Vải Chiffon là một trong những loại vải tinh tế, nhẹ nhàng, quyến rũ thích hợp với những cô gái có tính cách đằm thắm hay dịu dàng nữ tính. Vậy vải Chiffon được tạo ra như thế nào mà lại có những đặc tính khác lạ như vậy. Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu xem Vải Chiffon là gì nhé.
- Vải Tencel là gì? Ưu nhược điểm & ứng dụng của vải Tencel trong cuộc sống
- Vải Modal là gì? Đặc tính & ứng dụng của chất liệu vải Modal
I. Vải chiffon là gì?
- Tên vải: Chiffon
- Thành phần vải: Lụa, cotton, nylon, polyester hoặc rayon
- Độ thoáng của vải: Cao
- Khả năng hút ẩm: Vừa phải
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Vừa phải
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Pháp
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
- Thường được sử dụng trong: Quần áo dạ hội, váy ngủ, áo cánh, khăn quàng cổ, đồ lót, ruy băng, váy cưới.
1. Khái niệm
Vải Chiffon là một loại vải nhẹ, sang trọng được dệt trơn có nghĩa là một sợi ngang duy nhất xen kẽ trên và dưới một sợi dọc duy nhất. Chiffon có thể được tạo ra từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, cotton, nylon, polyester hoặc rayon.
Vải có độ bóng nhẹ, bề mặt hơi thô khi chạm vào. Ngoài ra vải có độ rủ và độ lung linh nhất định giúp cho vải trở nên sang trọng và quý phái hơn.
2. Nguồn gốc vải Chiffon
Pháp là quốc gia đầu tiên sản xuất vải Chiffon. Từ Chiffon cũng được xuất phát từ tiếng Pháp là Chiffe. Chiffe được chỉ chung cho những loại vải có độ bóng và mịn.
Vải Chiffon ban đầu được làm từ lụa, với chi phí và giá thành cao nên hạn chế người sử dụng. Lúc này vải chỉ giành cho những tầng lớp quý tộc và những người khá giả kinh tế, còn đối với người dân thường thì đây là một loại vải xa xỉ.
Đến đầu những thập kỷ của thế kỷ 19, Chiffon được sản xuất rộng rãi tại Hoa Kỳ. Tuy Pháp là quốc gia đầu tiên sản xuất vải Chiffon, nhưng Hoa Kỳ lại là nước đưa các công nghệ máy móc và các chất liệu tổng hợp vào Chiffon. Nhờ vậy mà loại vải Chiffon được làm từ nylon đã ra đời vào năm 1938.
Đến năm 1938, một loại Chiffon nữa cũng ra đời được làm từ Polyester. Đây là loại Chiffon được rất nhiều người sử dụng và tồn tại cho đến bây giờ nó được sử dụng để thay thế cho Chiffon hữu cơ. Nhưng nếu so với lụa thì nó không mềm mịn bằng.
Ngày nay, vải Chiffon đã dần được mọi người sử dụng nhiều hơn nhờ sự ra đời của những chất liệu tổng hợp. Đối với nhiều khách hàng thì vải Chiffon làm từ lụa vẫn là một mặt hàng xa xỉ, vì lý do này mà những chất liệu tổng hợp ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong việc sản xuất vải Chiffon, đặc biệt là polyester.
3. Các loại vải Chiffon
- Chiffon crepe: Khi nhắc đến Chiffon người ta nghĩ ngay đến crepe. Đây là một loại vải phổ biến nhất của Chiffon. Vải hơi nhăn, thô ráp khi sờ vào bề mặt vải. Ngoài ra vải có độ thoáng khá cao.
- Chiffon ngọc trai: Vì vải có độ bóng sáng như ngọc trai nên vải mới có tên là Chiffon ngọc trai hay Pearl Chiffon. Nhờ vào độ bóng này mà vải có sự khác biệt và nổi bật hơn những loại vải Chiffon khác.
- Jacquard Chiffon: Là loại vải Chiffon được dệt theo công nghệ Jacquard. Mặt vải hơi mờ đục, mỏng nhưng nặng hơn so với các loại Chiffon khác. Jacquard Chiffon được sử dụng nhiều để may khăn quàng cổ.
- Chameleon chiffon: Đây là loại vải có bề mặt bên ngoài đa sắc thái, nhiều màu sắc nên được ví như tắc kè hoa.
II. Quy trình sản xuất vải Chiffon
1. Nguyên liệu đầu vào
Vải Chiffon được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên để sản xuất được vải Chiffon trước hết phải chuẩn bị các loại nguyên liệu theo từng chất liệu.
Giả sử nếu vải được làm từ lụa thì phải thu hoạch kén tằm và lấy sợi tơ. Còn nếu là polyester thì tạo ra monomer bằng phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao.
Hay từ rayon thì phải tinh chế cellulose từ bột gỗ. Mỗi nguyên liệu đầu vào khác nhau thì sẽ có những quy trình hình thành khác nhau. Khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết như sợi tơ tằm, sợi polyester, sợi rayon hay sợi nylon thì chúng sẽ được đem đi dệt vải.
2. Thành phẩm
Mặc dù nguyên liệu khác nhau nhưng để dệt nên vải Chiffon thì sẽ có quy trình dệt vải giống nhau.
Vải Chiffon được dệt theo quy tắc sợi được dệt sẽ được xếp thành hình chữ s và chữ z đối lập nhau. Sau đó sẽ được dệt bằng khung cửi thủ công hoặc theo công nghệ Jacquard.
Vải Chiffon trơn, mỏng nên khá khó dệt nên đa phần được dệt thủ công để sản phẩm đạt đúng chuẩn. Hoặc nếu dệt bằng máy móc thì vải chỉ được dệt với tốc độ rất chậm làm tốn nhiều thời gian. Sau khi vải được dệt xong sẽ được đưa đến các xưởng may để hoàn thành các sản phẩm may mặc như mong muốn.
