chạm nhẹ với những vật sắc nhọn sẽ dễ bị xước sợi vải và làm mất đi độ thẩm mỹ của sản phẩm. Đơn giản như móng tay của chúng ta có lỡ va chạm vào thì lập tức một sợi vải sẽ bị rút ra khỏi sự liên kết của nó.
- Khó để may: Thợ may chưa lành nghề rất khó trong khâu xử lý cắt và may với vải tơ sống. Chúng thường không theo ý muốn chủ quan của thợ may. Điều này khiến cho một sản phẩm được làm từ vải tơ sống chiếm rất nhiều thời gian.
IV. Ứng dụng vải organza trong cuộc sống
1. May váy cưới
Đây là một trong những ứng dụng phổ biến mà ở các nước Phương Tây vẫn thường hay sử dụng. Váy cưới có kết hợp vải organza giúp cho sản phẩm được lung linh và sang trọng hơn rất nhiều. Không những vậy chúng còn là lớp vải che đi khuyết điểm những phần còn hạn chế trên cơ thể giúp cô dâu được hoàn hảo hơn.
Tuy ngày nay xu hướng đơn giản hoá váy cưới đã được đưa vào cuộc sống rất nhiều, nhưng vải organza vẫn chiếm được tình cảm của các cặp đôi khi chúng làm cho chiếc vây cưới được hoành tráng và lấp lánh hơn.
2. May các loại trang phục
Ngoài váy cưới ra, vải organza còn được rất nhiều bạn nữ sử dụng để may áo sơ mi. Áo sơ mi khi may thường sẽ có thêm lớp vải lót bên trong nếu như bạn nào không thích để quá lộ phần cơ thể ra bên ngoài. Thông thường vải organza được các bạn nữ thích kiểu trang phục bánh bèo sử dụng nhiều hơn, vì chúng tạo được độ phồng cũng như tạo được các kiểu nơ dễ thương hơn.
Các kiểu váy được may từ vải organza cũng rất sang trọng và quyến rũ. Vải rất thích hợp để may các loại váy dạ tiệc bởi chúng có độ bắt sáng rất cao. Cũng như áo sơ mi, váy khi may cũng sẽ được các nhà thiết kế thêm phần vải lót vừa giúp định hình được dáng áo nhưng cũng giúp người sử dụng được tự tin hơn.
3. Những ứng dụng khác
Vải organza được rất nhiều gia đình ưa chuộng để máy các loại rèm cửa, may những chiếc khăn trang trí nội thất như khăn chụp đèn, khăn lót bình hoa…các loại rèm che phòng ngủ…
Không những vậy, vải còn được rất nhiều người yêu thích để trang trí các buổi tiệc đặc biệt là tiệc cưới. Vải organza không những giúp cho không gian buổi tiệc được sang trọng hơn mà nó còn giúp cho không khí được lãng mạn hơn.
Ngoài ra vải còn được sử dụng để thắt thành những chiếc nơ xinh đẹp và dễ thương. Những chiếc nơ này sẽ dùng để trang trí cho các món quà giúp các món quà không bị đơn điệu và trông đáng yêu hơn.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Organza
Để các sản phẩm được sử dụng lâu dài hơn, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:
- Không sử dụng chất tẩy mạnh: Mặc dù vải có độ bền cao nhưng khi dùng những chất tẩy quá mạnh sẽ làm cho sợi vải bị mất đi các tính chất ban đầu của nó. Có thể vải sẽ không được mềm và mịn như trước được nữa.
- Tránh các vật sắc nhọn: Như thông tin đã được chia sẽ ở trên, vải organza rất dễ bị xước dù chỉ tiếp xúc một ít với các vật sắc và nhọn. Bởi vậy để vải luôn được hoàn hảo, bạn cần phải sử dụng và bảo quản tốt hơn các loại vải khác.
- Giặt nhẹ tay: Đây là loại vải mà nhất tiết phải giặt bằng tay và không được chà xát quá mạnh làm bào mòn và hỏng hết áo quần.
- Nhiệt độ nước giặt: Nhiệt độ được khuyên dùng cho vải organza là nước lạnh. Nếu có thể thì chỉ nên sử dụng nước ấm khoảng 40 độ C thôi. Và nếu có điều kiện thì giặt khô sẽ giúp sợi vải được bền hơn.
- Sử dụng bàn là hơi nước: Vải tơ sống nên hạn chế làm thẳng, bởi thực tế chúng rất ít nhăn. Còn nếu bạn muốn là áo quần thì nên sử dụng bàn là hơi nước để giúp vải nhanh thẳng mà không cần tốn nhiều thời gian.
Vải organza có điểm khác so với các loại vải còn lại đó chính là luôn được dùng để làm lớp bao bọc bên ngoài giúp cho các loại trang phục không bị đơn điệu. Bạn cũng hãy thử sử dụng chất liệu organza này một lần đi nhé, sự mềm mại và quyến rũ mà chất liệu đem lại chắc chắn sẽ không làm bạn thất vong đâu. Chúc các bạn luôn vui vẻ và cảm ơn đã theo dõi chúng tôi.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Vải này có phải vải tơ gân không ạ?