Mũ nón là vật dụng không thể thiếu của con người trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chiếc mũ được tạo nên từ một loại vải nhất định, nhưng cũng có thể được may từ nhiều loại vải khác nhau. Vậy hiện nay những loại vải may mũ nón nào được sử dụng phổ biến nhất? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo bài viết dưới đây.
- Top 7 loại vải may lều cắm trại phổ biến trên thị trường
- Trang phục truyền thống của 11 nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. Các loại mũ nón được sử dụng hiện nay
Mũ nón là tên gọi chung cho một vật dụng, được dùng để đội trên đầu, che mưa, che nắng hoặc được dùng như một item thời trang trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù hiện tại mọi người sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng các loại mũ nón vẫn thường xuyên được sản xuất, với đa dạng kiểu dáng khác nhau.
Tùy thuộc vào từng công dụng cũng như mục đích sử dụng, mà mũ nón được phân thành nhiều loại khác nhau:
1. Mũ lưỡi trai
Mũ lưỡi trai là một loại phụ kiện luôn được các bạn trẻ tìm mua và sở hữu. Mũ chỉ có phần lưỡi ở phía trước để che nắng. Phần vải đội đầu được may sâu, phía sau có thêm chốt cài nên việc đội mũ lưỡi trai rất chắc chắn và dễ vừa với mọi loại đầu.
Mũ lưỡi trai có thể dùng được cho cả nam và nữ, vì vậy đây là loại phụ kiện có thể nói được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mũ lưỡi trai xuất phát từ loại phụ kiện của môn bóng chày. Vì đây là môn thể thao chơi ngoài trời, nên cần sử dụng một loại mũ giúp che nắng. Cũng vì tính chất của trò chơi, nên mũ lưỡi trai mới được thiết kế phần lưỡi trai rộng, nhô cao và ôm phía sau đầu.
Ban đầu, mũ lưỡi trai chỉ được sản xuất để sử dụng cho môn bóng chày, tuy nhiên vì item được nhiều bạn trẻ yêu thích, nên chúng dần trở thành một loại phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của mọi người, giúp tạo nên sự cá tính và phong cách riêng biệt cho người sử dụng.
2. Mũ Snapback
Mũ Snapback cũng có thiết kế tương tự như mũ lưỡi trai, tuy nhiên phần lưỡi phía trước phẳng và rộng hơn. Mũ Snapback phía sau có khóa bằng nhựa, khóa này sẽ giúp chúng ta có thể điều chỉnh được kích thước, giúp thích hợp với mọi loại đầu.
Mũ Snapback dễ phối đồ, thích hợp với những bạn trẻ hơn, là một loại phụ kiện không thể thiếu khi xây dựng phong cách thời trang New School. Snapback được thiết kế đa dạng, có thể đơn sắc, đa sắc, thêu chữ, họa tiết, tán đinh… phù hợp với hầu hết nhu cầu sử dụng của con người.
3. Mũ bucket (mũ xô)
Mũ bucket là loại mũ có vành tròn, ngắn. Là loại mũ mà người Việt hay gọi là mũ tai bèo. Mũ bucket có thể nói là một item không thể thiếu khi muốn tạo nên một outfit và phong cách khác biệt. Không chỉ có nữ giới, các bạn nam cũng luôn tìm kiếm chiếc mũ này, với những họa tiết và thiết kế độc đáo.
Ban đầu, đây chỉ là chiếc mũ được ngư dân sử dụng khi làm việc, tuy nhiên những năm về sau khi bucket được sản xuất đa dạng hơn, chúng dần trở thành một loại phụ kiện được yêu thích của giới nghệ sỹ. Các bạn trẻ cũng từ đó mà sử dụng bucket nhiều hơn.
4. Mũ len
Mũ len là loại mũ được mọi người sử dụng vào mùa đông, giúp tránh gió và giữ ấm cho cơ thể. Mũ len không có vành như các loại mũ khác. Mũ được tạo ra che kín phần đầu, phần tai, và đôi khi có thể che kín được phần mặt. Mũ được làm bằng máy móc hoặc có thể tự đan thủ công.
5. Mũ Beret
Mũ Beret có nhiều tên gọi khác nhau như mũ bê-rê, mũ nồi… là loại mũ có chóp đỉnh cạn, dẹt. Mũ Beret xuất hiện đầu tiên vào những năm 1200, tại Pháp. Những người chăn cừu sử dụng loại mũ này khi đi làm, vì vậy ban đầu Beret chủ yếu được làm từ lông cừu, có màu trắng vàng tự nhiên.
Ở Châu Âu, Beret là loại mũ được sử dụng trong quân đội. Vì chúng có khả năng giữ ấm, giúp người lính có thể chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt nơi xứ lạnh. Không những thế, mũ Beret còn được xem là biểu tượng kháng chiến của nước Pháp, trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Hiện tại, mũ Beret được sử dụng nhiều ở các nước Phương Tây hơn, thích hợp cho cả giới trẻ và người lớn tuổi. Phụ kiện này rất thích hợp cho những ai muốn phối phong cách thời trang theo xu hướng cổ điển và lịch thiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng mũ Beret, hầu như trang phục trên cơ thể đều phải Ton sur Ton.
6. Mũ Fedora
Mũ Fedora là một kiểu mũ có vành tròn như tài bèo, nhưng có độ cứng và phom dáng luôn cố định. Đỉnh mũ hơi lõm, với thiết kế này nên người dùng có thể dễ dàng cầm nắm. Mũ được sản xuất vào năm 1891, phù hợp với xu hướng thời trang cổ điển.
Khi đội lên đầu, mũ Fedora sẽ che đi một phần khuôn mặt, nên giúp tránh được ánh nắng mặt trời hiệu quả. Vì tính chất và cấu tạo của mũ, nên Fedora đa phần được làm bằng vải cotton hoặc vải nỉ.
7. Mũ Baker Boy
Mũ Baker Boy hay còn được gọi là mũ Newsboy. Baker Boy có lưỡi ngắn và phẳng hơn mũ lưỡi trai thông thường. Đây là một loại phụ kiện xuyên suốt, gắn liền với sự phát triển của thời trang, vì vậy chúng được tạo ra với nhiều loại vải và thiết kế khác nhau.
Mũ Baker Boy được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng, từ những chú bé bán báo, người bán hàng rong, nghệ sỹ biểu diễn hay cả những người trong giới quý tộc đều thích loại phụ kiện độc đáo này.
8. Mũ Panama
Mũ Panama hay còn được gọi là mũ cói, được dùng nhiều khi đi du lịch hay đi biển. Tiền thân của Panama là một loại mũ rơm truyền thống của Ecuador. Panama có màu sắc tươi sáng, mềm mại, vành rộng giúp che nắng hiệu quả.
Không chỉ giúp bảo vệ phần đầu, Panama còn là chiếc mũ giúp chị em trở nên điệu đà hơn, quyễn rũ hơn với những chiếc váy maxi dài thon thả, tạo nên một outfit khác lạ, đặc biệt.
9. Nón lá
Nón lá là biểu tượng của đất nước Việt Nam, không chỉ giúp che mưa, che nắng, mà nón lá còn là loại phụ kiện không thể thiếu của người nông dân Việt. Thời tiết khắc nghiệt của đất nước đã giúp người xưa chế tạo ra được chiếc nón. Hình ảnh chiếc nón lá được tìm thấy sớm nhất chính là được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm TCN.
Nón lá khác với những loại mũ khác, không sử dụng vải để may, mà nón lá được đan từ những nguyên liệu tự nhiên như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá dứa, lá du quy diệp. Chỉ có phần dây đeo mới sử dụng vải để may.
Nón lá có hình chóp, vành rộng, được đan cố định. Vì vậy, nếu nón lá thay đổi hình dáng, chứng tỏ một điều rằng chúng bị tác động lực mạnh và sẽ hư hỏng nếu không biết cách chỉnh sửa.
Tất cả những loại mũ trên có thể được làm từ một loại chất liệu, tuy nhiên vì tính chất hữu ích của vật dụng, mà mỗi chiếc mũ được tạo ra từ nhiều loại vải khác nhau. Vậy những chiếc mũ trên được làm từ các loại vải nào?
II. Các loại vải phổ biến trong sản xuất mũ nón
1. Vải Kate
Vải Kate là loại vải may mũ lưỡi trai được yêu thích, vì chất liệu bền, chắc chắn và được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau, nên vải Kate được sử dụng nhiều để may mũ nón. Vải Kate có nhiều phiên bản khác nhau như: Vải Kate Silk, Vải kate Mỹ, Vải kate Polin, Vải kate Ford. Vải Kate là loại vải may mũ không bị nhăn, dày dặn và có tính thẩm mỹ cao.
Vải Kate là loại vải may mũ rất được ưa chuộng hiện nay, vì vải kate được dệt từ hai thành phần chính là cotton và polyester. Hai loại sợi này bù trừ ưu và nhược điểm cho nhau, giúp những chiếc mũ phát huy được công dụng tuyệt vời của nó. Vải Kate được sử dụng để may những loại mũ như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ bucket
2. Vải Kaki
Vải Kaki là loại vải may mũ nón đẹp và chắc chắn. Chất liệu không nhăn, giữ phom dáng tốt. Không những vậy, vải Kaki còn là chất liệu có độ co giãn vừa phải, giúp người dùng luôn có cảm giác thoải mái và dễ chịu. Vải Kaki khi thay đổi tỷ lệ thành phần sợi, thì chất liệu được phân loại thành nhiều phiên bản khác nhau:
- Vải Kaki 65/35: Là loại vải may mũ có chứa 65% sợi polyester và 35% sợi cotton. Chất liệu dễ ịn ấn, có màu sắc đẹp, bền, nhưng bề mặt vải không thoáng mát bằng Kaki có chứa 100% cotton.
- Vải Kaki 100% cotton: Vải Kaki 100% cotton có độ thoáng khí tuyệt đối, nên là loại vải may mũ được rất nhiều người ưa chuộng. Chất liệu thích hợp để may mũ sử dụng vào những ngày hè oi ả, nắng nóng.
- Vải Kaki cotton nhung: Chất liệu cũng được dệt từ sợi cotton, nhưng bề mặt của vải sau khi trải qua công đoạn cào, đã có độ mịn như nhung. Đối với những người không có kinh nghiệm, việc nhầm lẫn giữa hai chất liệu này là điều không thể tránh khỏi.
- Vải Kaki Samsung: Hay còn được gọi là vải Kaki Hàn Quốc, là loại vải may mũ đẹp, cao cấp. So với những loại vải Kaki khác, thì Kaki Samsung có mức giá cao nhất.
- Vải Kaki Việt Nam: Vải Kaki Việt Nam được lựa chọn là loại vải may mũ nón đồng phục. Vì chất liệu có giá cả phải chăng, sản xuất phổ biến, dễ sử dụng.
Vải Kaki thường được dùng để may những loại mũ như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ Bucket
- Mũ Beret
- Mũ Baker Boy
3. Vải giả da
Vải giả da hay còn được gọi là vải Simili, là loại vải may mũ nón đẹp, và đẳng cấp. Những bạn thích cá tính, thì đây chính là loại vải nên được cân nhắc. Bản chất của Simili là nhựa PVC, bên dưới là một lớp vải mỏng được may từ chất liệu polyester, nhựa PVC sẽ được phủ ở bên ngoài.
Vải giả da có nhiều ưu điểm tối ưu, điển hình đó chính là khả năng kháng nước. Lớp nhựa PVC cản nước tốt, nên thích hợp sử dụng vào mùa mưa. Tuy nhiên, vải giả da có bộ sưu tập màu sắc khá khiêm tốn, đơn thuần chỉ có màu đen và màu nâu da. Vải giả da có thể được sử dụng để làm vải may những loại mũ như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ bucket
- Mũ Beret
- Mũ Baker Boy
4. Vải Cotton
Có thể nói vải Cotton là một loại vải may mũ được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất vào mùa hè. Với khả năng hút ẩm và độ thoáng khí cao, vải cotton giúp người sử dụng luôn có cảm giác thoải mái và dễ chịu. Chất liệu rất được yêu thích khi được dùng làm vải may mũ đồng phục, vì bề mặt vải luôn mềm mại và an toàn cho người sử dụng, đặc biệt đối với trẻ em.
Vải cotton có giá thành cao hơn so với những loại vải khác, dễ bị ố vàng nếu như không vệ sinh cẩn thận. Sau một thời gian sử dụng, chúng ta sẽ thấy mũ thay đổi về kích thước và dễ bị nhăn. Vậy nên, mặc dù vải cotton an toàn, nhưng sẽ có một số hạn chế nhất định, khi sử dụng chúng ta nên chú ý và khắc phục chúng. Vải cotton có thể được dùng để may các loại mũ như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ bucket
- Mũ Beret
- Mũ Baker Boy
5. Vải Denim
Vải Denim cũng là loại vải may mũ xuất phát từ sợi cotton, tuy nhiên vì cách dệt khác nhau, nên vải Denim chắc chắn và dày dặn hơn. So với những loại vải may mũ khác, vải Denim có độ bền tối ưu, màu sắc tươi sáng, và dễ sử dụng.
Vải Denim khó bám bụi bẩn, nên mọi người có thể tiết kiệm được nhiều thời gian vệ sinh. Không những vậy, chất liệu khó phai màu, nên bảo đảm cho mũ nón luôn được trông như mới. Vải denim có thể may thành những chiếc mũ có màu sắc độc đáo, phong cách và không bao giờ bị lỗi thời. Chúng ta có thể thấy một số loại mũ được may từ vải denim như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ bucket
- Mũ Beret
- Mũ Baker Boy
- Mũ Fedora
6. Vải dù
Vải dù là một trong những loại vai may mũ chống thấm. Chất liệu được dệt kết hợp giữa nhiều loại sợi với nhau, điển hình như cotton, polyester, nylon hoặc tơ nhân tạo. Mỗi loại sợi sẽ phát huy được công dụng của chúng. Tuy nhiên, vì sợi nhân tạo chiếm tỷ lệ lớn nên các loại mũ được may từ vải dù ít thấm nước, được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng vào mùa mưa.
Hiện nay, có 3 loại vải dù được dùng để may mũ lưỡi trai bao gồm: Vải dù 210T, vải dù 420T, vải dù 650T.
Vải dù có thể được dùng để may các loại mũ như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ bucket
- Mũ Beret
7. Vải len
Vải len là tên gọi được sử dụng chung cho vải Acrylic và len tự nhiên. Trong đó, Acrylic là vải len tổng hợp, len tự nhiên là những loại len được dệt từ bộ lông của các con thú như cừu, dê… Vải len có khả năng giữ ấm tốt, nên được chọn là loại vải may mũ sử dụng cho mùa đông.
Như vậy, vải len chỉ được sử dụng để may mũ len. Tuy nhiên, mũ len cũng có nhiều loại mũ được sản xuất có hình dạng tương tự như những loại mũ khác như mũ len lưỡi trai, mũ len lưỡi Snapback, mũ len Beret…
Vải len nhân tạo tuy bề mặt chất liệu không mềm mại như len tự nhiên, nhưng chúng sẽ có giả cả thấp và dễ sử dụng. Len tự nhiên cần phải có cách bảo quản và vệ sinh đúng, mục đích giúp cho mũ len luôn bền, đẹp và có bề mặt mềm mại. Có rất nhiều loại mũ len tự nhiên có giả cả đắt đỏ, và nằm trong danh sách những chiếc mũ được các tín đồ thời trang săn đón.
Mũ len tuy đẹp, nhưng vệ sinh rất khó khăn. Khả năng hút nước của chất liệu nhanh và nhiều, khiến cho sản phẩm có trọng lượng lớn hơn, nên gây khó khăn cho người sử dụng. Không những vậy, nếu không biết cách gìn giữ, mũ len sẽ thay đổi lớn về kích thước.
8. Vải nỉ
Vải nỉ là một loại vải tổng hợp được tạo ra bằng cách nén các sợi vải lại với nhau trong điều kiện nhiệt độ, áp suất và độ ẩm thích hợp nhằm tạo ra được một tấm vải lớn hơn. Hay nói cách khác chất liệu là vải không dệt, được tạo ra bằng cách nung nóng chảy các sợi nhân tạo.
Vải nỉ khi được dùng làm vải may mũ có khá nhiều ưu điểm như khả năng giữ nhiệt tốt, ít thấm nước, độ bền cao, không nhăn, sử dụng được cả hai mặt và có màu sắc phong phú. Chất liệu tạo nên những chiếc mũ có phom dáng chuẩn. Vải nỉ được sử dụng chủ yếu để may các loại mũ như:
- Mũ lưỡi trai
- Mũ Snapback
- Mũ bucket
- Mũ Beret
- Mũ Baker Boy
- Mũ Fedora
9. Nguyên liệu thô tự nhiên
Ngoài những loại vải may mũ được dệt trực tiếp, chúng ta còn thấy một số loại nguyên liệu thô khác được dùng để làm mũ. Mũ Panama hay nón lá chính là những loại mũ sử dụng những nguyên liệu thô này. Mũ Panama được làm từ cỏ, rơm lúa mì, bè tre hoặc dây thừng màu nâu, savanna, cỏ, cỏ hướng dương, vỏ cây xanh, vỏ cây hướng dương màu trắng, vỏ cây, cỏ rỗng, cỏ rơm.
Nón lá được làm thủ công từ thân tre và lá cọ. Những người có kỹ năng điêu luyện mới có thể tạo ra được chiếc nón đẹp, đều và nhanh. Mặc dù được làm thủ công, nhưng vì nguyên liệu làm nón có giá cả phải chăng, nên nón lá dễ mua và dễ sử dụng.
Xem thêm:
- Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay
- Sợi tái chế là gì? Xu hướng & các loại vải sợi tái chế hiện nay
- Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử
Vải may mũ hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên không hẳn chất liệu nào cũng thích hợp với mọi loại mũ trên thị trường. Mỗi chất liệu sẽ đem đến một nét đẹp riêng, giúp những chiếc mũ trở nên độc đáo và khác biệt. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều kiến thức mới mẻ, cũng như hiểu rõ hơn về những loại vải may mũ phổ biến hiện tại.
Có thể bạn quan tâm:
Cảm ơn bài viết vì giờ đây tôi đã biết được những loại vải phổ biến để may mũ nón. Rất hữu ích!
Vải nào thích hợp để may mũ nón cho mùa hè?
Bài viết rất hay và chi tiết, tôi đã tìm hiểu thêm về những loại vải để có thể lựa chọn được cho phù hợp với nhu cầu may mũ nón! Cảm ơn rất nhiều!
Vải Kaki 65/35 rất phổ biến cho các loại mũ và nón. Độ bền cao và cách nhiệt tốt
Vải nào có độ bền cao để may mũ nón cho các hoạt động ngoài trời?
Các loại vải trong bài viết rất hữu ích, đặc biệt là loại vải cotton cho mũ bucket. Tôi rất thích một chiếc mũ bucket bằng cotton ấm áp cho thời tiết giá rét.
Mình thường xuyên sử dụng vải denim cho mũ bucket của mình. Nó rất bền và đẹp, đặc biệt là khi mặc cùng với áo denim. Cảm ơn bài viết này đã chia sẻ thông tin hữu ích
Tôi thích vải Kaki 65/35 vì sự cứng cáp của nó, nó làm cho mũ và nón trông rất hiện đại và sành điệu
Cảm ơn bài viết rất chi tiết và hữu ích! Nếu ai muốn may mũ nón thì không thể bỏ qua những loại vải này!
Có thể dùng loại vải quần áo thô để may mũ nón không?