III. Ưu điểm và nhược điểm vải Chiffon
1. Ưu điểm
- Mềm mại: Vải Chiffon là một số trong những loại vải mang lại cảm giác mềm mại nhất. Khi sử dụng các loại sản phẩm Chiffon bạn sẽ thấy thực sự nhẹ nhàng và quyến rũ bởi sự mềm mại mà Chiffon mang lại rất đặc biệt.
- Thân thiện với làn da: Tuy bề mặt vải có hơi thô nhưng vải không hề gây khó chịu cho làm da của bạn. Hơn thế nữa, vải còn không gây dị ứng cho da cho nên bạn có thể an tâm để sử dụng trong một thời gian dài.
- Nhẹ: Một trong những ưu điểm đặc biệt của Chiffon đó là độ nhẹ của vải. Khi khoác Chiffon lên người bạn có cảm giác như không hề sử dụng nó bởi vải rất nhẹ giúp cho chúng ta thấy dễ chịu vô cùng.
- Đa dạng về hoạ tiết và màu sắc: Vải Chiffon được nhuộm màu khá kĩ và cách nhuộm màu cũng rất phong phú, đa dạng giúp cho người sử dụng được chọn lựa sản phẩm một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra độ đục hay mờ cũng làm cho vải trở nên khác biệt.
- Độ thẩm mỹ cao: Vải rất khó bị nhăn và còn có độ bóng nhẹ làm cho Chiffon trở nên đẹp hơn rất nhiều. Vải thực sự đem lại sức hút có chiều sâu cho chị em phụ nữ khi trưng diện các loại váy được may từ vải Chiffon.
2. Nhược điểm
- Vải mỏng: Vải khá mỏng nên khi sử dụng cần có lớp lót. Cho nên khi may các loại váy, thợ may thường bỏ nhiều lớp vải để tạo độ dày cho vải.
- Khó may: Vải trơn nên rất khó cho thợ may, đặc biệt là những người mới bắt đầu vào nghề.
- Khó vệ sinh: Vải rất khó để làm sạch, chính vì vậy để vải được dễ làm sạch cần phải ngâm trước khoảng vài giờ trước khi giặt.
IV. Ứng dụng vải Chiffon trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Tuy vải Chiffon là loại vải đẹp, nhẹ nhàng và quyến rũ nhưng vải chỉ được sử dụng để chủ yếu may các loại áo quần cho phụ nữ như váy liền, đồ ngủ, đồ bộ hàng ngày. Và ngoài ra vải cũng được dùng nhiều để may các loại áo sơ mi.
2. May phụ kiện
Với sự nhẹ nhàng và mềm mại mà Chiffon mang lại, vải được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí các buổi tiệc như thôi nôi, đám cưới, khai trương… Vải Chiffon thích hợp làm những phong màn treo để làm nền hay dùng để thắt những chiếc nơ xinh xắn giúp bữa tiệc được thêm lạ mắt và đặc biệt hơn.
Vải Chiffon còn được dùng nhiều để may những chiếc khăn quàng cổ nhằm tạo thêm điểm nhấn cho bộ trang phục. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để tạo thành những chiếc khăn trang trí nội thất như để lót bình hoa hay khăn trải bàn. Nhiều bạn nữ có cá tính dịu dàng còn thích điệu đà với những chiếc ruy băng hay những chiếc nơ cài đầu.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Chiffon
- Nhiệt độ giặt: Với vải Chiffon nhiệt độ nước giặt được khuyên dùng là nước lạnh. Nước nóng sẽ làm cho sợi vải bị mất đi những đặc tính vốn có của nó.
- Không dùng chất tẩy: Vải Chiffon rất mỏng nên tuyệt đối không được dùng chất tẩy. Màu sắc sẽ bị phai và dễ làm cho vải bị mất đi độ bóng.
- Sử dụng baking soda: Nếu vải có bị bám chất bẩn quá lớn, thay vì dùng thuốc tẩy bạn nên sử dụng baking soda để làm sạch vết bẩn này hoặc cũng thể dùng dấm chua.
- Tránh ánh nắng mặt trời: Khi phơi vải hay bảo quản, không nên cho vải tiếp xúc với ánh nắng. Ánh nắng chiếu vào làm cho vải Chiffon bị khô cứng hơn.
- Giặt nhẹ tay: Vải rất mỏng nên khi giặt không chà xát mạnh hay dùng bàn chải để làm sạch. Chỉ nên vò nhẹ nhàng nếu như bạn muốn bảo toàn tuổi thọ cho các sản phẩm.
- Tránh các vật sắc nhọn: Vải nếu có bị va trúng các vật nhọn sẽ rất dễ bị xước và nó sẽ làm mất đi độ thầm mũ của vải.
- Để khô tự nhiên: Vải Chiffon nên được phơi trong không khí mát mẻ để vải được khô tự nhiên. Hạn chế không dùng máy sấy đặc biệt là sấy ở nhiệt độ cao.
- Dùng bàn là hơi nước: Để làm thẳng vải, cách tốt nhất là dùng bàn là hơi nước để tránh làm cháy vải và giúp cho vải được thẳng nhanh hơn.
Vải Chiffon tuy được ứng dụng khá ít trong cuộc sống nhưng bù lại hiệu quả mà nó mang lại thì không thể nào phủ nhận được. Vì vậy để sở hữu được những bộ trang phục bắt mắt hay quyến rũ nhất bạn đừng ngần ngại chọn chất liệu Chiffon nhé. Chúc các bạn luôn xinh đẹp và hẹn hặp lại trong những bài viết sau.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm: